Chia sẻ

Tre Làng

Đừng cố tình lẫn lộn tự do ngôn luận với loạn ngôn, kích động

Tự do ngôn luận là quyền của tất cả mọi người. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không phải là việc tiến hành ngôn luận tự do vô tội vạ, thích nói gì thì nói một cách thiếu suy nghĩ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

Trương Nhân Tuấn lấp liếm phát ngôn chia rẽ bằng cái mác “tự do ngôn luận.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp như hiện nay, thay vì chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ đạo của chính quyền các cấp thì không ít người “rảnh rỗi sinh nông nổi”, “nhàn cư vi bất thiện” đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai trái gây hoang mang dư luận, kích động sự mâu thuẫn, mất đoàn kết. Các vụ việc có thể kể đến như phát biểu lộng ngôn, chia rẽ của MC Trác Thuý Miêu, hay phát ngôn phân biệt vùng miền của bà Nguyễn Hằng – mẹ vũ công Hiền Sến, và “đề xuất” nhận được không ít “gạch đá” dư luận của ông đạo diễn Dũng “khùng”… Quyền tự do ngôn luận là điều không ai ngăn cấm, nhưng việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phát ngôn sai trái, kích động, gây mâu thuẫn như các trường hợp trên là không thể chấp nhận được. Chính dư luận, cộng đồng mạng cũng đã phản đối gay gắt đối với những bài viết trên, khiến chủ nhân của các bài viết “vuốt mặt không kịp”.

Nhưng dù sai trái như thế, một số “mõ làng dân chủ” lại gân cổ để cổ súy, tung hô, ủng hộ cho các giọng điệu “bố đời”, kệch cỡm, vô văn hoá, “ăn không nhai, nói không nghĩ” đó. Trên mạng xã hội, đối tượng Trương Nhân Tuấn đã đăng tải nhiều bài viết “thọc gậy bánh xe”, xuyên tạc sự thật, cổ vũ cho các hành vi sai trái núp dưới bóng “dân chủ”, “nhân quyền”. Trong một bài viết mới được tung ra, đối tượng này cho rằng: “Cả hai ý kiến, cô Trác và bà Hằng, theo tôi không hề vi phạm luật lệ ở bất cứ điều gì”. Từ đây, đối tượng này tiến hành xuyên tạc lịch sử đất nước, kích động chia rẽ vùng miền, tung ra thông tin sai lệch lịch sử, mang tính chất xuyên tạc một cách trắng trợn: “Hà Nội từ khi bị nhà Nguyễn truất danh hiệu ‘kinh đô’ và giao danh hiệu này cho Huế. Hà Nội thù nhà Nguyễn đến thâm xương. VN mất vô tay Pháp, VN xém chút nữa thuộc về Trung hoa… một phần quan trọng là do dân Hà Nội chống nhà Nguyễn. Hầu hết các cuộc nổi loạn chống nhà Nguyễn đều đến từ dân “hoài Lê” ở ngoài Bắc”.

Từ đầu đến cuối là những lời ngụy biện.

Không dừng lại ở đó, đối tượng Trương Nhân Tuấn còn “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi công kích một số ý kiến trái chiều trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội khoá XV; đưa ra yêu sách phi lý, vô căn cứ rằng: “Sở Thông tin có rảnh thì hãy kiểm soát lời lẽ “ba trợn” của mấy ông đại biểu quốc hội”…

Cần phải hiểu rõ, Trương Nhân Tuấn là một đối tượng “dân chủ” hoạt động mạnh mẽ trong nhiều năm. Trong mùa dịch, đối tượng này tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá khi đưa ra nhiều thông tin tiêu cực, sai trái như: xuyên tạc công tác phòng, chống dịch của đất nước; công kích chính sách được đưa ra trong thời gian chống dịch; đổ lỗi cho Đảng, cho chế độ là nguyên nhân gây ra dịch bệnh…

Quay lại với màn “tự do ngôn luận” của MC Trác Thuý Miên, bà Nguyễn Hằng hay một số người khác, đó là hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để chia rẽ, kích động thù hằn nguy hiểm. Nó thể hiện rõ sự hạn hẹp, bốc đồng, ngạo mạn trong tư duy và nhận thức. Những nội dung được đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của người dân trong cộng đồng; gây ra sự mâu thuẫn, hoài nghi; kích động sự phân biệt vùng miền. Và hơn hết, đó là những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Vậy hà cớ gì Trương Nhân Tuấn lại cho rằng nó đúng? Hay chăng, thứ “tự do ngôn luận” mà các “nhà dân chủ” đang hướng đến là một sự tự do vô pháp luật, đứng trên tâm tư, tình cảm của cộng đồng?

Tự do ngôn luận không có nghĩa là được tự do chụp mũ, thêu dệt, xuyên tạc, áp đặt, chống phá đầy hằn học, hận thù, đen tối, phóng tác, bôi nhọ, tô vẽ, rẻ rúng… không có căn cứ, bất chấp luân thường, đạo lý và luật pháp. Những kẻ bảo vệ, tiếp tay, cổ suý cho những hoạt động sai trái cũng cần phải bị nghiêm trị.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

9 nhận xét:

  1. Tự do ngôn luận là quyền lợi hợp pháp của công dân, nhưng đó là lời nói dựa trên cơ sở khoa học, pháp luật, khác hoàn toàn so với loạn ngôn, ăn nói bừa bãi, không có não, bất chấp luân thường, đạo lí, pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của công dân.

    Trả lờiXóa
  2. Hiển nhiên, tự do ngôn luận, tự do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải là tự do quá trớn. Chúng ta rất hoan ngênh những ý kiến xây dựng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời lên án, phê phán những ý kiến "loạn ngôn" với mưu đồ phá hoại công cuộc đổi mới, phát triển ở nước ta.

    Trả lờiXóa
  3. Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Với sự phát triển ngày càng vũ bão của khoa học kĩ thuật, internet, mạng xã hội hiện nay đã chi phối mạnh mẽ đời sống người dân trên toàn thế giới, với nhiều tính năng vượt trội, thuận tiện cho người sử dụng. Thế nhưng, bên cạnh những sự ưu việt, thế mạnh, sự hiệu quả, hữu ích của mình, mạng xã hội cũng gây ra, để lại biết bao hậu quả khôn lường, trên các phương diện, lĩnh vực khác nhau, đối với cá nhân, xã hội, cũng như cả quốc gia. Đơn cử như trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành với những diễn biến khó lường, rất nhiều chủ tài khoản mạng xã hội đã “vô tâm”, điềm nhiên, cố ý tung tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang cộng đồng, bất lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh chỉ để nhằm tư lợi cá nhân. Rất nhiều người đã bị phạt, xóa các thông tin bịa tạc, giả mạo... nhưng tình trạng loạn ngôn vẫn chưa thể chấm dứt. “Tự do ngôn luận” trên môi trường Internet thực sự hết sức đáng báo động, thậm chí kinh hãi, tiềm tàng những mối họa khôn lường. Ai cũng tùy tiện nghĩ rằng mình có thể được nói, được viết bất cứ thứ gì, dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng tất cả, phải trên cơ sở luật pháp quốc tế và từng quốc gia, không thể có sự tùy tiện, vô lối, vô pháp vô thiên. Sự tự do ngôn luận ấy, chính là sự loạn ngôn, lộng ngôn, là nói bừa bãi, bậy bạ, càn dở, không phép tắc, luật pháp gì. Sự tự do ngôn luận ấy chính là “mầm độc” cản trở, phá hoại sự tiến bộ, phát triển, cần triệt để loại bỏ.

    Trả lờiXóa
  4. luận điệu cũ kĩ của đám rận chủ vẫn là dựa vào cái tự do ngôn luận để xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Đó chính là sự đánh tráo khái niệm và lấp liếm cho hành vi sai trái của chúng.

    Trả lờiXóa
  5. rõ ràng tự do ngôn luận chỉ là cái cớ để đám rận chủ này lên tiếng xuyên tạc, kích động trên mạng xã hội về tình hình trong nước. Đây là chiêu bài khá quen thuộc của chúng nên người dân cần lên án mạnh mẽ hành vi của các đối tượng này và chỉ tiếp cận những thông tin chính thống của chính phủ.

    Trả lờiXóa
  6. nếu như thả trôi cho những nhà dân chủ hay tri thức phát ngôn trên mạng xã hội với đặc quyền tự do ngôn luận thì mạng xã hội sẽ loạn hơn bao giờ hết và ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân dân. Vì thế việc kiểm soát những tin độc, tin xấu trên không gian mạng là hết sức cần thiết.

    Trả lờiXóa
  7. Các phần tử cơ hội luôn kiếm những cái cớ,đồng nhất các khái niệm để gây ra sự nhầm lẫn cho mọi người.Đây là chiêu thức vô cùng tinh vi của bọn chúng,một chiêu thức k mới,người dân bây gườ dân trí cũng cao hơn rồi nên họ cũng đủ hiểu đâu là dúng đâu là sai!

    Trả lờiXóa
  8. tự do, dân chủ nhưng phải gắn liền với tập trung, không được vượt ra ngoài những quy chuẩn về đạo đức, thuần phong mỹ tục hoặc các quy định của pháp luật, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì thế những phát ngôn thời gian qua của đạo diễn Dũng, MC Trác Thúy Miêu và một số nhà dân chủ cần phải bị xử lý nghiêm khắc, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để ngăn chặn tình trạng loạn ngôn trên mạng xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, bên cạnh các chế tài cứng rắn, đủ mạnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm thì mỗi người sử dụng mạng xã hội cần tự ý thức trách nhiệm trước mọi hành xử, phát ngôn trên mạng xã hội để góp phần xây dựng một xã hội thông tin lành mạnh, hữu ích cho cộng đồng.

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog