VOV.VN - Đại diện Bộ Y tế thông tin, từ tháng 8/2021 trở đi, Việt Nam sẽ tiếp cận nhiều nguồn vacccine. Trong đó, Pfizer cam kết chuyển 15,5 triệu liều trong quý III/2021.
Việc nhập khẩu, chất lượng và tiến độ tiêm vaccine COVID-19 là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 tổ chức chiều tối 3/6.
Trả lời những câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ phải nhập khẩu được 150 triệu liều vaccine, để đảm bảo tiêm được 70% dân số. Và đến nay, con số vaccine này về cơ bản đã tiếp cận được.
“Chúng ta cơ bản tiếp cận được số lượng này, tuy nhiên, khi nhập khẩu ta phải ký cam kết, đó là ký thỏa thuận miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra hoặc chúng ta cũng phải chấp nhận khi các công ty giao hàng không đúng tiến độ”, ông Cường nói.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, vì vậy, có trường hợp vaccine được điều sang nước khác, cụ thể vừa rồi là chuyển sang Lào, Campuchia. Do vậy, số vaccine về Việt Nam chỉ còn một nửa. Ông Cường cho biết, do nguồn cung vaccine chưa đủ nên phải phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh một số nước để phân phối. “Chúng ta tiếp cận vaccine sớm nhưng không được ưu tiên”, ông giải thích.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ tháng 8/2021 trở đi, Việt Nam sẽ tiếp cận nhiều nguồn vacccine. Trong đó, Pfizer cam kết chuyển 15,5 triệu liều trong quý III/2021 và một số lượng tương đương trong quý IV. AstraZeneca và Covax cũng cam kết cung cấp khoảng 30 triệu liều. Và mới đây nhât, phía Nga cũng cam kết dành cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik.
“Tổng số vaccine Việt Nam đặt hàng là khoảng 170 triệu liều nhưng chúng ta cũng lường trước việc giao hàng không đúng tiến độ, không đầy đủ vì đó là cam kết chúng ta đã ký với các nhà sản xuất”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Liên quan đến vấn đề vaccine, thông tin tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Quỹ Vaccine phòng COVID-19 có số dư khoảng 104 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tiếp nhận tài trợ khoảng 1.000 tỷ đồng. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cũng cho biết các doanh nghiệp thuộc quản lý của Ủy ban cũng đã cam kết ủng hộ khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng đã rất hướng ứng quyên góp.
Theo ông Tuấn, sắp tới sẽ có những hình thức quyên góp, ủng hộ thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19./.
Trần Ngọc-Thiên Bình/VOV.VN
Trước tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, mội người dân đều phải nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho mình và cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối tin tưởng vào các chủ trương, chính sách phòng chống dịch bệnh của Đảng và Nhà nước, vì mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau. Việt Nam đã 2 lần vượt qua dịch bệnh, lần này cũng nhất định có thể
Trả lờiXóaĐáng ra đã có nhiều vacxin về đến Việt Nam hơn nhưng vì Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh nên các đơn vị cung cấp đã ưu tiên chuyển vacxin cho các nước mất kiểm soát Covid.Chắc phải hết năm tình hình dịch bệnh tại Việt Nam nói riêng và tgioi nói chung mới tạm ổn.Cố lên Việt Nam!
Trả lờiXóaTừ đàm phán đến nhận được hàng cũng khá xa. Thực trạng chung hiện nay của thế giới giữa lúc các quốc gia đều bùng dịch và thèm khát vaccine. Người dân xin đừng vội mừng mà chủ quan, để dịch bùng phát ngoài tầm kiểm soát.
Trả lờiXóa