Nguồn chính thống: Báo Nhân Dân
Ngày 17-1, PGS TS Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, đã công bố kết quả nghiên cứu về một số vấn đề liên quan tới sự kiện đánh chiếm dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
Ông Hồng cho biết trong mũi tiến công thọc sâu bằng sức mạnh tổng hợp của Quân đoàn 2 (gồm lữ đoàn xe tăng 203, trung đoàn bộ binh 66 và các lực lượng phối hợp) vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, đại đội bốn xe tăng thuộc lữ đoàn 203 là đơn vị tiến công, đột nhập vào dinh Độc Lập đầu tiên và Bùi Quang Thận (Đại đội trưởng Đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn xe tăng 203) là người thực hiện việc kéo cờ giải phóng trên nóc dinh. Cùng lúc đó, một số cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 do trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy tiến vào dinh Độc Lập, lên tầng hai bắt tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ở phòng họp và áp giải hai ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.
Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của ông Dương Văn Minh, kết quả nghiên cứu cho biết tại đài phát thanh, trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng. Văn bản đang được soạn thảo thì trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của trung tá Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng. Riêng lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh do trung tá Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh.
Sở dĩ có việc công bố này là do thời gian qua, trong các hồi ức, lời kể của các nhân chứng quan trọng (đều là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam) về sự kiện này có nhiều điểm không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Để làm rõ việc này, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và thủ trưởng Tổng cục Chính trị đã chỉ thị cho Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức điều tra, nghiên cứu làm rõ những chi tiết còn chưa thống nhất để có cơ sở kết luận chính xác những vấn đề liên quan đến sự kiện dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
lúc đầu là trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ cùng các chiến sĩ trung đoàn 66 soạn thảo, sau thì trung tá Bùi Văn Tùng đến tiếp tục tiến hành công tác soạn thảo, chi tiết này nếu như ai không biết thì cũng rất dễ gây hiểu lầm. Giả sử có người chỉ ở lúc trung đoàn phó PXT chỉ huy soạn thảo văn bản thì đương nhiên người đó sẽ cho rằng ông PXT mới là người soạn cái văn bản ấy, còn người khác đến vào lúc Trung tá BVT đang chỉ huy công tác soạn thảo thì lại nghĩ ông BVT mới chính là người soạn thảo. Đấy, thế mới phải nhìn nhận toàn diện, không thì dễ gây tranh cãi lắm
Trả lờiXóaPhải tìm ra sự thật về người soạn thảo tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh để công bố cho dư luận biết
Xóa