Điện thoại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm nay có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.
Trong 2 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện ước tính đạt 9,3 tỉ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá 21,2%, trong đó ngành sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%. Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại đạt 95.400 tỉ đồng, tăng 55,7%. Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này chủ yếu vẫn là EU, Mỹ và Trung Quốc. Riêng điện thoại và linh kiện từ Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt gần 2,5 tỉ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện cũng dẫn đầu trong 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỉ USD của Việt Nam. Đứng sau đó là nhóm sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện; dệt may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giầy dép; gỗ và sản phẩm gỗ.
Tổng cục Thống kê nhận định, trong thời gian gần đây, đặc biệt do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hiện nay Samsung là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất của Việt Nam. Doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung giảm mạnh trong năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, trong đó có ngành điện tử. Dù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.
Kim ngạch xuất khẩu (XK) điện thoại và linh kiện (ĐVT: Tỉ USD)
Minh Ngọc
Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng, khả quan cho nền công nghệ thông tin Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong tình hình năm qua phải đối phó với đại dịch toàn cầu nhưng chúng ta vẫn làm rất tốt quá trình phát triển công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Việt Nam.
Trả lờiXóaTuyệt vời, đó mới chỉ là một trong những quả ngọt đầu tiên trong sản xuất ngành công nghiệp ứng dụng KHCN ở Việt Nam. Chúng ta đã cho cả thế giới thấy rằng, VN một đất nước nhỏ bé-rũ bùn đứng dậy sáng lòa, ghi dấu trên trường quốc tế rất nhiều ấn tượng. Hy vọng rằng chúng ta sẽ gặt hái được nhiều hơn nữa, không chỉ là ở Cn sản xuất điện thoại mà còn là ô to và các thiết bị, linh kiện khác. Chúc mừng đất nước chúng ta
Trả lờiXóaDù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.
Trả lờiXóa