Phú Ngẫn
Chữ giáo (教), vốn là một từ siêu cổ có từ thời Thương, và cấu tạo của nó tự thể hiện đầy đủ tinh thần và phương pháp giáo dục nhất quán từ xưa tới nay, gồm một bàn tay của thầy giáo đang cầm roi (攵) kèm cặp một đứa trẻ học bài bên cạnh (子).
Giáo dục và hình phạt để răn đe những học sinh chống đối giáo dục luôn đi kèm với nhau, bất kể là ở Ân Khư 1000 BC, La Mã thời đầu thiên niên kỷ 1, hay trường quý tộc Eton ở Anh Quốc vào năm 2021, phương pháp này vẫn chứng minh được sự chuẩn mực của nó. Nó chuẩn mực, không phải vì sách viết vậy, mà vì nó hợp với lẽ thường (common senses) và với tâm sinh lý con người bình thường (regular humans' biopsychology).
Cầm một chiếc điện thoại 5G trong tay, không khiến bạn biến thành loài khác với tổ tiên, chúng ta vẫn cư xử và phản ứng với môi trường xung quanh y hệt như 2,5 triệu năm về trước. Những phương pháp giáo dục đã được chứng minh hiệu quả ở Biện Kinh thế kỷ 10, thì cũng sẽ hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng vào Hanoi ở thế kỷ 21, không có gì khác cả.
Áp lực thôi thúc, khiến chúng ta phải nỗ lực 100%, bản năng tránh sự đe doạ về đòn roi, kỷ luật, khiến chúng ta tập trung không lơ là chểnh mảng, sự ganh đua thứ hạng với các bạn đồng môn, về lâu dài giúp tăng mức sàn học lực của cả lớp, bất kể là ai đứng nhất, thì trong một môi trường cạnh tranh cao, tất cả các em theo thời gian đều sẽ giỏi lên.
Việc phạt học sinh, bản chất cũng chính là dạy trẻ cách chịu trách nhiệm cho hậu quả của mình. Điều này rất quan trọng, vì phá phách xã hội, bất hiếu, phát ngôn ngu, làm điều ác…, cũng đều là vì chúng không ý thức được hậu quả do chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm. Gia đình nào có nghịch tử, thì 100% đều là do được nuông chiều. Nếu một thằng bé láo lếu được chỉ mặt, thậm chí trừng trị từ khi có biểu hiện từ 2 tuổi, nó sẽ không phải mặc áo Juvetus vào năm 20 tuổi xuân xanh.
Ở bình diện quốc gia cũng vậy thôi, những vùng được nuông chiều, lười biếng và học dốt, không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của mình gây ra mà luôn có người cứu giúp, bao bọc, dọn cứt cho chúng mỗi khi rơi xuống vực…, thường sẽ sản sinh ra giống Sói Mắt Trắng, ngu si dốt nát, vong ân bạc nghĩa, cắn tay, rủa chết cả ân nhân cứu mạng mình, vốn là hậu quả của việc được nuông chiều, thoả hiệp, khen xã giao, không bắt chịu trách nhiệm… trong một thời gian quá dài, mà tất cả chúng ta đã được mở mắt gần đây.
Tôi đồng ý rằng việc phạt học sinh bằng hình thức đòn roi cần phải hạn chế, nếu cho phép cần phải có quy định chi tiết (Ở Mỹ, Hàn, Nhật và Châu Âu vẫn cho phép bình thường, cho anh chị nào xaolon về giáo dục nhân văn giống Tây). Hạn chế nó, không phải bởi vì hình thức này sai hay xấu, mà nó rất khó xác định ranh giới giữa phạt và bạo hành, nên dễ bị lạm dụng. Tuy nhiên các hình thức kỷ luật học sinh như chép phạt bài tập, phạt thể dục như chống đẩy, chạy vài vòng quanh sân trường…, đều vốn cũng là những hoạt động bình thường trên lớp của học sinh, mà thôi, thì tôi không hiểu các anh chị phản đối dựa trên cái lý lẽ gì?
Các anh chị me Tây luôn hay cố nói phét về giáo dục, nhưng ngay từ đầu vốn đã không hiểu mục đích của giáo dục là gì. Giáo dục không phải để vui, nếu chỉ cần vui, thì 2 điếu cỏ là đủ rồi. Giáo dục không phải để khai phóng, vì nếu thực sự chỉ cần lật tung và phủ định tất cả cái cũ, thì cái các anh chị cần phải là một cuộc Cách Mạng Văn Hoá như thời Mao Trạch Đông, chứ không phải mấy bài trăn trở ra điều cấp tiến trên Phây Búc.
Giáo dục, là để tạo ra những con người có kiến thức, trình độ, kỹ năng, cách cư xử phù hợp với xã hội. Chúng ta cần kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, và cũng cần cả những con người biết đúng sai, hiểu lý lẽ, trung thành với quốc gia yêu thương gia đình mình nữa. Mạnh Tử nói: “Bào thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận vu cầm thú”, nhìn về xu hướng giáo dục, văn hoá của nghệ sĩ và xem qua bộ phim bị cấm chiếu của người hào sảng vừa rồi, mới thấy lời dạy của Á Thánh cả nghìn năm trước đây, tận tới nay vẫn không sai một phân nào cả.
Quả là:
Bỏ kỷ luật, tha hồ đùa nghịch.
Đéo chuyên tâm, chỉ thích thảnh thơi.
Đến khi thực sự vào đời,
Trăm điều áp lực, chắc rơi cả lon.
Có một sự thực là chính những kẻ "cấp tiến" đó cũng đã trưởng thành và hoàn thiện bản thân từ chính những đòn roi của bố mẹ, ông bà hay những hình phạt khác nhau của thầy cô giáo. Bởi, quan niệm dạy trẻ từ xưa đến nay luôn là " thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", xử phạt không phải vì ghét bỏ mà là chính từ yêu thương, muốn tạo cho trẻ một hình thức thúc đẩy bản thân mà thôi.
Trả lờiXóakhông nên đặt nặng hình phạt nhưng cũng không nên xem nhẹ hình phạt trong giáo dục. trẻ vốn chưa hình thành đầy đủ nhận thức và thường có suy nghĩ bốc đồng rất khó bảo Không ai muốn dùng đòn roi với con cái nhưng thực tế nếu chỉ dùng lời nói thì hiệu quả giáo dục khó mà cao được! không đến mức độ hủy hoại giới trẻ nhưng quả thực các biện pháp giáo dục đi kèm với các hình phạt sẽ luôn có hiệu quả tốt hơn!
Trả lờiXóaÁp lực thôi thúc, khiến chúng ta phải nỗ lực 100%, bản năng tránh sự đe doạ về đòn roi, kỷ luật, khiến chúng ta tập trung không lơ là chểnh mảng, sự ganh đua thứ hạng với các bạn đồng môn, về lâu dài giúp tăng mức sàn học lực của cả lớp, bất kể là ai đứng nhất, thì trong một môi trường cạnh tranh cao, tất cả các em theo thời gian đều sẽ giỏi lên.
Trả lờiXóa