TPO - Nhóm của "bác sĩ Khoa" với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.
Hình ảnh của "bác sĩ Khoa" kute thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore
Câu chuyện về nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.
Thậm chí, cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.
Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82- ảnh L.N
“Trong bản tóm tắt cuộc đời dài cả chục trang giấy, mà Lam gửi cho tôi, Lam kể bố đã quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán gà rán, hiến tuỷ cứu con gái nên bị liệt chân. Tất cả, nhằm mục đích kêu gọi từ thiện dưới cái danh nghĩa quỹ ung thư 82”- Chị T, một doanh nhân đã đưa ra lá thư dài chục trang giấy mà Lam đã gửi cho chị và cho biết, chị đã ủng hộ vào quỹ này 5 triệu đồng và kêu gọi bạn bè ủng hộ nữa.
Chiều 9/8, trao đổi với Tiền Phong, chị Nguyễn K.L, ở TPHCM cho biết chị là nạn nhân của nhóm “bác sĩ Khoa”. Theo chị L. vào đầu tháng 7/2020, chị đọc trên facbook của một người bạn học cùng khoá thì phát hiện Phong Lam vào comment trên facebook của bạn mình. “Tôi vào facebook PhongLam xem thì thấy người này toàn viết những câu chuyện về cuộc đời mình, bố của mình bị ung thư. Sau đó, tôi có trao đổi với người này về một số bệnh tật”- chị L. kể lại. Cuối tháng 7/2020, PhongLam nhắn cho chị L. chuẩn bị tổ chức trung thu cho các cháu mắc bệnh ung thư máu, và chị cùng nhóm “thiện nguyện 82” sẽ làm bánh bán để quyên tiền cho các em trị bệnh.
Thấy việc làm ý nghĩa nên chị L. ủng hộ 5 triệu đồng, kêu gọi các bạn bè ở TPHCM ủng hộ người 1 triệu, người 2-3 triệu đồng. “Số tiền ủng hộ của nhóm tôi đều thông qua tài khoản có tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre. Đến tháng 8/2020, Thy còn gọi cho tôi để trình bày rằng nhóm đang tổ chức hoạt động nhưng thiếu 300 phần quà, tôi ủng hộ qua tài khoản của Thy 2 triệu đồng và nhiều người quen của tôi cũng ủng hộ”- chị L. kể lại.
Một bức thư dài 6 trang được Phong Lam gửi đến cho những người quen biết kể về hành trình cô điều trị ung thư và những người đang mắc căn bệnh này để sau đó kêu gọi hảo tâm.
Theo chị Nguyễn K.L, đầu năm 2021, nhóm này còn kêu gọi nhiều người quyên góp vào các chương trình ung thư của “quỹ 82” nhưng sau khi tìm hiểu thấy có nhiều bất thường nên chị L. không tham gia.
Theo thông tin cùng số điện thoại của PhongLam và Nguyễn Thị Minh Thy mà chị L. cung cấp cho phóng viên, chúng tôi liên lạc thì tất cả đã khoá máy, facebook và zalo đều không tồn tại.
Câu chuyện về “bác sĩ Trần Khoa” rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ nguy kịch sắp sinh lan trên facebook, cũng là một trong vô số những chiêu lừa đảo đó. Hình ảnh đại diện trên facebook của “bác sĩ Khoa” là của một tiến sĩ chuyên về nha khoa của Singapore có tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. Các thành viên mà “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài rồi tag các facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… vào đều đã “biến mất”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tất cả những facebook trong nhóm đều có chung một đặc điểm, phần lớn là lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) hay Úc ghép vào.
Phong Lam hay Trần Khoa, không biết có ngoài đời thật hay không, hay chỉ có trong những mảnh đời được hư cấu nhằm mục đích lợi dụng lòng người của một nhóm lừa đảo. Duy chỉ có cái tên facebook Thy Nguyễn là có thật, vì cái tên này có số tài khoản mang tên Nguyễn Thị Minh Thy, được công khai để “gom” tiền của các mạnh thương quân, người chơi mạng xã hội giàu lòng trắc ẩn.
Thay vì kêu gọi từ thiện công khai như trước thì giờ đây các đối tượng lại còn bày ra chiêu trò lập nhóm kín để huy động tài trợ nhằm mục đích che giấu hoạt động lừa đảo của mình. Cần kiên quyết lên án hành động này
Trả lờiXóatóm được thì vẫn tốt hơn. Mà quan trọng là nếu như có thể nâng cao sự thông minh trong việc làm từ thiện của mọi người vẫn là điều tốt nhât. Phòng tránh thế nào cũng không thể bằng chính bản thân ta tự phòng cho ta. Có cẩn thận từ đồng thì mới không có ai nhen nhóm lừa chúng ta được
XóaBây giờ lừa đảo ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn nhiều, chúng sẵn sàng không tù thủ đoạn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vì thế đây cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều người khi thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ, nhưng mọi người cần tìm hiểu rõ ràng tránh bị lừa đảo, cũng mong cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những vụ như thế này để người dân có thể giúp đỡ cho nhiều người có hoàn cảnh éo le trong cuộc sống.
Trả lờiXóaBọn chúng đúng là cũng biết lợi dụng tình hình dịch bệnh nhiều người thực sự đang rất khó khăn để mà làm các chiêu trò kêu gọi sự thương hại đến từ những người có điều kiện. Đôi khi cảm thấy sao mà lòng tốt thực sự quá lãng phí luôn cho mấy người kiểu này
XóaThậm chí, cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.
Trả lờiXóaCái này mang đi viết truyền viết sách bán thì tôi sẽ xem xét ủng hộ, chứ còn bảo tôi tin để mà ủng hộ tiền thì đúng là chẳng bao giờ tôi tin vào mấy thứ tình huống lâm li bi đát sặc mùi xuyên tạc này đâu mà để bị lừa
XóaNgay cả bác sỹ mà cũng tung tin giả thì cũng chịu,không hiểu sao bác sỹ này lại có thể làm điều như vậy được,không biết đạo đức nghề nghiềm,suy nghĩ của bác sỹ này để vào đâu rồi,lạ thay cái thông tin mà vị bác sỹ này tung lên lại là thông tin về covid 19,liên quan đến vấn đề mà vị bác sỹ này được đào tạo.cũng may mà công an và dư luận đã phát hiện kịp thời,đây là bài học cảnh tỉn cho những người khác.
Trả lờiXóaĐây là một thông tin dàn dựng của một nhóm lừa đảo, không hề tồn tại bác sĩ hay những sự việc này.
XóaLợi dụng lòng tốt của người khác để lấy cớ quyên góp cho mảnh đời khó khăn, dựng lên một câu chuyện cảm động về bản thân để lấy được sự thương cảm, chẳng hiểu sao lại tồn tại những con người không bằng cầm thú vậy, quá tàn nhẫn, đáng khinh bỉ. Các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng điều tra làm rõ sự việc để tiến hành khởi tố, xử lý hình sự về những hành vi này và đây cũng là một bài học sâu sắc trong việc ủng hộ của mọi người đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng, trước khi ủng hộ cần phải tìm hiểu thật kĩ thông tin.
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng thực sự bây giờ cũng có nhiều việc nữa, bảo rình bắt đám này chắc cũng chẳng xuể. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu như những người cho họ kiểm soát hơn trong cái việc cho đi, kiểu chọn lọc hơn và bớt cả tin hơn thì họ sẽ bớt đi việc bị lừa
XóaNếu thực sự mọi người có tiền thì tôi nghĩ rằng nên tìm một tổ chức đã nổi với việc làm từ thiện để thông qua họ đưa được số tiền đến tay người thực sự cần họ. Lòng tốt thì luôn sẵn đó, có rất nhiều người muốn cho đi thế nhưng thật đáng tiếc khi có nhiều kẻ lại lợi dụng vào tâm lí muốn cho để mà giả nghèo giả khổ để chiếm đoạt số tiền đấy
Trả lờiXóaAi tỉnh táo thì làm ơn hãy cố gắng đừng để bị lừa đi ạ. Một câu chuyện có thể khác đi thông qua những lời văn hay ý đẹp trên mạng xã hội nhưng sự thật đằng sau thì chẳng mấy ai biết. Toàn là những nhân vật tự viết kịch bản cho cuộc đời của chính mình rồi biến bản thân của mình trở thành kẻ đáng thương để lừa tiền thôi
Trả lờiXóaCác việc làm thiện nguyện của những người hảo tâm trong xã hội là những điều rất đáng quý rất được xã hội hoan nghênh. Các kiểu lừa đảo bằng cách đánh vào lòng thương cảm người gặp phải hoàn cảnh khốn khó ...để lập quỹ cứu trợ giả rồi chiếm đoạt tiền bạc của những người hảo tâm thật là một hành động dứt khoát phải bị trừng trị.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh xã hội hiện tại đã có những cách kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội có thể làm rõ nhân thân +xuất xứ các nhân vật đang hô gọi lập các kiểu quỹ hỗ trợ xã hội. Đó cũng chính là cơ sở đảm bảo tính chính xácvaf có giá trị thiết thực cho việc làm từ thiện cứu giúp cho những người gặp hoàn cảnh khốn khó trong xã hội
Trả lờiXóa