Chỉ một khu phố có F0 lại phong tỏa cả xã cả phường, chỉ một xã có F0 lại phong tỏa cả huyện, đã đến lúc phải đặt ra câu hỏi có nên phòng dịch theo cách đó hay không?
Khi phong tỏa một không gian quá rộng, khả năng kiểm soát thấp hơn, huy động lực lượng đông hơn, thiệt hại và lãng phí nguồn lực. Chính quyền không đủ nhân lực để kiểm soát, ngành Y tế cũng không đủ nhân viên y tế để thực hiện các công việc xét nghiệm trên diện rộng.
Còn nữa, chỉ vì một phường có F0 mà phong tỏa cả quận thì mọi hoạt động buôn bán làm ăn, sản xuất kinh doanh của người dân trong địa bàn bị ảnh hưởng, tổn thất đó không chỉ có người dân, doanh nghiệp mà cho toàn xã hội. Nếu ở đâu cũng làm theo cách này thì thiệt hại cả nền kinh tế.
Có một điều chúng ta cũng cần suy nghĩ lại, tại sao dập dịch mà lại cứng nhắc theo địa giới hành chính. Con virus SARS-CoV-2 đâu có đăng ký thường trú theo phường, quận, thành phố hay quốc gia. Vậy thì tại sao khi phát hiện người bị F0 lại tính theo địa giới một phường mà không tính phạm vi không gian nhỏ nhất để khoanh vùng xử lý.
Cho nên, phân nhỏ ra là quá đúng, cứ phong tỏa đúng ngõ đó, hẻm đó, dãy nhà đó. Còn những nơi khác hoạt động bình thường để dưỡng sức dân, ổn định xã hội.
Chính vì phong tỏa nhỏ cho nên mới xử lý nhanh. Phát hiện F0 ở một khu phố hay thôn ấp thì phong tỏa ngay điểm đó để xét nghiệm, tách F0 đi điều trị ngay lập tức. Vì nhỏ nên giãn cách nhanh trong 14 ngày, kiểm soát dịch bệnh nhanh, không kéo dài tháng này qua tháng khác.
Cơ động chính là tổ chức hệ thống y tế ở cơ sở phải tiếp cận và xử lý nhanh trường hợp lây nhiễm. Muốn nhanh thì phải cơ động, không chờ đợi huy động lực lượng cồng kềnh từ trên xuống dưới. Vừa qua, các trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, xe tiêm vaccine lưu động đến tận hẻm nhỏ trong vùng đỏ để tiêm cho người dân đã phát huy hiệu quả rất rõ. Cần phải lấy mô hình cơ động này làm giải pháp cho phòng chống dịch.
Vì dịch chưa có tiền lệ, cho nên không ai đi truy xét những cách làm trước, thế giới cũng ngổn ngang nhiều cách phòng dịch rồi điều chỉnh tùy theo từng thời điểm. Việt Nam cũng không chủ quan bảo thủ, mà phải tìm ra cách đi đúng hơn, hiệu quả hơn.
TPHCM đã kiểm soát dịch có hiệu quả, số ca nhiễm và tử vong giảm dần. Đặc biệt tỉ lệ người được tiêm vaccine tăng nhanh, số người được điều trị khỏi khoảng 160.000 người tính đến 15.9. Vậy thì không nên phong tỏa rộng và kéo dài, hãy chuyển sang mô hình “nhỏ, nhanh và cơ động”.
LÊ THANH PHONG
Sở dĩ trước đây chính quyền thành phố Hồ Chí Minh phải khoanh vùng rộng theo địa giới hành chính vì khả năng lây lan dịch trong cộng đồng lúc đó rất cao, nếu không kịp thời khoanh vùng và kiểm soát chặt chẽ thì tình hình rất nguy hiểm. CÒn nếu tính phương án "nhỏ, nhanh, linh động" thì ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng để dịch không bùng phát.
Trả lờiXóaThủ tướng Phạm Minh Chính khi phát biểu tôi thấy rất sâu sắc, rất hay, rất sát. các anh chỉ đạo cứ thấy F0 ở xã là phong tỏa, giãn cách toàn huyện; có F0 ở huyện thì giãn cách toàn tỉnh... Thế đặt câu hỏi là giãn cách đến khi nào? Thời hạn, rồi trả lời câu hỏi là phải làm sao trong thời gian giãn cách ấy chứ? Vậy nên hãy thật nhanh, gọn, đơn giản, linh động để phù hơp với người dân nhất. Mỗi địa phương phải tiếp thu ý kiến chỉ đạo của TT một cách khoa học, tích cực nhất mới chống dịch hiệu quả được.
Trả lờiXóaHiện nay việc thực hiện các giải pháp quyết liệt và sáng suốt ở TP HCM có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không thể làm lơ là, qua loa, đại khái, chủ quan trong công tác phòng chống dịch ở các địa bàn ở phía Nam được. Thiết nghĩ, "nhỏ, nhanh, linh hoạt" là phương châm kịp thời và hợp lí trong bối cảnh hiện nay. Chính vì dịch chưa có tiền lệ nên càng phải đặt quyết tâm cao độ, không nản chí, vì "cái khó mới ló cái khôn", khi đã tìm được giải pháp đúng hướng ắt phải quyết tâm thực hiện sao cho có hiệu quả.
Trả lờiXóaMỗi một giai đoạn chống dịch chúng ta lại phải xây dựng một phương án, cách làm khác nhau để đảm bảo tính phù hợp, linh động, hiệu quả. Không thể giữ mãi một cách nếu khi đó không còn phù hợp, tốn kém. Chống dịch phải đảm bảo hợp lí, hiệu quả
Trả lờiXóa