Nguyên phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM phân tích, so sánh hoạt động từ thiện của bà Phương Hằng và nghệ sĩ tự phát: Chỉ ra 6 điểm khác biệt xác đáng!
Cách hoạt động từ thiện của bà Nguyễn Phương Hằng: Có tổ chức, có pháp lý, có cam kết dài hạn, có ngân sách riêng từ hoạt động kinh doanh của Đại Nam. Có chương trình chọn lọc như quỹ mổ tim, não úng thủy, cấp cứu giờ vàng,… và ít được quảng bá rầm rộ; trong khi đó một số nghệ sĩ hoạt động tự phát, cá nhân, cam kết cá nhân thấp..., tiến sĩ Vũ Thế Dũng phân tích.
Nhiều năm qua ở Việt Nam, hoạt động từ thiện đã trở thành một phong trào sâu rộng trong xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ, động viên những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, sự góp mặt của một số người nổi tiếng đã góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực trong hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng xuất hiện những lùm xùm, đơn cử như vụ một nghệ sĩ dính nghi vấn "ngâm" 14 tỷ tiền từ thiện mà các mạnh thường quân đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung suốt nửa năm khiến dư luận bức xúc. Tiếp theo hệ quả, hàng loạt những vụ từ thiện của nghệ sĩ đã bị cộng đồng mạng "bóc phốt", thậm chí dựng chuyện.
Thực tế, nghệ sĩ làm từ thiện không phải câu chuyện mới và cũng là điều tốt đóng góp cho xã hội, nhưng đến khi số tiền họ nhận được quá nhiều, nó lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Ông khẳng định ông không khái quát hóa hết giới nghệ sĩ, mà chỉ nêu ra một vài trường hợp thường thấy gần đây. Theo ông, cách hoạt động từ thiện của bà Nguyễn Phương Hằng: Có tổ chức, có pháp lý, có cam kết dài hạn, có ngân sách riêng từ hoạt động kinh doanh của Đại Nam. Có chương trình chọn lọc như quỹ mổ tim, não úng thủy, cấp cứu giờ vàng,… và ít được quảng bá rầm rộ.
Còn một số nghệ sĩ thì hoạt động tự phát, cá nhân, cam kết cá nhân thấp. Có những người làm từ thiện lâu năm nhưng là hằng năm đến sự kiện đó thì làm chứ không phải cam kết lâu dài, bỏ tiền cá nhân, gia đình, chủ yếu là huy động từ cộng đồng. Chủ yếu là các chương trình cứu trợ khẩn cấp hay giúp đỡ người nghèo. Ít có các chương trình cần cơ, lâu dài và gần như được quảng bá rộng rãi.
Vị nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP.HCM nêu thêm: "Gần đây, bà Phương Hằng mới hay livestream để nói về công việc thiện nguyện của mình. Điều này cũng tốt vì nó sẽ tạo định vị, để mọi người biết rằng chị là một mạnh thường quân có đóng góp rất lớn cho Việt Nam.
Còn khi chúng tôi tìm hiểu thì rất ít thông tin về quỹ Hằng Hữu. Cho thấy việc từ thiện này được làm rất âm thầm. Họ kết nối với các bệnh viện, số tiền sẽ trực tiếp giúp đỡ các bệnh nhi. Những người được nhận sẽ không biết được ai là người đã giúp đỡ mình".
Gần đây nhất, khi tình hình dịch bệnh phức tạp, vợ chồng bà Phương Hằng chính thức nhập 50.000 bình oxy đặt ở Đại Nam sẵn sàng phục vụ miễn phí cho những người dân nghèo.
Khu du lịch Đại Nam trị giá 6.000 tỷ của bà những ngày này cũng đã được biến thành khu cách ly. Mỗi người dân khi đến cách ly tại trường đua Đại Nam đều sẽ được phát gối mền, máy quạt riêng. Không gian riêng tư cũng được đề cao khi mỗi người có một lều riêng biệt. Đặc biệt hơn, bà Phương Hằng còn đặc biệt tặng cho mỗi người một chiếc kính bảo hộ của Nhật có giá gần 1 triệu đồng miễn phí.
Tựu chung lại, điều công chúng mong mỏi, là những nhà hoạt động từ thiện hãy công khai số tiền họ nhận được, cách sử dụng như thế nào, có đúng mục đích hay không... từ đó thiết lập niềm tin rằng những gửi trao, yêu thương của mạnh thường quân tới đúng địa chỉ cần giúp đỡ.
(Nguồn: Thinking school - Youtube)
Những việc lam của gia đình bà Nguyễn Thu Hằng là rất đúng rất nhân văn,có cơ sở pháp lý rõ ràng không như một số nghệ sỹ khác vẫn giữ số tiền được quyên góp trong tài khoẳn của mình đến nửa năm rồi mà vẫn cho quyên góp cho người dân.Trong thời gian tới các giới nghệ sỹ nếu kêu gọi người dân quyên góp thì nên là đúng quy trình,đừng có chuộc lợi cá nhân!
Trả lờiXóa