Chia sẻ

Tre Làng

Lời khuyên của một bác sỹ: Đừng tin những gì quảng cáo....

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc mọi ngừơi dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và phồn vinh !

Sưu tầm: tâm sự nghề Y

12 nhận xét:

  1. Suy cho cùng thì quảng cáo chính là một phương thức quảng bá hình ảnh, nhằm mục đích đẩy doanh thu sản phẩm do vậy quảng cáo không phải là tất cả. Chúng ta nên lắng nghe cơ thể mình và tìm gặp bác sĩ có uy tín để biết bản thân cần gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng quảng cáo láo thì lại là hại người bác nhỉ? Chúng nó thì kiếm được tiền nhưng người dân thì phát khổ phát sở với chúng nó ấy ạ. Nhất là các cụ các ông bà ở quê, hiểu biết kém mà lại cả tin, cứ nghĩ được lên ti vi, lên truyền hình hay mạng xã hội thì tốt rồi mua rồi thành ra tiền mất tật mang

      Xóa
    2. Người giàu nhất là người có sức khỏe tốt nhất

      Xóa
  2. Lợi ích của internet truyền thông là có thể kết nối được nhiều người, giúp cho các nhà sản xuất, phân phối dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên mặt trái của nó lại là độ xác thực không hề cao. Vì thế chữa bệnh qua internet chỉ là biện pháp tạm thời, muốn khỏi bệnh thì phải đến gặp và nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Hiểu rõ bệnh của mình thì mới chữa được.

    Trả lờiXóa
  3. Những bài thuốc dân gian, những bài thuốc cổ truyền hay những loại thuốc tây không rõ nguồn gốc đang được bày bán tràn lan trên mạng xã hội, thậm chí chữa bệnh bằng tâm linh nhưng lại thu hút được một bộ phận đáng kể người bệnh. Điều này vừa khiến cho người bệnh không những không chữa được bệnh tình mà còn khiến bệnh trở nên dai dẳng, khó điều trị và tốn kém nặng nề về chi phí.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thuốc dân gian thì nói thật có nhiều cái đúng đấy bác ạ. Chỉ có cái là giờ chúng nó tự sáng tác ra mấy bài thuốc với mẹo vớ vẩn rồi gán cho cái câu: đấy là kinh nghiệm xa xưa mà chính các cụ cũng đéo hiểu cái mẹo vớ vẩn đấy nó từ đâu ra =))

      Xóa
  4. Bài báo này lên rất kịp thời. Vừa đúng thời điểm mà dạo này trên các trang mạng, kênh tin tức đang ồ ạt quảng cáo các bài viết có nội dung như dạng: Nhà tôi ba đời chữa... Ai mắc bệnh gọi tôi chưa khỏi luôn. Có rất nhiều người bị lừa vì những nội dung đó rồi, hi vọng chúng ta cảnh giác đừng tin những lời quảng cáo có cánh đó

    Trả lờiXóa
  5. Đến bác sĩ cũng phải đến những tuyến bệnh viện uy tín, thế thì bác sĩ cũng mới uy tín. Chứ cứ lên mạng, google ra địa chỉ khám uy tín thì xin thưa, giờ chỉ cần có tiền là mua được để đẩy các bài quảng cáo lên đầu trang tìm kiếm, rồi chỉ cần có tiền là mua được đánh giá, được lời khen thôi nên đừng tin trên mạng

    Trả lờiXóa
  6. Cái gì cũng có 2 mặt, nên làm ơn mọi người hãy tỉnh táo trước khi làm một thứ gì đó. Đừng có mà tự lên mạng search ra mấy cái bài thuốc linh tinh rồi làm thế, cẩn thận lại hại chính bản thân mình đấy. Cứ ra bênh viện lớn có bác sĩ đàng hoàng thì mất gì đâu, lại còn được chăm sóc tận tình nữa

    Trả lờiXóa
  7. Phải ngăn không cho mấy phụ huynh xem mấy cái thứ quảng cáo nhà tôi ba đời ấy không các cụ lại được cái cả tin rồi thành ra lại tin mấy cái mà bọn bán hàng chúng nó nói hay trên mạng. Chính mấy cái quảng cáo rồi dăm ba lời khuyên vớ vẩn trên mạng mà nhiều người tự chữa bệnh ở nhà rồi bệnh còn thêm bệnh đó ạ

    Trả lờiXóa
  8. Mạng xã hội đưa mọi thứ đến người dùng dễ dàng hơn thì nó cũng là cái tiện đối với những người bán hàng. Ai bán hàng có tâm thì không nói. nhưng gặp phải người bán hàng không có tâm thì thực sự qua là hại luôn ạ. Biết bao nhiêu người phát khổ sở vì bệnh cứ ngày càng nặng vì những cái phương thuốc trên mạng xã hội rồi

    Trả lờiXóa
  9. Quảng cáo thì giúp người bán bán được hàng, nhưng lại bòn rút túi tiền người dân. Mà sản phẩm tốt thì không nói, nhưng nếu sản phầm nó kém chất lượng thì đúng là quá là khổ sở cho chính người dân mua phải sản phẩm đó, rồi chưa kể tiền mất tật mang, bệnh đã nặng lại càng thêm nặng do không kịp thời cứu chữa

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog