Số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, cùng với chương trình tiêm chủng bị chững lại, khiến tỷ lệ ca nhập viện và ca tử vong có xu hướng tăng mạnh ở Mỹ.
CNN trích dẫn số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy số ca mắc Covid-19 mới trung bình mỗi ngày trong tuần qua là 32.278, tăng 66% so với tuần trước đó, và tăng 145% so với hai tuần trước nữa.
Trong tuần qua, trung bình có 258 người Mỹ tử vong vì Covid-19 mỗi ngày, tăng 13% so với tuần trước đó.
Theo dữ liệu từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, 24.923 người phải nhập viện vì Covid-19, tăng 26% so với tuần trước và tăng 50% so với hai tuần trước.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jill Biden đến một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 của hãng Johnson & Johnson tại Georgia ngày 8/6. Ảnh: Reuters.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nhận định: “Đây đang trở thành đại dịch của những người chưa được tiêm chủng".
Bà Walensky cho biết hơn 97% số người nhập viện và 99,5% trường hợp tử vong vì Covid-19 hiện nay là người chưa được tiêm chủng.
Bác sĩ Vivek Murthy, trưởng liên đoàn bác sĩ phẫu thuật Mỹ, cho rằng "cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chúng ta thoát khỏi đại dịch này là đưa người dân đi tiêm chủng càng nhanh càng tốt".
Áp lực lớn lên hệ thống y tế
Số ca mắc Covid-19 mới tăng nhanh ở Mỹ hiện nay là do sự lây lan của biến chủng Delta. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính trong hai tuần tính đến ngày 3/7, khoảng 60% ca bệnh mới ở Mỹ nhiễm biến chủng này.
Tiểu bang California ghi nhận tỷ lệ người xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính cao nhất kể từ đợt bùng phát hồi mùa đông năm 2020.
Số ca mắc Covid-19 mới hiện nay ở bang này hiện đạt mức kỷ lục kể từ tháng 2.
Hôm 19/7, California ghi nhận thêm hơn 14.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca bệnh ở đây lên 3.762.462.
Tỷ lệ người xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ở bang này tăng vọt gần 500% kể từ đầu tháng 6, lên mức 4,1% hôm 19/7.
Trước đó vào ngày 7/6, ngay trước khi California mở cửa, tỷ lệ này ở mức 0,7%.
Thống đốc California Gavin Newsom hôm 19/7 cho biết chính quyền bang đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng bằng việc triển khai các điểm tiêm chủng di động và tiếp cận các nhóm nhỏ chưa được tiêm phòng.
Các nhóm này là người vô gia cư, người ở vùng nông thôn và những người tin vào thông tin sai lệch dẫn đến không muốn tiêm chủng.
Học sinh tại trường trung học cơ sở Clarkston ở Michigan được kiểm tra thân nhiệt trước khi đến thăm Washington ngày 18/6. Ảnh: Reuters.
Tại Đại học Y Florida Jacksonville, nhân viên y tế ghi nhận số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh so với đợt bùng phát hồi tháng 1.
“Chúng tôi ghi nhận số ca nhập viện vì Covid-19 tăng gấp đôi vào tuần trước, và đây là sự gia tăng theo cấp số nhân cao hơn nhiều so với hồi tháng 1", Chad Neilsen, trưởng khoa phòng chống nhiễm trùng của Đại học Y Florida Jacksonville, nói hôm 19/7.
"Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là bệnh nhân tiếp tục đổ về và chúng tôi không thể cung cấp dịch vụ y tế mà họ cần, vì chúng tôi không có đủ nhân viên và nguồn lực", bác sĩ này nói.
Tính đến ngày 19/7, ông Neilsen cho biết bệnh viện vẫn có đủ giường và vật tư.
"Nhưng tình trạng thiếu nhân sự đang thực sự bắt đầu ảnh hưởng đến không chỉ chúng tôi, mà còn ảnh hưởng đến phần các bệnh viện còn lại ở Jacksonville. Nếu chúng tôi không có nhân viên chăm sóc bệnh nhân, đó là lúc chúng tôi sẽ gặp vấn đề thực sự", ông nói thêm.
Một quan chức tại khoa Y học tại Đại học Arkansas cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ hệ thống y tế quá tải nếu số ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh như hiện nay.
Biến chủng Delta khiến nhiều người trẻ nhập viện hơn
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến chủng Delta là chủng SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất cho tới nay.
Trong nghiên cứu được công bố trực tuyến, các nhà khoa học nghiên cứu 62 ca nhiễm biến chủng Delta, từ đó phát hiện nồng độ virus cao hơn khoảng 1.260 lần so với 63 ca bệnh được nghiên cứu vào năm 2020.
Biến chủng này cũng đang khiến nhiều người trẻ, vốn khỏe mạnh, phải nhập viện. Phần lớn những người này chưa được tiêm chủng.
Tiến sĩ Catherine O'Neal - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Khu vực Our Lady of the Lake ở Baton Rouge, bang Louisiana - cho biết: “Loại virus năm nay không phải là virus của năm ngoái nữa. Nó đang tấn công những người ở độ tuổi 40, những ông bố bà mẹ trẻ, và cả con cái họ", tiến sĩ O'Neal nói.
Bà cho biết khoa chăm sóc bệnh nhân Covid-19 của bà đang chăm sóc nhiều người ở độ tuổi 20 hơn trước rất nhiều.
Trước tình trạng thông tin sai lệch về Covid-19 và vaccine đang tràn lan, bác sĩ Murthy kêu gọi người dân tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thông tin sai lệch hạn chế quyền của mọi người trong việc đưa ra quyết định liên quan đến sức khỏe của bản thân và gia đình họ, bác sĩ Murthy nói, nhấn mạnh hậu quả khó lường của biến chủng mới đối với những người chưa được tiêm chủng.
"Tất cả thông tin sai lệch đang trôi nổi này khiến chúng ta phải trả giá bằng nhiều sinh mạng, và đây là một bi kịch", bác sĩ Murthy nói.
Tiến sĩ Scott Gottlieb, ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thời chính quyền Trump, cho biết hầu hết người Mỹ chưa được tiêm vaccine sẽ có nguy cơ nhiễm biến chủng Delta.
"Và đối với hầu hết người nhiễm biến chủng Delta, đây có thể là loại virus nguy hiểm nhất trong đời họ, khiến họ phải nhập viện", ông Gottlieb nói với đài CBS hôm 18/7.
Theo bác sĩ Murthy và bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Delta là biến chủng Covid-19 dễ lây truyền nhất.
"Đây là loại virus có khả năng lây lan từ người sang người rất nhanh so với các loại virus nguyên mẫu trước đây mà chúng ta từng thấy", bác sĩ Fauci nói.
Bác sĩ này cho biết những người được tiêm chủng vẫn được bảo vệ "rất tốt" - với tỷ lệ 90% trở lên - ngăn ngừa được tình trạng phải nhập viện, bệnh nặng và tử vong.
"Nhưng thật không may, tỷ lệ này không giống như vậy ở những người chưa được tiêm chủng. Nhiều trường hợp phải nhập viện và cuối cùng dẫn đến tử vong", bác sĩ Fauci nói.
Không chỉ riêng ở Mỹ mà ở trên toàn cầu con số người bị nhiễm Covid-19 ngày cũng tăng cao và phức tạp. Con số này chắc chắn sẽ tăng cao trong những năm tiếp theo nếu thực sự chúng ta chưa có giải pháp, biện pháp, cách thức bứng phó điều trị, cũng như kiểm soát. ở Vn chúng ta có những bước chuyển biến mạnh mẽ, con số có tăng cao nhưng hy vọng rằng chúng ta sẽ kiểm soát tốt đại dịch, chúng ta tin tưởng vào Đảng, Chính phủ ta sẽ làm tốt điều đó.
Trả lờiXóaĐại dịch này quá là nguy hiểm, phức tạp và khó lường. Nó càn quét qua hầu hết các quốc gia để lại bao thương đau, chết chóc đòi hỏi sự nhanh nhạy, quyết sách khôn ngoan đúng đắn của Chính phủ các nước. Việt Nam ta cũng đang trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng nhất với số ca mỗi ngày trên 4000 ca nhưng chúng ta sẽ luôn có quyền tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc chống dịch và dập dịch. Mong rằng tương lại không xa, đại dịch sẽ bị đẩy lùi ở Việt Nam cũng như toàn Thế giới.
Trả lờiXóavới số ca mắc và tỉ lệ lây nhiễm như vậy thì áp lực quá đi chứ, chắc cũng không có nền y tế nào mà xử lý được, nên mới nói thành hay bại là tại chủ trương của nhà nước Này thì rân chủ cuội cứ ngồi đấy mà bốc phét này Nói chung không ai có thể nói suông với dịch bệnh được cả, nới lỏng các biện pháp phòng dịch thì sẽ trả giá đắt
Trả lờiXóaSố ca mắc Covid-19 mới tăng nhanh ở Mỹ hiện nay là do sự lây lan của biến chủng Delta. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính trong hai tuần tính đến ngày 3/7, khoảng 60% ca bệnh mới ở Mỹ nhiễm biến chủng này.
Trả lờiXóa