Chính quyền quân sự Myanmar chính thức buộc tội tham nhũng đối với cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, với án phạt nếu bị kết tội có thể lên đến 15 năm tù.
"Cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi lợi dụng chức vụ để tham nhũng, và sẽ bị xử lý theo điều 55 của Bộ Luật chống tham nhũng", Bloomberg dẫn nguồn từ Bộ Thông tin Myanmar hôm 10/6.
Tờ Global New Light của chính quyền Myanmar nói rằng bà Aung San Suu Kyi đã sử dụng đất sai mục đích cho tổ chức từ thiện Daw Khin Kyi, cũng như đã nhận vàng và tiền trái pháp luật.
Bà Aung San Suu Kyi có thể nhận án lên đến 15 năm tù theo điều luật trên.
Hôm 18/3, truyền thông nhà nước Myanmar đã cho phát sóng đoạn video thú tội của Maung Weik, một thương nhân Myanmar. Người này cho biết đã đưa cho bà Aung San Suu Kyi 550.000 USD trong vài năm để có lợi cho doanh nghiệp của mình.
Trước đó, chính quyền quân sự Myanmar cho biết một cựu bộ trưởng đã thú nhận đưa cho bà Aung San Suu Kyi hơn 600.000 USD và hơn 10 kg vàng.
"Các cáo buộc trên hoàn toàn vô căn cứ. Bà Aung San Suu Kyi có thể có những khuyết điểm, những bà ấy sẽ không nhận hối lộ và tham nhũng", luật sư Khin Maung Zaw nói với AFP.
Ngoài cáo buộc tham nhũng, bà Aung San Suu Kyi còn đang đối mặt với 5 cáo buộc khác, bao gồm vi phạm luật bí mật quốc gia và sở hữu trái phép bộ đàm.
Bà Aung San Suu Kyi bị chính quyền quân sự Myanmar bắt giữ sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Cuộc đảo chính được thực hiện sau khi giới quân sự Myanmar cáo buộc xuất hiện gian lận trong cuộc tổng tuyển cử trước đó.
Phiên xét xử tiếp theo của bà Aung San Suu Kyi dự kiến diễn ra vào ngày 14/6.
Tình hình về Myanmar vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm căng thăng, khi mà các cơ quan như quân đội vẫn tiếp tục đấu tố lẫn nhau về các vấn nạn, sự căng thẳng bao trùm leo thang chưa chấm dứt, các phía về LHQ ròi các quốc gia cũng kêu gọi các vấn đề ngừng căng thẳng, leo thang, giả quyết trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Hy vọng vấn đề Myanmar được cơ bản ổn định
Trả lờiXóaNhững căng thẳng ở Myanmar vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi ngày càng có những sự kiện, sự việc liên tục xảy ra với những cáo buộc nhà lãnh đạo. Điều này phải chăng nói lên rằng nội bộ nước này từ lâu đã có vấn đề nhưng không được giải quyết
Trả lờiXóaNhững cáo buộc chống lại bà Suu Kyi bao gồm từ việc sở hữu bất hợp pháp máy bộ đàm đến tiết lộ bí mật quốc gia. Những người ủng hộ bà Suu Kyi đều cho rằng, các vụ án này mang động cơ chính trị. Quân đội lật đổ bà Suu Kyi sau khi cáo buộc đảng của bà gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2020. Kể từ khi diễn ra chính biến vào hồi tháng 2, quân đội đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình, đình công phản đối khiến đất nước hoàn toàn tê liệt. Ngoài ra, nhiều nhóm vũ trang thiểu số tại Myanmar cũng liên tiếp đụng độ với binh lính của chính phủ tại khu vực biên giới nước này. Những vấn đề phwusc tạp của Myanmar hiện nay rất phức tạp, chưa được giải quyết dứt điểm
Trả lờiXóaBà Aung San Suu Kyi là chính trị gia thân với Mỹ và phương Tây nên khi bà này bị bắt thì Mỹ, phương Tây lên tiếng ủng hộ rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu cáo buộc tham nhũng là đúng thì thật sự sẽ khó có ai cứu được bà ta Ối giời! Dính đến tham nhũng thì bà này xác định là chấm dứt sự nghiệp tại đây rồi! Chờ hôm xét xử xem thế nào. Myanmar ngày càng loạn
Trả lờiXóaTình trạng bất ổn của Myanmar không biết sẽ kéo dài tới khi nào. Chỉ có người dân và doanh nghiệp là thiệt thòi vì ko làm ăn, sinh sống được, suốt ngày lo súng đạn, chết chóc. Với cái đà này thì Myanmar còn lâu mới có thể ổn định được. Khổ nhất là người dân vô tội Chờ hôm xét xử xem thế nào. Myanmar ngày càng loạn
Trả lờiXóa