Cuteo@
Câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ vào ngày 2/2 đang được bàn luận nhiều trên mạng xã hội và được BBC News Tiếng Việt đưa lên để xiên sỏ. (Ảnh bên chỉ để minh họa).
BBC viết: "Phóng viên Vũ Khuyên (Kênh truyền hình VOV). Tôi có một câu hỏi dành cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ [Mai Tiến Dũng] như sau:
Báo chí có quy định phát ngôn của báo chí, nếu chúng tôi nói sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Vậy nếu người đứng đầu các cơ quan đơn vị không thực hiện được lời hứa của mình thì có chịu trách nhiệm gì không hay chỉ hứa suông, hứa cho vui mồm và phải chịu trách nhiệm trước ai? Tôi lấy ví dụ cụ thể như tại cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của Hà Nội, người đứng đầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Chu Ngọc Anh có nói rằng: “Tôi hứa với các đồng chí nếu Hà Nội mà "bung", mà "toang" thì tôi chịu trách nhiệm. Tôi hứa với các đồng chí tôi chịu trách nhiệm mà chẳng hứa thì tôi cũng chịu trách nhiệm”. Vậy nếu Hà Nội mà "bung", mà "toang" thật thì Chủ tịch Chu Ngọc Anh phải chịu trách nhiệm như thế nào, có bị kỷ luật không?".
Câu trả lời của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo là: "Chủ tịch Hà Nội đã hứa rất rõ ràng: Nếu "toang" thì anh ấy sẽ chịu trách nhiệm. Cần phải xem Hà Nội có "toang" hay không thì mới tính xem xử lý như thế nào".
Thực ra không đợi BBC đưa lên thì mạng xã hội đã được các nhà báo tận tâm đưa lên để một lần nữa giễu cợt anh Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh. Họ mặt dày nịnh nọt rằng, "đấy nhà báo là phải hỏi sắc sảo như thế", và rằng, với cương vị Chủ tịch một thành phố lớn, là chính khách thì phát ngôn phải chuẩn chỉ....
Đọc comment của một số anh "cò còm", tôi không nhịn được cười.
Nói trắng ra, chị Pv hỏi câu đó giống như ngửa mặt lên trời để nhổ nước bọt. Qua câu hỏi đó, người ta biết trình độ làm báo của chị đến đâu và đương nhiên người ta sẽ đánh giá được trình độ cũng như thái độ chính trị của những anh nâng bi cho chị này.
Đọc comment của một số anh "cò còm", tôi không nhịn được cười.
Nói trắng ra, chị Pv hỏi câu đó giống như ngửa mặt lên trời để nhổ nước bọt. Qua câu hỏi đó, người ta biết trình độ làm báo của chị đến đâu và đương nhiên người ta sẽ đánh giá được trình độ cũng như thái độ chính trị của những anh nâng bi cho chị này.
Chị Pv đã sai khi so sánh giữa một bên là "Nói sai", tức báo chí "Thông tin sai" hay "Đăng tải thông tin sai sự thật" với "Lời hứa" của một lãnh đạo để hỏi rằng, anh Chu Ngọc Anh có chịu trách nhiệm hay không nếu Hà Nội "Bung", "Toang".
Việc thông tin đến người đọc nó khác xa với một lời hứa về bản chất. Thông tin sẽ liên quan đến chuyện "đúng" hoặc "sai", nhưng hứa sẽ chỉ liên quan đến chuyện "có làm được hay không". Một bên liên quan chặt chẽ tới các quy định của pháp luật, bên còn lại liên quan đến danh dự, uy tín của một cá nhân.
Việc thông tin đến người đọc nó khác xa với một lời hứa về bản chất. Thông tin sẽ liên quan đến chuyện "đúng" hoặc "sai", nhưng hứa sẽ chỉ liên quan đến chuyện "có làm được hay không". Một bên liên quan chặt chẽ tới các quy định của pháp luật, bên còn lại liên quan đến danh dự, uy tín của một cá nhân.
Nhà báo thông tin sai đương nhiên sẽ bị xử lý, nhẹ thì hành chính, nặng thì hình sự, tùy thuộc vào hậu quả của nó cũng như lỗi của người thông tin là cố tình hay vô tình. Ví dụ, nhà báo thông tin sai về Covid-19 đương nhiên bị kỷ luật ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Lãnh đạo hứa mà không làm được thì chắc chắn sẽ chỉ bị xã hội chê cười vì hứa mà không làm được. Đơn giản là "Hứa" không thuộc phạm trù sai hay đúng. Ví dụ, lãnh đạo hứa "tôi sẽ bảo đảm không để trường hợp nào lây nhiễm covis-19 trong thành phố", nhưng thực tế vẫn có ca lây nhiễm thì báo chí, dư luận sẽ chỉ chê cười anh ta. Không ai đi xử lý hình sự vì hứa mà không làm được. Tuy nhiên, hứa liều, nhiều lần hứa mà không làm được thì nó chứng tỏ anh ta không đủ tư cách là một chính khách và sẽ bị mất uy tín. Trong trường hợp này, anh ta sẽ có khả năng bị thay thay thế. Nói trắng ra là mất chức.
Trở lại vấn đề, chị PV sẽ được đánh giá tốt nếu chị đặt câu hỏi so sánh giữa phát ngôn của người này với phát ngôn của người khác: "Báo chí có quy định phát ngôn của báo chí, nếu chúng tôi nói sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Vậy nếu người đứng đầu các cơ quan đơn vị nói sai thì có chịu trách nhiệm gì không hay chỉ nói cho vui mồm và nếu phải chịu trách nhiệm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước ai"?
Thế nhỉ?
Cô phóng viên này không thuộc bản chất sự việc và không hiểu ngữ pháp Việt Nam!; cụ thể : Thông tin là cái đã xảy ra, hoặc giả đang xảy ra sự việc, ví như nói : Bố tối nay vừa/đang ăn cơm ở nhà (đã xảy ra/đang xảy ra), nhưng có người hỏi con là bố tối nay ăn cơm ở nhà không, nhưng con lại nói bố tối nay không ăn cơm ở nhà - đó là thông tin sai. Còn bố đang ở ngoài nhưng mẹ và con muốn bố về ăn cơm tối và bố 'Hứa': tối bố về ăn cơm cùng mẹ con- nhưng do công việc bận quá (hoặc vì một lý do bất khả kháng nào đó) mà bố không về được thì bố chỉ thất hứa. Trở lại vấn đề cô nhà báo so sánh giữa báo chí phát ngôn/đưa tin sai với lời hứa sai (nếu có) của Chủ tịch Hà Nội trong dập dịch covitd thì có chịu trách nhiệm trước ai không?; Hai sự việc này hoàn toàn khác nhau như bài viết trên đây của Cuteo@ đã chỉ ra, ở đây Mỗ chỉ muốn nói rằng cái cô nhà báo kia thuộc loại mọt sách, chỉ biết hỏi mà không biết so sánh theo bản chất sự việc (hay là việc cô ta biết nhưng cố tình hỏi đểu thế thôi) và cũng nói rằng nếu anh Chủ tịch Hà Nội đã phát hiện ca nhiễm trong một khu vực nào đó mà không chỉ đạo quyết liệt dẫn đến lây lan trên diện rộng thì vị Chủ tịch TP sẽ phải chịu trách nhiệm trước lời hứa của mình, còn nếu có các ổ dịch phát sinh do người dân vượt biên trái phép vào nội địa gây ra, hay người dân Hà Nội đi tỉnh thành khác mà không khai báo để xảy ra những ca lây nhiễm mà chính quyền không biết thì chỉ có Trời chịu trách nhiệm chứ Chủ tịch nào lo cho xuể trên 8 triệu dân của mình và gần 1 triệu dân ngoại tỉnh đang sinh sống hàng ngày tại Hà Nội đây?.
Trả lờiXóa