Liên quan đến vụ "BS Khoa rút ống thở" Sở 4T TP.HCM đã tiếp tục mời một số Fbker lên làm việc, trong đó có Jang Kều (ảnh phải), Huỳnh Mai An Đông (ảnh trái). Tuy nhiên, các Fbker này đã không thể đến làm việc do không có mặt tại TP.HCM vào thời điểm này.
Những Fbker này đề nghị Sở 4T chuyển buổi làm việc cho đến hết thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và gửi kèm văn bản giải trình những chi tiết liên quan đến vụ việc.
[Nhóm BS Khoa: Người thật, tài khoản giả - Xem trên Trelangblog.com]
Tại cuộc họp báo sáng 10/8, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở 4T cho biết ngày 9/8, Sở đã làm việc với 2 Fbker là ông Nguyễn Đức Hiển và Hoàng Nguyên Vũ (tên thật là Nguyễn Văn Tài). Sở 4T cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 2 ông này vì chia sẻ thông tin sai sự thật.
[Dàng cho thám tử: Văn tế BS rút ống thở - Xem trên Trelangblog.com]
Liên quan đến việc Fbker BS Khoa và nhóm 82 có dấu hiệu lừa đảo, ông Thọ thông tin: "Sở TTTT bước đầu đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền như Bộ TTTT để tổng hợp, xác định việc các tài khoản này có hành vi giả mạo để trục lợi trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM"
Trước đó, hôm 8/8, Sở Y tế TP.HCM khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người thân để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là sai bịa đặt. Sở Y tế cũng lý giải tại các bệnh viện của Thành phố không có chuyện rút ống thở để nhường cho bệnh nhân như Fbker "Trần Khoa" viết.
Cùng một giuộc lừa đảo như nhau nên sớm muộn gì cũng bị triệu tập thôi! Có lẽ phạt hành chính là quá nhẹ so với bọn này, lợi dụng tình hình dịch bệnh để đăng thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận, làm mất niềm tin ở nhân dân vào chính quyền. Cần nhìn nhận rõ bản chất của bọn này để không để xảy ra những vụ việc tương tự.
Trả lờiXóaNhững đối tượng trên bị triệu tập, làm rõ và sẽ phải chịu trách nhiệm vì những phát ngôn của mình trên mạng xã hội là điều rõ ràng. Những thông tin mà họ đưa ra là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng về nhận thức cho người đọc
Trả lờiXóaTheo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2021, tại Việt Nam có hơn 60 triệu người dụng mạng xã hội và trung bình mỗi ngày, người Việt Nam sử dụng khoảng 3 đến 4,5 giờ cho mạng xã hội. Đây cũng là một kênh dùng để quảng bá hình ảnh, tương tác của những nhân vật nổi tiếng với mọi người. Tuy nhiên, việc này cũng có mặt trái, khi những thông tin không chính xác, chưa được xác thực, chưa kiểm chứng và không có nguồn dẫn. Thiết nghĩ thông tin "bác sĩ Khoa rút ống thở của cha mẹ để cứu sản phụ" được lan truyền trên mạng, rồi nhiều người đã dẫn lại, thêu dệt câu chuyện "cổ tích" đồng thời đính kèm hình ảnh hai cháu bé chào đời để củng cố niềm tin thông tin đưa ra là có thật. Như vậy hành vi đó ảnh hưởng bao nhiêu, tác động thế nào, với việc xử phạt hành chính các đối tượng đó còn quá nhẹ, cần phải điều tra làm rõ xem mục đích của các đối tượng đó có cố tình lấy sự việc đó để thu hút chú ý rồi kêu gọi đóng góp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không để xử lý hình sự.
Trả lờiXóaMấy con này phạt nó khác gì gãi ghẻ, mà cái sở đó phạt giá cả chưa công bằng. Đề nghị xử nghiêm bọn này chứ phạt nó ăn thua gì. Cùng một giuộc lừa đảo như nhau nên sớm muộn gì cũng bị triệu tập thôi Nghề từ thiện lên ngôi rồi. Lần này mong cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm để những kẻ khác thấy còn biết rén
Trả lờiXóaNghề từ thiện lên ngôi rồi. Lần này mong cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm để những kẻ khác thấy còn biết rén Cái nhóm 82 kia chắc cũng sắp bị khui ra rồi Hóng cái kết của bọn giả nhân giả nghĩa này Cái bọn sống thất đức thì sớm muộn gì cũng bị trừng trị thôi
Trả lờiXóa