Đường cong COVID-19 ở Mỹ đang tăng trở lại sau nhiều tháng suy giảm, với số ca mắc mới mỗi ngày tăng gấp đôi trong 3 tuần qua do biến thể Delta lây lan nhanh chóng và tỉ lệ tiêm chủng giảm mạnh.
Hãng tin AP (Mỹ) dẫn nguồn dữ liệu của Đại học Johns Hopkins đưa tin Mỹ đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng từ mức trung bình 11.300 ca vào hôm 23/6 lên khoảng 23.600 vào hôm 12/7. Tất cả các tiểu bang, ngoại trừ Maine và South Dakota, đều xác nhận tình trạng nhiễm virus tăng nhanh trong 2 tuần qua.
Số liệu trên được công bố trong bối cảnh biến thể Delta, phiên bản đột biến của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh chóng, đang chiếm tỉ lệ cao kỷ lục trong số các ca nhiễm tại Mỹ. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng ở nước này đã giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 55,6% người Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19. Trong đó, 5 bang có số ca nhiễm trên đầu người cao nhất trong 2 tuần qua đều có tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn các bang khác, đó là Missouri 45,9%, Arkansas 43%, Nevada 50,9%, Louisiana 39,2% và Utah 49,5%.
Trong bối cảnh ca mắc gia tăng, cơ quan y tế ở nhiều nơi như Los Angeles và St Louis đang kêu gọi những người đã được tiêm chủng tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Giới chức Chicago đã thông báo hôm 13/7 rằng những du khách từ Missouri và Arkansas chưa được tiêm phòng sẽ phải cách ly trong 10 ngày hoặc có kết quả xét nghiệm COVID-19.
Người dân tiêm vaccine COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Springfield, bang Missouri. Ảnh: AP
Tại Mississippi, một trong những bang có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Mỹ, giới chức đã khuyến cáo những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc các bệnh mãn tính nên tránh xa các cuộc tụ tập đông người và ở trong nhà, khi tỉ lệ nhập viện tăng 150% trong 3 tuần qua.
Tại Louisiana, nơi cũng có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất đất nước, quan chức ở thành phố New Orleans hôm 13/7 cho biết có khả năng họ sẽ gia hạn các quy định phòng dịch nghiêm ngặt để giảm thiểu ca mắc COVID-19. Giới chức y tế cho biết các trường hợp nhiễm virus đang gia tăng tại đây phần lớn là ở những người chưa tiêm chủng.
Tiến sĩ James Lawler, lãnh đạo Trung tâm An ninh Y tế Toàn cầu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha, cho biết việc đeo khẩu trang trở lại và hạn chế tụ tập sẽ góp phần hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ông cũng thừa nhận rằng hầu hết những nơi có tỉ lệ mắc COVID-19 cao hơn "lại là những khu vực không muốn làm bất kỳ điều gì trong số các biện pháp này".
Ông Lawler cảnh báo những gì đang xảy ra ở Anh là "bản xem trước" về kịch bản sắp xảy ra ở Mỹ.
"Tại các khu vực trên thế giới, nơi biến thể Delta đã xuất hiện và trở thành chủng virus chiếm ưu thế, các phòng điều trị tích cực chật cứng bệnh nhân ngoài 30 tuổi. Đó là những gì sắp xảy ra ở Mỹ. Tôi nghĩ mọi người không biết rõ điều gì có thể sắp xảy ra với họ", ông Lawler nói.
Trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thành công trong việc tiêm phòng cho nhóm người cao tuổi, những người trẻ tuổi lại tỏ ra chần chừ hơn trong việc tiêm vaccine. Giới chức đang nỗ lực vận động nhóm người này tiêm phòng COVID-19. Erik Frederick, Giám đốc hành chính của Bệnh viện Mercy Springfield, cho biết số lượng người được chủng ngừa tại trung tâm tiêm chủng của bệnh viện đã tăng từ 150 lên 250 người/ngày.
Mặc dù dịch COVID-19 có xu hướng tăng trở lại gần đây, song số ca nhiễm ở Mỹ vẫn chưa lên đến mức đỉnh điểm 250.000 ca/ngày như hồi tháng 1. Số ca tử vong trung bình ở Mỹ đang ở mức dưới 260 ca/ngày, sau khi nước này ghi nhận kỷ lục hơn 3.400 ca người chết mỗi ngày vào mùa đông năm ngoái. Đây là minh chứng cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa các ca bệnh nặng và các ca tử vong ở Mỹ.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 13/7, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với trên 34,8 triệu ca mắc COVID-19 và vượt ngưỡng 623.400 ca tử vong.
Hải Vân/Báo Tin tức
Thực tế này cho thấy sự nguy hiểm của biến chủng Delta gây ra sự lây lan nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Đây là một điều hết sức đáng buồn khi số ca nhiễm trên thế giới lại có chiều hướng tăng trở lại
Trả lờiXóasố ca mắc của mỹ trong thời gian qua thể hiện sự quản lý yếu kém của chính phủ Mỹ trong việc kiểm soát đai dịch covid 19,những người giàu thì còn có khả năng chữa khỏi được,chứ còn những ngườui nghèo,người vô gia cư thì khi mắc covid gầnb như không thể.Chính phủ Mỹ không có tránh nhiệm vói người dân mà chỉ quan tâm đến lợi ích của các ông chủ tư bản,quan tâm đến lợi ích từ các cuộc chiến tranh.
Trả lờiXóaTuy số ca mắc giảm nhờ có Vaccine giảm đi các ca bệnh nặng và tử vong tuy nhiên số ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid 19 ở Mỹ vẫn ở con số rất cao cho thấy sự lơ là và chủ quan của Chính phủ Mỹ đối với dịch bệnh lần này, không những thế sự phân biệt chủng tộc và tầng lớp giai cấp ngày càng rõ rêt khi người có tiền được chữa bệnh còn người không có tiền lại bị bỏ qua.
Trả lờiXóaCông nhận là người dân cũng có lá gan khá là lớn , chỉ cần dịch bệnh mới có tí dấu hiệu thuyên giảm là đã liền lơ là cảnh giác rồi cảm thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ chính bản thân mình nữa rồi. Số ca nhiễm đã có dấu hiệu giảm rồi lại tăng như vậy thì người dân không thẻ nằm ngoài những lý do gây nên vấn đề này
Trả lờiXóaNhưng bác ạ số ca nhiễm lại chỉ tăng đa phần ở những vùng mà có ty lệ tiêm thấp thôi, chửng tỏ một điều là rõ ràng vắc xin thực sự mang lại hiêu quả chống dịch chứ đúng không ạ. Thế nên phải vận động người dân đi tiêm chủng để họ loại bỏ đượcc ái tâm lý sợ hay chưa tin tưởng vào vắn xin
XóaMặc dù bản thân Mỹ cũng đã tự sản xuất được Vắc xin và đang triển khai tiêm rộng rãi cho người dân nhưng cũng không tránh khỏi được việc đối mặt với làn sóng tăng trở lại đối với so ca nhiễm Covid. Có lẽ họ cũng đã tập làm quen và có sự chuẩn bị kỹ hơn về cơ sở vật chất, thiết bị y tế rồi để mà đối mặt với tình hình dịch bệnh
Trả lờiXóaNhưng không thể phủ nhận tác dụng của việc tiêm vắc xin. Có lẽ mấy người theo cáo chủ trường là cần phải xem xét không tiêm vắc xin cần nhìn nhận lại và thay đổi suy nghĩ trước những tác dụng bằng thật của vắc xin mang lại đối với dịch covid này
XóaChưa chắc đã là quản lý yếu kém nhưng chắc chắn là người dân ý thức cũng không phải là tốt đâu. Bao nhiêu con người thế quản lý làm sao xuể? Nói thật mỗi người cứ tự ý làm theo quyết định của mình thì bố ai mà canh cửa quản lý mãi được. Sai là sai xót chỗ giáo dục tuyên truyền làm cho họ chưa thực sự có nhu cầu chấp hành mấy cái biện pháp an toàn ý
Trả lờiXóaTuy vậy vẫn phải để ý đến vấn đề rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thành công trong việc tiêm phòng cho nhóm người cao tuổi, những người trẻ tuổi lại tỏ ra chần chừ hơn trong việc tiêm vaccine. Vì thực sự vắc xin mang lại hiểu quả đối với việc chống covid nên đây cũng là tín hiệu đáng mừng rồi
XóaMay mắn là họ cũng đã sản xuất ra vắc xin và triển khai tiêm nên số ca mắc chắc cũng sẽ không chạm đỉnh điểm kỳ lục số ca nhiễm và tử vong của các giai đoạn dịch trước. Thế cũng chứng tỏ hiệu quả mà vắc xin mang lại cho dịch bênh là hoàn toàn có thực, chúng ta cũng có thể tin tưởng và hiệu quả của chúng mang lại
Trả lờiXóaMấy hôm trước anh Chu Mộng Long còn nói Mỹ đang đàng hoàng... rồi bỉ bôi VN bảo sao mấy nay mxh bỗng nhiên vắng bóng mấy đứa tôn sùng Mỹ, và chê bai công tác chống dịch ở VN.
Trả lờiXóabên đấy đã không tăng thì thôi, tăng một phát lên 5 con số 1 ngày đàng hoàng, giỡn mặt với Mỹ ah