Ngày 10/03 và 11/03, Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã có hai dòng viết trên Twitter có nhắc đến Việt Nam là một trong bốn quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn các động thái lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar của Liên Hợp Quốc. Ba quốc gia còn lại là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những cường quốc cả.
Dòng trạng thái này đã “dắt mũi” hàng ngàn người dân Myanmar, phá hoại tình cảm ngoại giao giữa Myanmar và Việt Nam, khiến nhiều người dân Myanmar nhìn về Việt Nam như là một “kẻ phản diện”. Từ một quốc gia ủng hộ nền hòa bình, đối thoại,… thông qua lời của Phil Robertson thì trở thành một quốc gia độc tài, thiếu tự do, dân chủ, không quan tâm đến luật pháp quốc tế.
Một người dân Myanmar đã trích dẫn lại dòng viết: “Nga, Trung Quốc, Việt Nam đều là những quốc gia độc tài, lạc hậu. Theo báo cáo của HRW và Freedom House, họ đều đứng chót bảng các quốc gia tự do nhân quyền trên thế giới. Việt Nam là quốc gia lạc hậu và thiếu tự do nhất Đông Nam Á. Cám ơn Phil Robertson đã nói ra sự thực, chúng ta cần phải đấu tranh cho cả người Việt Nam nữa, kéo họ ra khỏi chính quyền độc tài cộng sản”.
Tài khoản Soi Bang: “Việt Nam ơi, Đảng cộng sản Việt Nam đã thiết lập chế độ độc tài ở Việt Nam, không có bầu cử nên tôi bất lực và thậm chí không có quyền lựa chọn bầu cử. Tôi rất xin lỗi. Nhưng tôi ủng hộ những người Myanmar”. Một tài khoản Twitter từ Philippines cũng cho biết: “ASEAN xấu hổ vì các bạn. Hãy ủng hộ Myanmar, chúng tôi sẽ ủng hộ các bạn Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức và độc tài của chính quyền cộng sản. Đừng sợ, hãy tiến lên”.
Thực tế, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đều lên án bạo lực đang diễn ra tại Myanmar, yêu cầu bảo vệ tính mạng cho dân thường Myanmar và đối thoại tìm giải pháp hòa bình. Theo thông tin được biết, Nga, Trung Quốc, Việt Nam bày tỏ quan điểm không đồng tình việc gọi tình hình hiện tại ở Myanmar là “một cuộc đảo chính”, điều này khiến cho Liên Hợp Quốc chỉ ra các tuyên bố lên án chứ khó áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào phía quân đội Myanmar. Hơn nữa, Nga và Trung Quốc yêu cầu Liên Hợp Quốc ngừng việc can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác thông qua các hoạt động quân sự, vì điều này trái với với mục đích Liên Hợp Quốc được thành lập và sẽ chấm dứt mọi nỗ lực đối thoại và ngoại giao và Việt Nam được cho là ủng hộ Nga và Trung Quốc về quan điểm này.
Ngày 12/03, Civil Disobedience Movement – tạm dịch là Phong trào bất tuân dân sự viết: “Chúng tôi muốn kết quả của cuộc bầu cử và sự lựa chọn của người dân được tôn trọng. Nhưng thay vì đối thoại, quân đội đang sử dụng súng ống để khủng bố và giết hại người dân”, cùng với việc tag tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và báo Vietnamnews. Phần lớn những tài khoản trích dẫn lại dòng viết trên, đều mong muốn rằng Việt Nam hãy về phía người biểu tình và lên án quân đội Myanmar. Tài khoản Myo Thiri viết rằng: “Tôi không cần người Việt Nam lên tiếng, hãy mặc kệ để Liên Hợp Quốc đưa quân vào Myanmar đi, các bạn lên tiếng làm gì, chúng tôi không cần điều đó. Người dân Việt Nam không dám đấu tranh cho chế độ độc tài thì hãy để chúng tôi đấu tranh. Chính Việt Nam đã giật dây khiến ASEAN thờ ơ với vụ việc ở Myanmar. Tại sao một quốc gia độc tài, thiếu dân chủ lại xứng đáng được tồn tại như vậy”.
Trước đó, Milk Tea Alliance Burma – tạm dịch là Phong trào Liên minh Trà Sữa Miến Điện có sự tham gia của cư dân mạng 6 quốc gia, vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Myanmar, Hong Kong đã không ít lần lên án trực tiếp hoặc gián tiếp Việt Nam vì đã không ủng hộ người biểu tình Myanmar, không tham gia vào liên minh trên. Trước đó, Phong trào Liên minh Trà Sữa Miến Điện từng rất muốn “kết nạp” cư dân mạng Việt Nam thông qua tuyên bố sẽ đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam… Nhưng chẳng có cư dân mạng Việt Nam nào tham gia hay đáp lại, ngoại trừ “Việt Tân”.
Cách đây mấy chục năm, Việt Nam bị gần như cả thế giới lên án vì đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Đến giờ, người ta thừa nhận là thảm họa diệt chủng đó là thật, nhưng lại từ chối nói Việt Nam là quốc gia chấm dứt nạn diệt chủng đó.
Với kinh nghiệm lịch sử, Việt Nam hiểu rằng mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài sẽ không đem lại một nền độc lập, tự do, dân chủ bền vững. Ngoài ra, nếu có một lực lượng quân sự tham gia vào, thì mọi nỗ lực ngoại giao và đàm phán sẽ vô giá trị, sẽ có hàng trăm ngàn người thương vong… Bài học từ các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, Trung Mỹ đã rất rõ ràng rồi. Đấu tranh đúng cách, không phải bằng việc kêu gọi “bẻ sim”, đập phá đường dây cáp quang, phá hoại cơ sở vật chất của doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Myanmar… Cũng chẳng đến từ việc tràn lên mạng xã hội, xúc phạm một quốc gia khác chỉ vì quốc gia đó muốn tuân theo luật pháp quốc tế.
Tifosi/Cánh cò
* Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả
Đúng vậy, một màu khá xám xịt cho Myanmar khi mà anh em dân chủ quậy tưng bừng khói lửa, làm ảnh hưởng đến nền chính trị một quốc gia, phá tưng bừng không còn một thứ gì nữa. Và một quốc gia ổn định như Việt Nam thì rất có nhiều có thế lực thù địch phản động dòm ngó để lôi kéo vào mà chống phá. rất buồn vì điều đó, hãy đề cao cảnh giác đừng để bi đánh lừa
Trả lờiXóaChúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch
XóaChỉ khổ người dân Myanmar, vừa tự mình đập chân mình, tự mình đập nồi cơm của mình vì nghe lũ phản động Quốc tế như thằng Phil Robertson của cái Tổ chức HRW chết tiệt xui dại nên sẽ có một kết cục đau khổ mãi thôi, Đất nước xinh đẹp Myanmar sẽ tụt hậu sau cả Lào!; rồi cơm không có mà ăn chỉ được ăn cái bánh vẽ dân chủ của lũ cuội. Dân Việt Nam chúng Ông thừa năng lực, thừa kinh nghiệm và thừa bản lĩnh để không kẻ nào lôi kéo vào cái sự Ngu để bọn cá mập quốc tế kiếm ăn trên xương máu Dân tộc Việt được đâu lũ khốn à!.
Trả lờiXóaMyanmar là bài học đắt giá cho sự bất ổn chính trị. Qua đó chúng ta càng nhận thấy được giá trị lo lớn của một nền chính trị hòa bình, ổn định, tuyệt đối không được dẫm lên vết xe đổ của đất nước khác
Trả lờiXóaViệt Nam không bao giờ ủng hộ bạo lực và cũng không can thiệp vào việc nội bộ nước khác. Mấy bài viết của vài tờ báo "dân chủ" đều nhằm hướng dư luận chỉ trích vào Việt Nam, âm mưu thực hiện "cách mạng màu". Dù thế nào cũng phải cảnh giác.
Trả lờiXóaTôi là tôi không ưa mấy tên của Tổ chức nhân quyền này từ khi họ nói năm 2020 là năm "khủng hoảng" về nhân quyền ở VN. Tôi không thể hiểu nổi con mắt nào của họ nhìn thấy điều đó khi VN đã phát huy rất tốt nền dân chủ trong một năm đầy biến động vừa qua mà rất nhiều quốc gia khác phải công nhận. Giờ lại đến chuyện họ khua bút vớ vẩn cố tình chia rẽ mối quan hệ hữu nghị giữa Vn và Myanmar càng quá đáng hơn. Làm ơn đừng lôi VN vào những chuyện vớ vẩn mang nặng tính xuyên tạc này nữa
Trả lờiXóaChính họ đang tự tay hủy hoại Myanmar chứ đừng đổ lỗi cho ai cả, và dĩ nhiên đừng lôi Việt Nam vào vở bi kịch của myanmar, bởi ở việt nam mọi thứ đều tốt nhá, đừng có mà áp đặt và lấy cớ dân chủ nhân quyền ở đây để can thiệp
Trả lờiXóathôi cứ để cho mấy anh hùng mạng của Mi an ma chửi bới và bữa cho sướng bởi vì vài bữa nữa là chúng chết mẹ nó hết rồi giống như Xy ri, Ly bi vậy.
Trả lờiXóaDân Myanmar tự chọn thể chế chính trị cho mình và phải tự chịu trách nhiệm trước sự chọn lựa của mình.Hãy tự mình giải quyết công việc của chính mình,đừng trông chờ nhờ vả ai cả,càng không nên lôi kéo,đổ vạ cho nước nọ nước kia. Tự do của các bạn thì phải do chính các bạn dành lấy, chứ cứ cầu xin, quỳ lạy nước khác vào can thiệp thì chẳng khác nào rước voi về giày mả tổ
Trả lờiXóaViệt Nam cần sự ổn định, hòa bình và phát triển chứ không muốn can thiệp vào nội bộ của người khác rồi lại bị mang tiếng. Thôi Thoi cái trò đấy đi bài học Campuchia còn đó. Vở kịch đấy Việt Nam biết thừa, chắc chắn là sẽ chẳng thay đổi được gì Việt Nam. Các ông rận chủ dừng lại ngay, trước khi mọi điều dần tồi tệ hơn. Bài học Myanma đấy, dân chủ vào như thế đấy.
Trả lờiXóaĐơn giản là Việt Nam không muốn vi phạm luật quốc tế hay còn gọi là nguyên tắc hợp tác quốc tế không can thiệp vào nội bộ của nhau. Chính bản thân họ không tự giải phóng được mình thì sao bắt người khác phải vì họ mà đổ máu. Đất nước nào cũng cần sự ổn định phát triển, Việt Nam có hành động thì cũng không bao giờ là nước đầu tiên.
Trả lờiXóaBọn chúng cứ kêu gào Việt Nam độc tài nhưng người dân Việt Nam thì đang được sự bình yên, ổn định dưới sự "độc tài" đấy Người Myanmar nên dừng cái trò đi cầu xin rồi trách móc nước khác đi. Chuyện nội bộ nước mình thì phải tự giải quyết Người Myanmar nên nho Chuyện nội bộ nước mình thì phải tự giải quyết
Trả lờiXóa