Chia sẻ

Tre Làng

Chốt Kiểm soát dịch tự quản: Một cách làm hay của Hà Nội

Cuteo@

Hôm qua 6/8/2021, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhất trí kéo dài thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố cho đến sáng 23/8. Điều này khiến một số người không vui nhưng quyết định đó là đúng đắn, là cần thiết vì sức khỏe của nhân dân trong bối dịch Covid -19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài. 

Lướt mạng vài vòng, gần như không có tiếng kêu ca phàn nàn hay la lối, thảm thương.... trái lại, người dân động viên nhau ủng hộ quyết định của Chủ tịch Thành phố, vượt khó thêm một thời gian nữa.

Sáng nay 7/8, trên đường đi làm, những gì chứng kiến là đường phố vẫn vắng tanh, vài chốt nằm trên phố lớn đã không còn, nhưng thay vào đó thấy xuất hiện thêm nhiều chốt nhỏ cho từng con ngõ và từng khu dân cư.

Bức ảnh bên đường chụp tại đường Nguyễn Trãi vào sáng nay cho thấy cách làm mới của Hà Nội trong phòng chống dịch. Đó là "Chốt kiểm soát dịch tự quản".

Chốt tự quản là chốt kiểm soát dịch do người dân tự lập ra và tự vận hành theo hướng dẫn của chính quyền và cơ quan y tế địa phương.

Điểm mấu chốt của Chốt kiểm soát dịch tự quản là do người dân trực tiếp vận hành để bảo vệ chính cái khu dân cư mà họ đang sống. 

Từ việc huy động nguyên vật liệu làm rào chắn, biển báo, băng rôn, quy định được viết vắn tắt trên tờ A0 cho đến chiếc dù lớn, hay bàn ghế, quạt mát, nước uống... đều do nhân dân tự đóng góp, bảo quản. 

Về nhân lực: Mỗi khu phố đều họp nhau lại dưới sự điều hành của một vị Tổ trưởng dân phố hoặc một vị Trưởng khu để huy động, lựa chọn nhân lực từ các gia đình. Mọi gia đình trong khu phố đều phải tham gia trực chốt kiếm soát dịch. Tùy theo quy định của mỗi khu mà có thể chia ra làm 3 hoặc 4 ca trực để quán xuyến được cả ngày lẫn đêm. 

Đi qua vài chốt, tôi nhận ra sự khác biệt so với trước đây, thay vì mỗi chốt có 2 cán bộ công an, 3 bảo vệ dân phố kèm một cán bộ y tế thì mỗi chốt nhỏ này chỉ cần có 3 người. Được biết, ở những khu vực đặc thù, có diện tích nhỏ và ít hộ dân cư sinh sống, người dân cũng tự lập ra "Tổ liên gia phòng dịch", theo đó các hộ gia đình thống nhất thay phiên nhau trực cổng ra vào khu vực để tự bảo vệ mình dưới sự hướng dẫn của chính quyền và cơ quan y tế.

Việc của bộ phận trực chốt là không cho bất kỳ ai vào khu dân cư của họ, kể cả người đó có nhà ở trong khu vực này, nhưng hiện đang thường trú ở khu vực khác. Bên cạnh đó, người trực chốt cũng cẩn thận ghi chép lại theo ngày giờ từng trường hợp đi ra ngoài mua nhu yếu phẩm.

Khi xuất hiện các trường hợp khó hơn, phức tạp hơn, người trực chốt sẽ gọi điện liên hệ ngay với bộ phận thường trực ở phường, xã hoặc cơ quan công an.

Dừng xe để chụp một chốt Kiểm soát dịch tự quản, một người trực chốt đã ra tận nơi giải thích và yêu cầu tôi không vào khu vực, thực hiện đúng tinh thần chỉ thị 16 của Chính phủ và Chỉ thị 17 của Thành phố. 

Đi thêm một vài chốt, tôi nhận ra rằng những chốt kiểm soát dịch tự quản này dù nhỏ nhưng tỏ rất rất hiệu quả, kiểm soát việc đi lại cực kỳ chặt chẽ, và gần như tránh được hiện tượng cãi vã thường thấy, bởi người trong một khu gần như biết nhau hết, trong khi người lạ thì không thể vào được. Có lẽ không quá lời khi ta nói, giờ đây mỗi một ngõ nhỏ, mỗi một khu dân cư là một pháo đài chống dịch. Nói rộng ra, cái chốt kiểm soát dịch tự quản kiểu này được lập ra, ý nghĩa của nó không chỉ là phòng chống dịch bệnh mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực.

Cái hay là thông qua cái Chốt kiểm soát dịch tự quản này, Hà Nội đã huy động được sức mạnh vô địch của nhân dân vào công tác phòng chống dịch. Trong khi đó, người dân lại cảm thấy rất vui khi được tham gia công tác này như một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống đại dịch.

Đây là điều cực kỳ quan trọng góp phần giảm tải cho lực lượng y tế địa phương, cũng như giảm tải cho lực lượng công an, quân đội, bảo vệ dân phố hay dân quân tự vệ... vốn đã quá tải suốt hàng năm qua. Điều này còn đặc biệt ý nghĩa ở chỗ, khi người dân tự nguyện tham gia vào công tác phòng chống dịch thì lực lượng công an và y tế sẽ có điều kiện tập trung cho việc khoanh vùng, truy vết các trường hợp nghi nhiễm trên các địa bàn khác nhau một cách nhanh nhất, và giải quyết các công việc thuộc chuyên môn nghiệp vụ của họ như trước đây.

Hiện chưa rõ mô hình này đã nhân rộng ra toàn Thành phố chưa, nhưng rõ ràng đây là một cách làm hay, đúng tinh thần "Toàn dân chống dịch". Thiết nghĩ các địa phương khác nên áp dụng cách làm này để mỗi khu phố, mỗi làng mỗi xóm là một pháo đài chống dịch. 






P/s: Bức ảnh trên chụp từ trong ô tô: "Dịch đến nhà, đàn bà cũng đánh".

22 nhận xét:

  1. Dịch bệnh Covid-19 hiện nay diễn biến hoành hành và có nguy cơ còn diễn biến phức tạp khó lường hơn nữa, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ra một quyết định sáng suốt. Có như vậy là để đảm bảo an toàn được sức khỏe, sự ổn định của toàn xã hội cũng như không để dịch bệnh lây nhiễm chéo phức tạp như một số địa phương. Đối với mô hình tự quản này,tôi thấy rất hay và phù hợp, để cho mỗi người dân có quyền để giám sát và giảm tải công việc cho các cơ quan thẩm quyền. tôi cũng hy vọng chính điều này sẽ nâng cao ý thức tốt cho nhân dân, vì một HN bình yên.

    Trả lờiXóa
  2. Một mô hình hay của ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội trong công tác phòng chống dịch covid 19.Từ cách làm này lại nhớ về thời kỳ chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ với tinh thần mỗi người dân là một chiến sỹ,mỗi làng là một pháo đày.Nay tư tưởng ấy đã được vận dujg sáng tạo trong "chiến tranh với covid 19',chắn chắn rằng với những chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trong thời gian tới thì Hà Nội sẽ hết dịch

    Trả lờiXóa
  3. ghi nhận và đánh giá cao bà con nhân dân của tổ tự quản Covid đã có nhiều hoạt động phòng chống dịch hiệu quả, góp phần chung vào công tác phòng chống dịch Covid -19 của TP.

    Trả lờiXóa
  4. đây là những chốt, những điểm, những mô hình tổ tự quản hiệu quả, góp phần phòng chống dịch chung cho người dân tại nhà, khu phố, cho phường, quận và TP. Sự thành công trong việc phòng, chống dịch của TP Hà Nội có phần đóng góp rất lớn của nhân dân ở tổ dân phố.

    Trả lờiXóa
  5. Tại đây, tổ Covid-19 cộng đồng cùng với người dân ở tổ dân phố, khu dân cư cử người tham gia trực chốt, giữ gìn, cùng phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh. Hầu hết người đều đồng lòng, vui vẻ, tự nguyện thực hiện các nội quy, nhắc nhở lẫn nhau nhằm bảo vệ khu phố của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Việc tổ chức các chốt kiểm dịch tự quản đã thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh cộng đồng, do chính người dân tham gia giữ gìn chốt, nỗ lực phấn đấu không để xảy ra dịch, giúp giảm áp lực cho chính quyền, nâng cao ý thức trong việc chung tay, chung sức phòng, chống dịch.

    Trả lờiXóa
  7. tuyên truyền, vận động để mỗi người dân thực sự là một “chiến sĩ”, mỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các di biến động trên địa bàn, nhất là người tạm trú, khách vãng lai... Đây là giải pháp có ý nghĩa phòng thủ rất quan trọng, các địa phương phải cố gắng triển khai nhanh nhất

    Trả lờiXóa
  8. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch COVID-19 thì sự chủ động, chung tay của toàn thể người dân là vấn đề quyết định, có như vậy mỗi gia đình mới thực sự là một pháo đài, mỗi người dân mới là một chiến sỹ trong cuôc chiến chống đại dịch COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra.

    Trả lờiXóa
  9. Quả là một biện pháp rất hay và đầy tính sáng tạo của Chính quyền TP Hà Nội. Việc tổ chức để các tổ dân phố tự lập chốt kiểm soát sẽ giúp hạn chế tối đa sự có mặt của lực lượng chức năng để dồn vào việc truy vết, truy tìm các ca lây nhiễm và các công việc quan trọng khác. Hơn nữa, trên tinh thần tự giác, tự nguyện sẽ phần nào nâng cao ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của mỗi người dân. Hi vọng mô hình này sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất và sớm được nhân rộng ra toàn TP Hà Nội nói riêng cũng như trên khắp cả nước nói chung.

    Trả lờiXóa
  10. Thiết nghĩ việc thiết lập những chốt kiểm soát dịch tự quản như thế này cần được nhân rộng, là mô hình mang tính thiết thực cao, vừa nâng cao vai trò và ý thức trách nhieẹm của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, vừa giảm tải một phần công việc với những lực lượng tuyến đầu như cán bộ y tế, công an,...Tuy nhiên, các lực lượng tự quản cần thực sự nghiêm túc trong công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, tránh tình trạng cả nể và cần có biện pháp xử lí cứng rắn và quyết liệt với những cá nhân không chấp hành, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm như vậy vừa huy động được quần chúng nhân dân, vừa có thể giảm gánh nặng công việc cho các đồng chí công an và dân quân. Thời gian giãn cách cũng đã lâu và các đồng chí ấy cũng vất vả rồi, dẫu biết là nhiệm vụ nhưng việc được nghỉ ngơi hoàn toàn vẫn là điều các đồng chí ấy xứng đáng được nhận

      Xóa
  11. Mình thấy cái mô hình này khá hay đấy. Nó vừa mang lại cái gì đó đỡ nhàm chán cho người dân cũng như chính người dân ở khu phố đó kiểm soát lẫn nhau tránh để cho khu phố của mình bị ảnh hưởng. Đây thật sự là mô hình cần phát huy nhiều hơn nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng kiểu khi cần thiết thi huy động nguồn lực từ khắp mọi nơi ấy ạ. Người dân ai ai cũng cần có trách nhiệm chống dịch vậy nên là hãy trực tiếp giao quyền vào tay họ, họ sẽ làm tốt phần của mình thôi ạ, từ đó hiệu quả chống dịch chắc chắn được nâng cao

      Xóa
  12. Hoan hô cách làm này và cần phải nhân rộng nó ra nhiều hơn nữa ở các tỉnh thành khác. Người trong một khu mới có thể dễ kiểm soát nhau được cũng như sẽ cứng rắn hơn trong việc phòng ngừa dịch bênh. Hãy cùng chung tay để đẩy lùi covid

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tương tự nư vậy với các cơ quan, tổ chức.

      Xóa
  13. cách làm rất hay. Huy động được sức mạnh của nhân dân, giảm tải được phần nào khối lượng công việc cho lực lượng chức năng. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc" rất hay luôn. không tốn nhiều nhân lực ở cấp trên Đây là mô hình khuyến khích người dân tự bảo vệ mình và cộng đồng, nâng cao ý thức của các hộ dân trong một khu phố


    Trả lờiXóa
  14. người dân hãy chung tay cũng chính quyền để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh nhé... tự quản là 1 cách làm tốt, đánh đúng vào tâm lý, ý thức của người dân ĐỐi với những địa phương dịch bệnh chưa hoành hành mạnh thì đây là cách làm rất tốt để ngăn ngừa sự lây lan của Covid


    Trả lờiXóa
  15. Hình thức tổ chức theo kiểu tự quản như thế này thực ra rất là hợp lý luôn, rất biết đánh vào tâm lý của người dân. Bình thường quán xuyến chung chung thì có thể là chưa chắc mọi người đã hoàn thành trách nghiệm đâu nhưng một khi mà đã kiểu phân công trách nhiệm tận tay thế này thường thì con người ta sẽ có trách nhiệm hơn, giống như kiểu là được nắm quyền hành trong tay ấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gì chứ ở khu nhà tôi mấy cô chú có tuổi rất thích xung phong luôn, đặc biệt các bác già từng đi bộ đội. Cảm thấy việc làm nhỏ cũng là xung phong là cống hiến cho nhà nước trong cái việc chống dịch ấy là sướng lắm rồi

      Xóa
  16. Tôi cảm thấy làm như vậy khá là hợp lý. Người dân cùng khu xóm cảm thấy là sẽ dễ cảm thông hơn và sẽ dễ nói mà để cho nhau nghe hơn. Hơn nữa họ sẽ có cảm giác mình đang mang trên vai cái trọng trách bảo vệ khu phố, có như vậy thì làm việc cũng sẽ trách nghiệm hơn hẳn, kiểu này chắc chẳng ai lọt được ra vào đâu

    Trả lờiXóa
  17. Đây là một cách làm rất hay thể hiện được sự động lòng chung sức của người dân cùng với Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến với đại dịch covid-19, qua đó cho thấy Hà Nội đã huy động và phát huy được sức mạnh của nhân dân vào trong công tác phòng chống dịch, đây là một mô hình hay cần xem xét và nhân rộng hơn nữa ra toàn thành phố Hà Nội cũng như các địa phương tỉnh thành khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cách thông minhd để mà gắn kết người dân cùng Đảng và Nhà nước. Tin rằng cứ theo chiều hướng này thì chúng ta sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước ta trở về thời kỳ hưng thình trước kia sớm mà thôi

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog