Giới chức Mỹ ngày 6/8 cho biết, hai công dân Myanmar đã bị bắt giữ ở thành phố New York khi lên âm mưu cùng với 1 nhân vật buôn vũ khí ở Thái Lan về việc sát hại hoặc làm bị thương Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc (LHQ).
Theo các nguồn tin, Phyo Hein Htut, 28 tuổi và Ye Hein Zaw, 20 tuổi, bị buộc tội liên quan đến tấn công và có hành động bạo lực với quan chức nước ngoài.
Trước đó, Đại sứ Kyaw Moe Tun, người đại diện cho Myanmar trước khi có chính biến hồi tháng 2, cho biết, đã nhận được lời đe dọa và đề nghị chính quyền Mỹ tăng cường bảo đảm an ninh.
Hiện ông Kyaw Moe Tun chưa đưa ra bình luận nào về việc hai công dân Myanmar mới bị bắt giữ.
Trong khi đó, Phyo Hein Htut trả lời các điều tra viên của FBI về việc nhân vật buôn bán vũ khí ở Thái Lan đã liên hệ trực tuyến và đưa ra mức giá muốn tên này cùng đồng bọn tấn công Đại sứ Kyaw Moe Tun, buộc ông từ chức.
Theo các nguồn tin, nếu Đại sứ Kyaw Moe Tun không từ chức, những kẻ tấn công được đề nghị sát hại ông này.
Đại sứ Kyaw Moe Tun đã bị sa thải, một ngày sau khi ông có những phát ngôn không công nhận chính quyền quân đội. Ngay sau đó, cấp phó của ông là Tin Maung Naing đã được bổ nhiệm thay cho vị trí này.
Tuy nhiên, ngày 4/3, người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric cho biết, phái bộ của Myanmar đã gửi thông báo, ông Tin Maung Naing "đã nộp đơn từ chức... và ông Kyaw Moe Tun vẫn là đại diện thường trực của Myanmar tại LHQ".
Theo sắc lệnh của Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) ngày 1/8, Myanmar đã thành lập chính phủ tạm quyền. Chính phủ mới sẽ do Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing làm Thủ tướng và Phó Thống tướng Soe Win làm Phó Thủ tướng.
Chính phủ tạm quyền mới gồm các bộ trưởng liên bang, tổng chưởng lý liên bang, thư ký thường trực của Văn phòng chính phủ tạm quyền.
Chủ tịch SAC, Thống tướng Min Aung Hlaing tuyên bố nước này dự kiến tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào nửa cuối năm 2023 sau khi thực hiện công tác chuẩn bị trong 6 tháng vào tháng 8/2023. Ông Min Aung Hlaing một lần nữa cam kết tổ chức bầu cử đa đảng và khẳng định chính phủ sẵn sàng làm việc với bất kỳ đặc phái viên nào từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Văn An
Văn An
Tình hình chính trị - xã hội của Myanmar trở nên vô cùng phức tạp sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào đầu tháng 2 năm nay nhằm lật đổ chính quyền dân sự và bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại. Qua những vụ việc của Myanmar, Thái Lan... và nhìn về Việt Nam ta mới thấy rõ được sự trơ trẽn, bỉ ổi của các thế lực thù địch khi liên tục kêu gào đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Nhân dân cần tỉnh táo không để bị lôi kéo, hướng lái theo ý đồ xấu của chúng làm ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc hiện nay.
Trả lờiXóaTình hình chính trị thế giới ngày nay đang ngày càng một diễn biến quá phức tạp,các cuộc bạo loạn lật đổ chính quyền,ám sát ngày càng gia tăng hơn,tranh chấp lãnh thổ cũng căng thẳng hơn,đe dọa các nước,có thể thấy có vài quốc gia trước đó rất phát triển,cuộc sống người dân tương đối tốt.Nhưng sau khi có bàn tay của nước ngoài can thiệp,người dân không giữ được tỉnh táo để phân biệt được đâu là đúng sai,bởi vậy mới dẫn đến những sự việc đau lòng.Vì vậy mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những âm mưu của krt địch nước ngoài.
Trả lờiXóakhông biết thằng cha "đại sứ Mianma" này đại diện cho ai
Trả lờiXóa