Chia sẻ

Tre Làng

Nội dung xấu trên Youtube: Đầu độc con trẻ, hậu quả khôn lường

TP - Lùm xùm quanh chuyện chủ kênh Youtube Thơ Nguyễn đăng clip có nội dung bùa ngải, truyền bá mê tín dị đoan, một lần nữa dấy lên lời cảnh tỉnh trước nội dung xấu, độc tràn lan trên mạng.

Nội dung phản cảm trên kênh Youtube Thơ Nguyễn

Tràn ngập nội dung độc hại

Chủ kênh Youtube Thơ Nguyễn vừa đăng clip xin lỗi và giải thích câu chuyện xung quanh búp bê Kuma Mập, tuy nhiên chỉ người đại diện đứng ra xin lỗi vì lí do chủ kênh “bị suy sụp”. Trước đó ngày 25, 27/2, Thơ Nguyễn đăng clip trên Tik Tok về búp bê “xin vía học giỏi” cho các bạn nhỏ. Ngay sau đó, cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay vì cho rằng nội dung độc hại và gây liên tưởng Kumathong (búp bê “bùa ngải” của Thái Lan).

Theo giải thích từ người đại diện kênh Youtube Thơ Nguyễn, hiểu lầm nêu trên do thời lượng Tik Tok chỉ giới hạn 60 giây nên không truyền đạt đầy đủ thông điệp “muốn học giỏi phải tự nỗ lực chứ chẳng thể xin ai, cũng chẳng có phép màu, siêu nhiên nào cả”. Thế nhưng cách gọi con búp bê là Kuma Mập dễ gây hiểu nhầm, hơn nữa hành vi cho búp bê uống coca để xin vía cũng phản cảm.

Đây không phải lần đầu Thơ Nguyễn bị phản ứng. Cả nghìn clip chủ yếu dành cho trẻ em trên kênh cá nhân, người này từng bị la ó vì clip làm bồn tắm thạch Gelli Baf khổng lồ. Hoặc loạt thí nghiệm, thử thách dù có cảnh báo không nên học theo, nhưng vẫn gây lo ngại như bỏ đá khô vào chai kín gây nổ, đun bia và nước ngọt trên bếp.

Nhiều trò nghịch dại khác được lan truyền trên mạng xã hộiHiện tượng các kênh youtube dành cho trẻ em nhưng lại đăng tải video phản cảm, không phù hợp là khá phổ biến. Năm ngoái một kênh đưa nội dung vô bổ và thiếu trách nhiệm như “Làm giả bột giặt từ sữa”, “Ăn xà bông, uống sữa tắm”… Youtuber hướng dẫn làm giả xà bông từ socola và sữa để ăn trước mặt bạn mình rồi lừa bạn ăn xà bông thật. Chủ kênh lí luận video dành hướng dẫn trẻ từ 13 tuổi trở lên, tuy nhiên nhiều phụ huynh lo ngại trẻ nhỏ hơn vô tình xem và học theo.

Có đủ trò nghịch dại khác mà các youtuber nghĩ ra để câu khách. Chẳng hạn youtuber Nguyễn Thành Nam từng đăng clip thả gần 100 con dao từ trên cao xuống dưới khiến người xem rợn tóc gáy. Những trò độc, quái dị khác như thử dùng móc áo treo cổ, thử thách thắt cổ mà vẫn thở... nằm trong muôn vàn nội dung xấu, độc khác trên mạng xã hội.

Cần biện pháp mạnh

Những kênh Youtube hướng tới giới trẻ, đặc biệt là trẻ em có lượng đăng ký rất lớn, ví như kênh Thơ Nguyễn có tới hơn 8,7 triệu người đăng ký. “Lợi ích kinh tế là một yếu tố quan trọng chi phối hành vi sản xuất thông tin trên mạng xã hội. Chính việc cổ vũ các nội dung không phù hợp qua lượt share, view, like, tạo điều kiện cho các chủ trang kiếm nhiều tiền, khiến nở rộ xu hướng tạo ra các nội dung không lành mạnh nhưng lại kích thích sự tò mò. Không chỉ Thơ Nguyễn mà rất nhiều trang tương tự chính là biểu hiện của việc chạy theo lợi ích kinh tế để tạo ra các nội dung phản cảm”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia phân tích.

“Hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nó để lại di chứng lâu dài về tinh thần, chẳng hạn chứng nghiện điện thoại, nghiện trò chơi điện tử hay nghiện mạng xã hội”.TS Đặng Vũ Cảnh LinhNhìn về hiện tượng này, TS Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển cho rằng, sự phát triển của mạng xã hội tạo cơ hội cho các nhà truyền thông tự phát. Không gian mạng như cái chợ hỗn loạn, đòi hỏi người tiếp nhận phải có nhận thức chân chính, có trình độ và bộ lọc tốt. Tuy nhiên trẻ em, trẻ vị thành niên có tâm lý tò mò hiếu động dễ theo trào lưu - là lứa tuổi có nguy cơ cao tiếp nhận thông tin mà chưa có nhận thức đúng đắn. Các em dễ bị tác động, học theo và có những suy nghĩ lệch lạc.

Không còn là nguy cơ nữa, chúng ta thấy hậu quả nhãn tiền do những nội dung xấu độc trên Youtube gây ra thời gian qua. Đầu năm ngoái, một học sinh cuối cấp 2 ở Hải Dương bị đa chấn thương sau khi tự chế thuốc nổ do học theo video trên Youtube. Cuối năm 2020, một bé 5 tuổi tử vong do học theo trò thắt cổ trên mạng. Trò nghịch dại này còn khiến một bé 7 tuổi khác hút chết, may mắn được gia đình phát hiện.

“Hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nó để lại di chứng lâu dài về tinh thần, chẳng hạn chứng nghiện điện thoại, nghiện trò chơi điện tử hay nghiện mạng xã hội”, TS Đặng Vũ Cảnh Linh cảnh báo. Ông đề xuất đến lúc cần nghiêm túc đưa ra chế tài mạnh dưới góc độ pháp luật để quản lý nội dung trên không gian mạng. Để ngăn chặn những nội dung xấu, độc này, ông Cảnh Linh nhắc đến giải pháp ngăn chặn từ gốc rễ. Điều này có nghĩa chính các chủ kênh mạng xã hội cần có cam kết về nội dung để nâng cao trách nhiệm với xã hội. Đồng thời, các nhà truyền thông mạng cũng cần được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng để hướng tới sản xuất video lành mạnh. 

Đại diện Cục Phát thanh -Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 11/3 cho biết, Cục phối hợp Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công an) để mời chủ kênh Thơ Nguyễn lên làm việc. Theo đại diện Cục, chủ kênh Thơ Nguyễn có dấu hiệu truyền bá mê tín dị đoan (tuyên truyền bùa ngải, búp bê Kumathong). Trong trường hợp xác định được vi phạm, chủ kênh sẽ bị xử phạt theo quy định.

NGUYÊN KHÁNH

12 nhận xét:

  1. Chính việc cổ vũ các nội dung không phù hợp qua lượt share, view, like, tạo điều kiện cho các chủ trang kiếm nhiều tiền, khiến nở rộ xu hướng tạo ra các nội dung không lành mạnh nhưng lại kích thích sự tò mò. Không chỉ Thơ Nguyễn mà rất nhiều trang tương tự chính là biểu hiện của việc chạy theo lợi ích kinh tế để tạo ra các nội dung phản cảm”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia phân tích.

    Trả lờiXóa
  2. Để ngăn chặn những nội dung xấu, độc này, ông Cảnh Linh nhắc đến giải pháp ngăn chặn từ gốc rễ. Điều này có nghĩa chính các chủ kênh mạng xã hội cần có cam kết về nội dung để nâng cao trách nhiệm với xã hội. Đồng thời, các nhà truyền thông mạng cũng cần được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng để hướng tới sản xuất video lành mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho một kênh youtube dành cho trẻ em nhưng lại chứa nội dung độc hại mà thôi. Cha mẹ cũng khó mà kiểm soát được vì không ai canh con em mình 24/24 khi chúng sử dụng máy tính được, kể cả youtube kid cũng không thể lọc một cách sạch sẽ các nội dung, nói chung là rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  4. Cha mẹ có thể tiến hành một số thao tác như lắp camera trong phòng có lắp đặt thiết bị máy tính hay thường xuyên kiểm tra lịch sử, nếu như phát hiện những nội dung nguy hiểm đối với trẻ nhỏ thì có thể báo cáo, chặn kênh đó. Bởi vì nếu như đổ lỗi và muốn yêu cầu kiểm duyệt thì cũng chẳng biết đến bao giờ nên cứ tự động bảo vệ con em chúng ta trước thôi ạ

    Trả lờiXóa
  5. Thực sự là mong chờ đến ngày con mẹ Thơ Nguyễn này bị xử lý lắm rồi ấy. Nhiều lúc thấy bọn trẻ ở nhà phát cuồng vì bà này nên mình cũng tò mò ngồi cạnh xem thì chao ôi cách cư xử thì như kiểu người không bình thường, nội dung cho trẻ nhỏ mà toàn hướng dẫn làm cái gì ấy. Rồi đến giờ lại còn tuyên truyền cái mê tín dị đoan này cho bọn trẻ nữa thực sự không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  6. Kiếm tiền qua fb, youtube, tiktok đã trở thành một trào lưu, một công việc ăn nên làm ra với nhiều người mà họ có sự sáng tạo và đầu tư về nội dung, thu hút người xem. Tuy nhiên, với một số người không đủ sáng tạo ra nội dung độc lạ thu hút người xem thì họ lại đi theo con đường như: phát ngôn gây sốc, thí nhiệm táo bạo.. mà đa phần lại thu hút người xem là trẻ em vì tính tò mò ở lứa tuổi các em, thực trạng này thực sự đáng báo động

    Trả lờiXóa
  7. Trẻ em xem theo thôi thì không nói, tiếc là các em ấy còn bắt chước theo cơ. Không biết bọn làm youtube này sử dụng kỹ xảo hay hiệu ứng gì nhưng các em ấy chỉ biết nắm bắt những nội dung mà tận mắt các em ấy nhìn thấy. Đã có rất nhiều câu chuyện đáng buồn xảy ra rồi, ví dụ như một em bé đã thắt cổ tử tự vì xem youtube bọn nó chỉ cách thắt cổ mà không chết đấy ạ

    Trả lờiXóa
  8. Trách nhiệm kiểm soát của Bộ thông tin và truyền thông, các sở thông tin trực thuộc ubnd tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là rất quan trọng đối với các nội dụng đăng tải lên mạng xã hội, thao tác kiểm duyệt cần được siết chặt hơn. Các công ty như Facebook, tiktok.. đặt tại Việt Nam cũng nên có yêu cầu trách nhiệm về việc này

    Trả lờiXóa
  9. Giờ cái gì cũng lên google youtube gõ 1 2 từ khóa là ra hết, như vậy nghe có vẻ tiện nhưng thực chất lại rất nguy hiểm. Đối với người lớn thì còn có nhận thức chọn lọc thông tin còn trẻ em quá nhỏ để làm như thế. Yêu cầu xử phạt thật nặng thậm chí là khóa kênh của những người như Thơ Nguyễn để cảnh cáo tới những người làm nội dung giải trí khác !

    Trả lờiXóa
  10. Youtobe là một kênh mạng xã hội được nhiều người theo dõi, quan tâm, youtober cũng mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc ai muốn đăng gì thì đăng mà thơ Nguyễn là một điển hình. Với những đối tượng như Thơ Nguyễn thì cần tẩy chay, lên án gay gắt để trừng phạt và răn đe các đối tượng khác

    Trả lờiXóa
  11. Tôi thấy các ông lớn fb google bắt buộc phải có trụ sở ở vn qua đó sàng lọc nội dung tốt hơn cũng như phải đóng thuế đầy đủ tại nơi cung cấp dịch vụ. Những nội dung xấu, giải trí nhảm nhí luôn lên top cho thấy phần nào thực tế xã hội hiện nay !

    Trả lờiXóa
  12. Thông tin về các khiếu nại, đại diện Youtube cho biết do sai sót của thuật toán dẫn đến lỗ hổng, những video không phù hợp có cơ hội trà trộn vào danh sách xem của trẻ.
    Josh Golin, giám đốc điều hành chiến dịch vì trẻ em cho hay thuật toán không thể thay thế sự can thiệp của con người. Vì vậy, khi muốn tạo ra môi trường Youtube an toàn cho trẻ, phụ huynh và người thân cần vào cuộc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog