Bài của cô Phú Ngẫn phố cổ. Anh em ngày Tết đọc tham khảo cho vuôi thuôi, đừng vuôi quá và đừng đá gạch. Riêng tôi, Mai Trắng (Mơ) hay Mai Vàng đều đẹp và đáng đòng tiền bát gạo. Cô Ngẫn chém gì thì tôi cũng mặc cmn kệ. Hehehe.
Một số anh em khố rách hoặc trọc phú ở Đông Lào, thi thoảng Tết đến lại ngâm nga một câu đối, được cho là của Cao Bá Quát tiên sinh viết về hoa mai, đó là “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, rồi ra vẻ gật gù, tâm tư, sâu lắng, dù chắc cũng chả hiểu anh Quát viết cái đéo gì và trong bối cảnh nào. Nhưng trước khi nói sâu hơn về ý nghĩa của hoa mai, và tại sao Cao Bá Quát lại cúi đầu trước hoa mai, thì ta phải xác định xem, hoa mai là hoa đéo gì đã?
Một số anh em khố rách hoặc trọc phú ở Đông Lào, thi thoảng Tết đến lại ngâm nga một câu đối, được cho là của Cao Bá Quát tiên sinh viết về hoa mai, đó là “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, rồi ra vẻ gật gù, tâm tư, sâu lắng, dù chắc cũng chả hiểu anh Quát viết cái đéo gì và trong bối cảnh nào. Nhưng trước khi nói sâu hơn về ý nghĩa của hoa mai, và tại sao Cao Bá Quát lại cúi đầu trước hoa mai, thì ta phải xác định xem, hoa mai là hoa đéo gì đã?
Ghi chép lột tả một cách chuẩn xác nhất cả nội hàm lẫn ngoại diên, cả hình dáng lẫn tính chất, tập tính sinh học của cây mai, có thể tìm thấy trong bài thơ Mai Hoa đỉnh cao của Vương An Thạch, tể tướng Bắc Tống lừng danh đồng thời là một trong Đường Tống Bát Đại Gia, thơ của ngài rằng:
Tường giác sổ chi mai,
Lăng hàn độc tự khai.
Dao tri bất thị TUYẾT,
Vị hữu ám hương lai.
Tạm dịch ra Đông Lào bạch thoại là:
Cành mai nở góc tường,
Kệ gió rét mưa sương.
Nhìn biết đéo phải TUYẾT,
Vì thoang thoảng mùi hương.
Một điều rất hiển nhiên mà bất kỳ ai cũng có thể rút ra từ bài thơ, đó là MÀU của hoa mai: trắng như tuyết. Và nó chỉ có duy nhất màu này, mà thôi. Mai thường được gắn với hình ảnh của TUYẾT vì nó nở giữa mùa đông, trong tiếng Việt, nó còn được biết đến với tên gọi là cây MƠ.
Mai, chính là mơ, thế thôi, ô mai là quả mơ đen (mơ muối). Dù đây là kiến thức rất cơ bản, nhưng không phải ai cũng biết, đất Kẻ Mơ ở Hanoi bao gồm Bạch Mai, Tương Mai, Hoàng Mai và Mai Động, vốn là thái ấp của Trần Khát Chân, khi xưa là rừng mơ vậy. Thăng Long thời trung đại rất lạnh, vào mùa đông Hồ Gươm vẫn đóng băng, nên rất nhiều đào, mơ, mận và thậm chí là cả táo đỏ của đất Yên Triệu, vẫn được người dân trồng làm hàng rào.
Vì Mai (Mơ), là cây ôn - hàn đới, nên nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường có khí hậu 4 mùa, tức đặc tính của nó giống với cây đào. Người xưa kính trọng nó, vì vào mùa đông gió rét tuyết rơi, khi tất cả các cây khác xơ xác hoặc chết hết, thì đó lại chính là lúc cây Mai bắt đầu nở hoa. Mai đựợc gọi là Nghênh Xuân Đệ Nhất Chi, tức là cành cây đầu tiên đón xuân trong trời đất, thế nên cùng với đào, nó được dùng để cắm để đón Tết, đánh dấu sự chuyển giao của 2 tiết khí, trong văn hoá, mai tượng trưng cho mùa xuân (Mai Lan Cúc Trúc tương ứng với 4 mùa).
Mai Đào (và cả Mận) cũng đều là những loài cây có thể mọc cao, có hoa rất sai, và có cánh hoa rất mỏng, điều này tạo nên một vẻ đẹp nữa, đó là vẻ đẹp khi hoa rụng, thậm chí còn vượt qua cả vẻ đẹp của hoa nở. Người Nhật có lễ hội Hanami (Hoa Kiến), tức là lễ hội uống diệu ngắm hoa đào rụng vậy. Vẻ đẹp của rừng mai đào khi hoa bắt đầu đồng loạt rụng cánh, thì mọi ngôn từ đều bất lực không thể tả được.
Ấy thế mà ở đâu đó, có một tộc người nào đó, cứ khi Tết đến là lôi ra một cái cây hoa vàng vàng màu cứt, cao tới đầu gối cả chậu, cánh hoa thì dày như miếng bóng bì và xaolon đó là cây mai, dù thực tế nó là một loài cây nhiệt đới và không thể sống quá 3 ngày rét Nàng Bân, chứ đừng nói nở hoa sau 3 tháng đông sương muối. Về mặt phân loại sinh học, cái thứ cây hoa vàng vàng này thuộc loài Ochna integerrima, còn cây Mai (Mơ) thuộc loài Prunus mume, dù hoa của chúng có nét hơi giông - giống, nhưng hoàn toàn đéo liên quan gì tới nhau cả, nó như con chuột với con dơi vậy. Ấy thế mà chúng nó cũng mang ra xaolon với nhau, rồi viết thư pháp chữ Cuốc Ngữ treo kèm đèn nhấp nháy, mặc áo dài Chiêm Huế chụp ảnh đăng phây rồi tự nhận là hồn - cốt văn hoá của dân tộc. Thật khiến người hiểu chuyện phải đau - xót.
Quả là:
Mai là chỉ cây mơ hoa trắng,
Nở xuyên đông, tới nắng xuân sang.
Cái cây hoa sắc vàng vàng,
Là cây cứt nát chả liên quan lon.
Một bài viết như thế này mà Trelang cũng đăng lên được thì cũng chịu. Chỉ biết nói mỗi một câu " Người viết và cho đăng bài này thuộc loại vô văn hóa".
Trả lờiXóa