Việc bất tuân hiệu lệnh, yêu cầu kiểm tra hay chống đối lực lượng thực thi công vụ bằng những chiêu trò "cù nhầy" của người tham gia giao thông vẫn đang nhức nhối trên các cung đường. Mặc dù cơ quan quản lý đã nghiêm khắc xử lý, nhưng tình hình chưa được cải thiện, thậm chí đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
Một điều mà ít người nghĩ tới đã khiến cho thái độ khinh nhờn pháp luật lây lan như dịch bệnh, đó chính là hiệu ứng tiêu cực từ những đoạn clip ghi hình cảnh chống đối CSGT đang tràn ngập trên không gian mạng.
Đủ trò chống đối
Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh một tài xế lái siêu xe Ferrari bị lực lượng chức năng còng tay. Sự việc xảy ra khoảng 22h55 ngày 9-5, khi tổ công tác 363 do Đại úy Hoàng Thành Luân (Phó Trưởng trạm CSGT Đa Phước) làm tổ trưởng tiến hành tuần tra kiểm soát giao thông (TTKSGT) trên đường Dương Bá Trạc (quận 8, TP Hồ Chí Minh), phát hiện chiếc xe ô tô Ferrari (BKS 51F-819.40) đang lưu thông không có gắn biển số phía trước, nên ra hiệu dừng phương tiện để kiểm tra.
Sau khi thông báo lỗi vi phạm, tổ công tác yêu cầu tài xế P.L.D. (sinh năm 1988, ngụ quận Bình Thạnh) xuất trình giấy tờ nhưng anh ta không chấp hành mà còn chửi bới, lăng mạ các cán bộ. Trước tình hình này, tổ công tác đã khống chế D, lập biên bản vi phạm hành chính với các lỗi: "điều khiển xe không gắn đủ biển số", "không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ" (theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
Sau khi bị khống chế, tài xế D tiếp tục la hét, lôi kéo kích động người dân xung quanh. Do hiếu kỳ, hàng trăm người dân đã vây kín xung quanh để theo dõi sự việc. Một phụ nữ đi cùng D đã lợi dụng việc mang thai để ngồi trước đầu xe Ferrari cản trở tổ công tác cẩu xe về trụ sở đơn vị, rồi gọi điện thoại cho N.V.P (SN 1990, ngụ tại Quận 8) đến can thiệp. Lợi dụng lúc lộn xộn, P đã vào ngồi vị trí lái xe, khóa trái cửa không cho tổ công tác đưa xe về trụ sở đơn vị.
Đến khoảng 2h ngày 10-5, P và người phụ nữ lấy lý do sức khỏe có vấn đề nên đã tự ý gọi cấp cứu 115 để đưa đến bệnh viện. Quá trình di chuyển đến bệnh viện, tổ công tác cử cán bộ đi theo giám sát. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán sức khỏe của các đối tượng bình thường, D vẫn yêu cầu được nhập viện để theo dõi.
Trước đó, vào khoảng 10h sáng ngày 6-5, tổ công tác liên ngành quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát hiện xe ô tô Lexus màu trắng, BKS 30G-223.97 đang dừng đỗ sai quy định tại khu vực cổng Bệnh viện C trên phố Tràng Thi. Khi tổ công tác yêu cầu điều khiển xe di chuyển đi chỗ khác thì người tài xế tên Phan K.C (ở Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) thách thức: "Biết biển số xe này của ai không mà cấm đỗ?" rồi bấm chốt khoá cửa xe, bỏ đi vào phía trong Bệnh viện C. Chỉ khi xe cẩu đến, C mới chịu ra làm việc với lực lượng chức năng. Qua xác minh được biết tài xế C là chủ một doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh Hưng Yên…
Cũng tại quận Hoàn Kiếm, vào chiều ngày 30-4, tổ công tác Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) tiến hành dừng kiểm tra xe máy AirBlade - BKS 29T-264.04 do một nam thanh niên điều khiển vì có biểu hiện say rượu. Ngay sau khi vào chốt, biết bị kiểm tra nồng độ cồn, anh này đã bỏ xe chạy vào quán cafe gọi nước ra uống chứ không ra làm việc theo yêu cầu.
Tổ công tác đã theo vào trong quán, nhiều lần yêu cầu tài xế này chấp hành kiểm tra nồng độ cồn nhưng anh ta không hợp tác. Sau khoảng gần 1 tiếng tài xế mới chịu đi ra nơi làm việc của tổ công tác để làm việc. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cho thấy người này đã vi phạm dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở nên bị tổ công tác lập biên bản xử lý theo quy định.
Không thể thống kê hết những chiêu trò chống đối, bất tuân hiệu lệnh, cản trở việc thực thi công vụ của người tham gia giao thông đối với lực lượng chức năng, nhưng "mẫu số chung" của những vụ việc này, đó là đều lợi dụng đăng tải lên mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok… thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Hiệu ứng lây lan
Trên thực tế, khi xảy ra những vụ chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ trên đường, những người dân hiếu kỳ thường tụ tập đứng xem và ghi hình bằng điện thoại rồi đưa lên mạng. Cũng có những vụ chính đương sự tự ghi hình trong lúc làm việc với cơ quan chức năng, như một cách để dằn mặt họ và bảo vệ mình. Thậm chí vừa qua có những đối tượng còn chủ động vi phạm quy định về an toàn giao thông, để "được" các tổ công tác trên đường dừng phương tiện kiểm tra.
Mưu đồ của họ là tạo cơ hội để gây sự, có cớ hạch sách, chất vấn cán bộ, chiến sĩ về chương trình kế hoạch TTKSGT, bắt lỗi quy trình nghiệp vụ… để quay clip đưa lên mạng, với mục đích cuối cùng là giễu cợt, chê bai, bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của lực lượng Công an, tuyên truyền cho lối ứng xử coi thường kỷ cương phép nước. Lấy cớ thực hiện quyền giám sát của người dân, họ dí camera điện thoại vào tận mặt cán bộ, đưa ra những đòi hỏi phách lối, những lời khiêu khích, miệt thị, xúc phạm… để tạo ra sự ức chế tâm lý từ phía những người thực hiện nhiệm vụ.
Thâm tâm họ mong muốn, chờ đợi những phản ứng thiếu kiềm chế của cán bộ, để có cớ lu loa, kết tội lực lượng chức năng trên không gian mạng, nhằm đạt được những mục đích xấu xa. Luật pháp không cấm người dân ghi hình các hoạt động của cơ quan chức năng, nên những cán bộ thực thi nhiệm vụ không có cách nào để ngăn cản hành động sử dụng điện thoại ghi hình với thái độ xấc xược với dụng ý xấu.
Thượng úy Lê Nghiệp (CSGT, Công an TP Hà Nội) bộc bạch: "Việc ghi hình hoạt động của tổ công tác không có vấn đề gì, nếu không làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ. Nhưng hành động dí điện thoại vào mặt cán bộ, kèm theo những lời nói phản cảm, lăng mạ, giễu cợt, chửi rủa… khiến anh em không khỏi bức xúc.
Trong những trường hợp đó, chúng tôi phải nén giận, kiềm chế không để cảm xúc lấn át, giữ cho mình sự tỉnh táo, bình tĩnh để làm chủ tình huống, chứ không chạy theo diễn biến sự việc. Bởi vì chúng tôi hiểu kẻ chống đối đang chờ đợi những ứng xử cảm tính từ người thực hiện nhiệm vụ, để làm phức tạp hóa vấn đề, lôi kéo sự ủng hộ của cộng đồng vào việc chống đối trật tự pháp luật, bêu riếu, làm xấu hình ảnh của lực lượng Công an".
Theo Luật sư Lê Hồng Hiển - (Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì những đoạn clip ghi lại cảnh chống đối CSGT đang tràn ngập trên không gian mạng đã gây ra những hậu quả, tác hại không ngờ, đó là hiệu ứng lây lan của thái độ khinh nhờn pháp luật, tâm lý chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ trong một bộ phận người dân. Theo ông, tâm lý chung của người tham gia giao thông là rất ngại phải làm việc với CSGT trên đường, bởi vì khi bị dừng xe họ đối diện với nguy cơ bị phạt tiền do những lỗi vi phạm của mình, đồng thời bị mất thời gian hay gián đoạn công việc cá nhân.
Tâm lý sợ bị phạt, sợ mất tiền, mất thời gian… dẫn đến thái độ tức tối người thực hiện nhiệm vụ, dù trong thâm tâm thừa biết là mình sai và cán bộ xử lý vi phạm là theo quy định của pháp luật. Cũng chính vì đặc điểm tâm lý này mà nhiều người thấy "đồng cảm" với những đối tượng dám "bật" lại lực lượng chức năng. Bằng chứng là các clip ghi hình chống đối CSGT được đăng tải trên mạng có lượt người xem rất đông, cùng nhiều bình luận tán dương, cổ vũ…
Với sự xuất hiện quá nhiều trên mạng xã hội những clip đó, sẽ dẫn đến một hệ quả nguy hiểm, đó là trong nhận thức của nhiều người, việc chống đối lại CSGT là bình thường. Đây chính là quy luật lây lan của tâm lý đám đông. Khi một hành vi tiêu cực, lệch chuẩn mực pháp luật nhưng lại được số đông chấp nhận, tán dương, cổ vũ, nó rất dễ trở thành khuôn mẫu ứng xử cho những người khác.
Đồng tình với quan điểm của ông Hiển, Ths Nguyễn Cao Cường (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng văn hóa thị dân hiện nay với xu hướng đề cao giá trị đồng tiền, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ lợi ích... đang tạo ra "độ vênh" ngày càng lớn giữa nhận thức của người dân với các chuẩn mực pháp luật. Những clip ghi lại cảnh chống đối CSGT tràn lan trên không gian mạng, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến nhận thức và tâm lý người xem.
Ban đầu chúng tạo ra ở họ cảm giác tò mò, thích thú trước "bản lĩnh" của kẻ chống đối. Rồi khi thấy việc phản kháng lại lực lượng thực thi pháp luật xảy ra quá nhiều, ở khắp mọi nơi, họ bắt đầu cảm thấy đó là "chuyện thường ngày ở huyện", không có gì là to tát, nghiêm trọng. Thái độ khinh nhờn pháp luật bắt đầu từ đây. Thậm chí những hình ảnh trực quan đó còn tác động sâu sắc đến nhận thức của một bộ phận người dân như một gợi ý về cách xử sự khi đối diện với cơ quan chức năng, đồng thời hình thành ở họ tâm lý a dua, bắt chước, làm theo. Ảnh hưởng tiêu cực từ những clip này diễn ra âm thầm, qua ngày qua tháng, chứ không ngay lập tức, khiến nhiều người không nghĩ đến nó như một yếu tố nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm này.
Biện pháp hóa giải
Theo đánh giá của Cục CSGT thì vấn nạn chống người thi hành công vụ đang ở mức "hết sức nghiêm trọng", đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cán bộ, chiến sĩ cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.
Các nguyên nhân khiến hàng loạt vụ chống đối xảy ra được nhận diện là xuất phát từ cả phía người dân và chính lực lượng thực thi nhiệm vụ. Về phía người dân, có một bộ phận không nhỏ lái xe thiếu đạo đức, manh động, hung hãn, coi thường pháp luật. Về phần mình, Cục CSGT thừa nhận vẫn còn có một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ thiếu kinh nghiệm TTKSGT, tác phong chưa chuẩn mực, cách xử lý tình huống, giải quyết công việc còn chưa cương quyết, khôn khéo… nên khi thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng, thiếu ý thức cảnh giác, nhanh nhạy.
Ngoài ra, các quy định của pháp luật về xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe… Như vậy, nguyên nhân góp phần dẫn đến ý thức chống đối từ tác động tiêu cực của những clip chống đối CSGT trên không gian mạng, vẫn chưa được đề cập đến.
Theo luật sư Hiển, công dân được làm mọi việc pháp luật không cấm, nên không có cơ sở pháp lý để ngăn cản người dân đưa lên mạng những đoạn clip chống đối lực lượng CSGT. Tuy nhiên, qua nội dung các clip có thể nhận diện được thái độ và dụng ý của người ghi hình. Nếu xác định việc quay và đưa clip lên không gian mạng có mục đích hô hào, cổ vũ cho những hành động bất tuân pháp luật, hoặc để cản trở công vụ, hay bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của lực lượng chức năng, thì hành vi đó có thể xử lý theo các chế tài tương ứng, tùy thuộc tính chất và mức độ của sai phạm.
Đào Trung Hiếu
Có thể thấy những hành vi hết sức phổ biến như không chấp hành tín hiệu dừng lại do chiến sĩ csgt đưa ra, hay là khi xuống làm việc thì không hợp tác, chống dối thậm chí là đòi kiểm tra ngược lại tư các của các anh chiến sĩ là một thực trạng đang rất phổ biến và được một số thành phần áp dụng trong trường hợp bị bắt lại do vi phạm
Trả lờiXóaMà sau đó toàn lên mạng xã hội viết những dòng hổ báo như kiểu là mình bị oan nhưng mình bị csgt bắt mình cũng không sợ ấy ạ. Thiếu gì trường hợp có những đứa lên mạng xã hội to mồm thế xong rồi lại bị gô cổ lên đồn đóng tiền nộp phạt ạ, rồi lúc đó lại ngoan như cún con ngay
XóaCác trường hợp chống đối công an như vậy phải xử lý thật nghiêm khắc
XóaTỏ ra mình chống đối, mình không sợ csgt thì các bạn được cái gì ạ? Vi phạm giao thông là nguy hiểm cho chính bạn, và cũng là nguy hiểm cho người khác. Nếu không ai thì ai phạt được? Còn sai thì tốt nhất là chấp hành, có thế thôi. Phạt đi cho nhớ, chứ đừng có tỏ ra mình ngoan cố cứng đầy làm gì, ngu dốt lắm
Trả lờiXóaTỏ ra cho oai thôi chứ về đồn là im hết ý mà. Giờ muốn thôi chắc phải đánh mạnh vào kinh tế, cứ động đến tiền thì có vẻ ai cũng sợ. Gì chứ nghèo đói thì không còn cách mà sống sót, cứ thể mất tiền xem là thấy những trường hợp thế này ít ngay, chúng ta vẫn còn nhẹ tay với các dối tượng quá
XóaBạn Trần Việt nói rất chính xác
XóaNói chung cũng chỉ là những kẻ thích thể hiện bản lĩnh, thích ta đây với xã hội thôi. Ban đầu ở ngoài đường thì nói to giọng thế thôi đến lúc bị gô cổ lên đồn làm việc thì ngay lập tức lại ngoan như cún con cả mà thôi. Thế thì tội đếch thì phải mang thời gian rồi tiền bạc mình ra ngoài đường chỉ để thể hiện có mấy phút đó?
Trả lờiXóaNgười nào có giáo dục có đạo đức thì họ sẽ chẳng thấy vui vẻ gì trước cái trò này đâu :)) Còn thành phần trẻ trâu hay bố đời mới thích thể hiện và khiêu khích thôi. rất nhiều clip mà ban đầu còn hủng hổ các thứ mà vì sau đã co rúm lại khóc lóc thì mọi người biết rồi đấy , về phường là tắt điện hết
Trả lờiXóaChỉ những kẻ ngông cuồng mới xử sự như vậy
XóaĐã thế thì hi vọng nhà nước sẽ tăng mức xử phạt đối với các hành phi quấy rối, chống đối khi những người thực hiện công vụ làm nhiệm vụ. Khi những hình phạt đủ sức răn đe thì bọn nó cũng phần nào không còn hứng thú và động lực làm bừa, hoặc cơ bản đánh mạnh vào kinh tế là được
Trả lờiXóaBên cạnh những ý kiến góp ý tích cực thì cũng không thiếu những kẻ cố tính hay thậm chí là bịa chuyện để bôi xấu CSGT hay chống đối người thi hành công vụ. Những kẻ này phải bị vạch trần và xử lí nghiêm
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
XóaTỏ ra cho oai thôi chứ về đồn là im hết ý mà. Giờ muốn thôi chắc phải đánh mạnh vào kinh tế, cứ động đến tiền thì có vẻ ai cũng sợ. Gì chứ nghèo đói thì không còn cách mà sống sót, cứ thể mất tiền xem là thấy những trường hợp thế này ít ngay, chúng ta vẫn còn nhẹ tay với các dối tượng quá
Trả lờiXóađã sai lại còn toàn lên mạng xã hội viết những dòng hổ báo như kiểu là mình bị oan nhưng mình bị csgt bắt mình cũng không sợ ấy. Những kẻ này phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc thì mới tốt lên được.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ vậy
Xóa