Khoai@
Đây là vết đen của ngành Tòa an tỉnh Đắk Nông, mà còn phải rất lâu nữa, bằng những nỗ lực chống tiêu cực không ngừng nghỉ, người ta mới có thể quên.
VietnamNet vừa đưa tin, tòa án huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã lập tổng cộng 57 vụ án ảo, tức lập khống hồ sơ các vụ án để hoàn thành chỉ tiêu công tác.
VietnamNet vừa đưa tin, tòa án huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã lập tổng cộng 57 vụ án ảo, tức lập khống hồ sơ các vụ án để hoàn thành chỉ tiêu công tác.
Nói trắng ra, đó là hành vi vi phạm pháp luật để thỏa mãn bệnh thành tích của cơ quan và để tô vẽ, làm dày thành tích của cá nhân, nhằm tiếp tục qua mặt cấp trên.
Câu chuyện không tưởng này xảy ra tại một tòa án huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông. Theo đó:
- Thẩm phán Nguyễn Thị Dung (đã nghỉ việc) lập khống 20 hồ sơ;
- Nguyên Phó chánh án TAND huyện Đắk Song là bà Nguyễn Thị Hải Âu lập 12 hồ sơ;
- Nguyên Chánh án TAND huyện Đắk Song là ông Phạm Văn Phiếm và nguyên thẩm phán TAND huyện Đắk Song Nguyễn Xuân Triệu lập 8 hồ sơ.
Theo nguồn tin nội bộ, mục đích lập khống hồ sơ vụ án ảo là để hoàn thành chỉ tiêu và khai thêm thành tích. Riêng bà Dung lập khống 20 hồ sơ với mục đích để được xác nhận thành tích, bổ nhiệm lại chức danh thẩm phán. Bà Dung cũng là người tự bỏ tiền túi đóng án phí 57 hồ sơ khai khống.
Được biết, 57 hồ sơ vụ án dân sự ảo này đã đưa ra xét xử như việc "hoàn thiện thủ tục hành chính" mà không có đương sự, không có tranh chấp thực tế. Việc làm này vi phạm quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Các vụ án ảo này sau đó đều có chung một kết quả là bị đình chỉ do có một đương sự rút đơn kiện.
Việc làm của nhóm người trên xảy ra từ năm 2016, nhưng đã bị phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Hôm nay, UBKT Tỉnh ủy Đắk Nông đã ra thông cáo về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với: (1) Ông Phạm Văn Phiếm, Chánh án TAND huyện Tuy Đức, nguyên Chánh án TAND huyện Đắk Song; (2) Bà Nguyễn Thị Hải Âu, Phó chánh án TAND huyện Krông Nô, nguyên Phó chánh án TAND huyện Đắk Song; (3) Ông Nguyễn Xuân Triệu, thẩm phán TAND huyện Tuy Đức, nguyên thẩm phán TAND huyện Đắk Song.
Vẫn biết mục đích chính của việc kỷ luật cán bộ có sai phạm là để làm cho bộ máy trong sạch hơn, cán bộ trở nên tốt hơn chứ không phải là để "giết chết sự nghiệp" hay "tương lai" của họ, nhưng hình thức kỷ luật khiển trách dành cho các cán bộ nói trên có vẻ như chưa đủ sức răn đe, hay giáo dục cán bộ và làm cho một số kẻ cơ hội kinh sợ.
Có lẽ đã đến lúc ngành Tòa án nên tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động của tất cả các Tòa án Nhân dân cấp huyện trên toàn quốc để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, trước hết là để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này, sau nữa là lấy lại niềm tin cho người dân vào nền tư pháp nước nhà. Cũng không thể muộn hơn được nữa, đây cũng là thời điểm để tất cả các cơ quan, ban ngành nghiêm túc nhìn nhận để xóa bỏ căn bệnh thành tích vốn đã ăn sâu vào tiềm thức gây tổn hại rất nhiều đến sự phát triển lành mạnh của các cơ quan, ban ngành.
đã đến lúc ngành Tòa án nên tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động của tất cả các Tòa án Nhân dân cấp huyện trên toàn quốc để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, trước hết là để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này, sau nữa là lấy lại niềm tin cho người dân vào nền tư pháp nước nhà.
Trả lờiXóaĐây là trường hợp điển hình của bệnh thành tích. Việc làm của các cán bộ tòa án đã khiến cho ngân sách nhà nước bị thiệt hại và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành Tòa án. Có lẽ cần một mức xử lý cao hơn Bệnh thành tích luôn dẫn đến những hệ lụy rất đáng buồn, thà làm tốt mà ít còn hơn làm nhiều mà láo
Trả lờiXóaĐây là vết đen của ngành Tòa an tỉnh Đắk Nông, mà còn phải rất lâu nữa, bằng những nỗ lực chống tiêu cực không ngừng nghỉ, người ta mới có thể quên.
Trả lờiXóa