Thanh thiếu niên là độ tuổi cần được tiếp xúc với môi trường lành mạnh, để rèn luyện những phẩm chất, đức tính tốt. Những gì giới trẻ tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm, lối sống và thái độ hành xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Thế nhưng nhìn sâu vào hình ảnh một bộ phận thế hệ trẻ cuồng các nhân vật giang hồ Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Phú Lê… thật không khỏi khiến người có trách nhiệm lo ngại.
Không thể không lo ngại khi mà hiện nay vấn đề giang hồ mạng, hành xử xã hội đen được cổ súy trở thành trào lưu. Không khó để tìm thấy các phim về xã hội đen được sản xuất bởi người Việt tràn lan trên không gian mạng.
Giang hồ thì đi làm nghệ sĩ, đóng phim chiếu công khai trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để câu view, để làm nổi bản thân, cho mọi người thấy được để trở thành “đầu gấu”, đại ca giang hồ họ phải làm những điều gì và hành động hăng máu ra sao.
Việc làm phim giang hồ trên mạng, các video clip ngắn không tốn nhiều chi phí, sức hút quá nhiều khiến bao người ùa vào sản xuất, vừa kiếm tiền, vừa lăng xê tên tuổi. Điều trớ trêu là đến giới showbiz cũng đua nhau nhảy vào để “kiếm cơm”. Từ Johnny Trí Nguyễn (Bụi đời Chợ Lớn), Việt Hương (Giang hồ chợ mới), đến Lý Hải (Lật mặt), Thu Trang (Thập Tam Muội – một web drama có cả sơ-ri về giang hồ), một ca sĩ hội chợ làm phim giang hồ kiếm 14 tỷ, ẵm luôn nút vàng của youtube… Để rồi chính cái trào lưu ấy đã tự biến bản thân nghệ sĩ trong giới showbiz thành đám giang hồ thật, cổ súy cho lối sống anh em xã hội.
Giang hồ lại thích làm nghệ sĩ. Trong ảnh giang hồ Đường Nhuệ đóng hàng loạt phim trên YouTube. Ảnh: Cắt từ clip
Đến giờ phút này, cộng đồng vẫn chưa hề quên chân dung Cát Phượng và đàn em Anh Thư từng cho mình cái quyền đứng trên pháp luật, giở thói “chị đại”, ảo tưởng sức mạnh giang hồ, kéo bầy đàn đến nhà Gymer Duy Nguyễn tuyên bố xử đẹp trong một nốt nhạc. Lời đe nẹt “chỉ cần búng nhẹ tay các anh em đánh nó như phim Mỹ” và lời dằn mặt, lên lớp của đàn anh chị: “Đừng đụng đến nghệ sĩ” chấn động giới giải trí. Điều này khiến cho biết bao nghệ sĩ gạo cội, chân chính phải thốt lên lời ca thán, từ đau đớn đến hỡi ôi!
Đáng chú ý hơn, đề tài giang hồ ấy lại được nghiễm nhiên lên sóng truyền hình quốc gia, trong bộ phim “Người phán xử”, thông điệp: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn các thứ khác có hay không có không quan trọng” được đạo diễn phim đem ra làm cái nền để diễn tả nội tâm, hành động cho nhân vật chính là ông trùm.
Cái thực tế đau lòng đó được ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội, đại diện cho tiếng nói của người dân đã phản ảnh một phần trong phát ngôn vừa mới đây: “Sau khi VTV chiếu phim “Người phán xử” thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen, tự phán xử xảy ra rất nhiều. Đất nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim lại thể hiện pháp luật không giải quyết được mà để một ông trùm làm người phán xử, “phán xử” cả lực lượng công an”.
Sở Giáo dục Yên Bái phải giải trình về việc học sinh đón ‘giang hồ Khá Bảnh’ như ngôi sao
Điều đáng chú ý là, sau lời báo động đỏ của ông Lê Tấn Tới, thay vì tìm hiểu rõ hiện trạng hàng trăm các thể loại phim ảnh giang hồ, xã hội đen đang được “tuyên truyền” khắp kênh truyền hình và mạng xã hội ở Việt Nam, để có cái nhìn bao quát về vấn đề lớn mà đại diện Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội đánh tiếng. Thì một số cơ quan báo chí chỉ chăm chú phân tích tình tiết về bộ phim “Người phán xử”, rồi lờ đi những thông điệp mà ông Lê Tấn Tới muốn đánh động đến xã hội là gì?
Có ý kiến không đồng tình còn cho rằng: “Tội phạm nhiều hay ít liên quan rất nhiều thứ như: giáo dục, xã hội, văn hóa, an sinh đời sống, luật pháp, cơ quan thực thi luật pháp…”. Vậy thử hỏi, giới trẻ - thanh thiếu niên sẽ ra sao khi hàng ngày tiếp xúc và tiêm nhiễm vào đầu những hình ảnh bạo động, bạo lực như những gì các anh chị đại ca, giang hồ thể hiện?
Thực tế, không hiếm những em học sinh cấp 3 chơi ngông, chỉ vì một chút “không ưa” nhau hay tranh giành người yêu, đã gọi băng nhóm, vác mã tấu, hẹn nhau trước cổng trường giải quyết mâu thuẫn, chém nhau như trong phim, để cho mọi người biết mình đáng mặt anh chị… Những thứ đó một phần ảnh hưởng từ các phim giang hồ đánh đấm, học hỏi từ các anh chị đại ca mà ra chứ từ đâu mà các em biết đến?!
Rõ ràng, chúng ta đang có những lỗ hổng, sự dễ dãi rất lớn trong vấn đề tiếp nhận các sản phẩm văn hóa, phim ảnh mà không nghĩ đến những hệ lụy của nó đối với thế hệ trẻ. Các bậc làm cha làm mẹ sẽ nghĩ sao khi con em chúng ta sống trong không gian văn hóa mà người người hành xử giang hồ như vậy và xem là bình thường của xã hội, và đổ vấy hết cho ngành giáo dục khi con hư hỏng? Nếu con trẻ cứ mãi tiếp xúc với lối ứng xử, hành vi bạo lực, giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm thì nền tảng đạo đức hình thành nên tư chất một con người sẽ đi đâu về đâu?
Cát Phượng kéo băng nhóm đến dạy cho Duy Nguyễn bài học, đồng thời tuyên bố “chỉ cần búng nhẹ tay các anh em đánh nó như phim Mỹ”
Sự lệch lạc, xộc xệch của các bộ phim giang hồ mạng lên sóng trên truyền hình hay mạng xã hội, một phần nằm ở vấn đề sản xuất, quản lý các ấn phẩm phim ảnh truyền hình và kiểm duyệt bộ phim để tài về giang hồ, xã hội đen đã bị thả lỏng. Phần quan trọng không kém chính là thái độ tiếp nhận từ chính phụ huynh và dư luận xã hội.
Trên mặt trận văn hóa này, rất cần một sự điều chỉnh cho hợp lý, để xã hội trở về đúng trật tự văn hóa vốn có.
Hải Dương
Nguồn Cánh Cò
Nguồn Cánh Cò
Việc có nhiều nghệ sĩ, giang hồ làm phim bạo lực thế này không sớm sẽ muộn làm ảnh hưởng đến người xem, nhất là người trẻ. Bởi xu hướng bắt chước của người trẻ rất cao, nhất là trào lưu này đang nổi
Trả lờiXóaKhao khát được cống hiến cho nghệ thuật là điều ai cũng ủng hộ. Tuy nhiên, việc giang hồ đổ xô đi làm nghệ sĩ như hiện nay khiến không ít người ngao ngán, một phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý giới trẻ, chạy theo trào lưu mà không phân biệt được tốt xấu
Trả lờiXóaNếu làm phim làm nghệ thuật chân chính thì còn chấp nhận được, còn cổ súy cho bạo lực cũng như tính phí thực tế của những bộ phim thì cần phải phê phán gay gắt. Những sản phẩm như thế này chỉ là phương thức để các gã giang hồ “tẩy trắng" bản thân, còn mục đích vì nghệ thuật thì chưa hẳn.
Trả lờiXóaNhiều ý kiến cho rằng, web-drama là xu hướng tất yếu nhưng việc nhiều nghệ sĩ đổ xô làm phim về giang hồ có thể đã vô tình cổ vũ bạo lực. Và kéo theo một hệ lụy là giới giang hồ muốn làm nghệ sĩ.
Trả lờiXóaNghệ sĩ là người làm nghệ thuật, cùng với mọi người tìm đến cái đẹp, làm ra cái đẹp nên từng hành xử và ngôn từ phải cẩn trọng, nhẹ nhàng, nhân ái, yêu thương, chuẩn mực. Vì trẻ em đang xem người nghệ sĩ để bắt chước, vậy nên nếu giang hồ làm nghệ sĩ theo hưỡng tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng xấu đến bộ phận giới trẻ
Trả lờiXóaNhiều người lo rằng, thời gian này đã có hiện tượng cư dân mạng thích làm “giang hồ nghĩa hiệp”, tự ý kéo đến hành hung những cá nhân mình cho là sai trái. Hành xử của các nghệ sĩ nói trên có thể khiến nguy cơ hành xử lệch lạc, tự phát này lan rộng hơn.
Trả lờiXóaNgười nghệ sỹ chân chính là phải biết cống hiến đóng góp và mang lại giá trị văn hóa lớn cho người xem, cho nhân dân. Truyền thông là vũ khí trực tiếp đi đến trái tim và khối óc con người, khi nó trực tiếp và hiện diện thường xuyên hiện hữu với chúng ta. Hiện nay hiện tượng GHM đã tràn lan khắp xã hội, livetreams nói đạo lý, dạy đời...được giới trẻ tung hê. Đó rõ ràng là tiêu cực. thế nhưng, phát biểu mang tính xây dựng của Chủ nhiệm Lê Tấn Tới lại bị nghĩ theo hướng tiêu cực, khó xử. Phải đánh giá tình hình sao hợp lý và cụ thể nhất. Tránh tình trạng là văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng tràn lan mất kiểm soát.
Trả lờiXóaGiang hồ mạng đang nổi lên như một hiện tượng trên mạng xã hội. Tuy nhiên có một vấn đề hết sức nhức nhối ở đây đó là những kẻ này đánh bóng tên tuổi, tạo dựng sự nổi tiếng bằng các nội dung giải trí, từ đó trở thành những "idol giới trẻ" và lớp trẻ sau này lại xem đây là những hình tượng cần noi theo
Trả lờiXóaTrước khi bị bắt, “giang hồ mạng” thường xuất hiện với vỏ bọc của sự hào nhoáng, lên mạng dạy đời, nói đạo lý, ca ngợi tình nghĩa… Cho đến khi gặp sự cố hoặc bị bắt, tất cả đều lộ rõ là tay “anh chị chém gió”, rao giảng càng nhiều thì càng nhận sự ném đá, cười nhạo của cộng đồng mạng. Từ Dũng “trọc”, Phú lê, Khá bảnh, Dương Quang Tuyền… đều có kết cục chung như thế. Và có một sự thật là nếu như một bộ phận giới trẻ cứ đắm chìm mình trong cơn sốt, những trào lưu sống ảo, viển vông, giả tạo và lệch lạc như vậy sẽ phải chịu hậu quả thật và không nên tôn thờ theo những “giá trị” phi chuẩn mực như vậy.
Trả lờiXóatrong thời đại ngày nay thì người ta thường bị thu hút bởi những gì độc, lạ, gay cấn nên nhiều đối tượng thường xuyên làm video theo kiểu giang hồ, tuy nhiên lại không lường trước nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên.
Trả lờiXóaNhà nước không kiểm soát, quản lý chặt hơn trên mặt trận văn hóa thì sẽ có rất nhiều hệ lụy Thời gian trước hay có mấy MV kiểu nghệ sĩ thì vào vai giang hồ, còn giang hồ thì làm ca sĩ. Thấy mà buồn cười. buồn cười thật chứ. giờ 1 số ns lại thích làm giang hồ còn giang hồ lại thích làm ns giang hồ mà còn muốn làm nghệ sỹ
Trả lờiXóaMạng xã hội đúng là con dao 2 lưỡi đúng nghĩa. bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận nhưng nó cũng là một nơi có thể khiến lan rộng một vào làn sóng văn hóa không tốt và đáng tiếc là người tiếp cận những cái điều đấy lại là các bạn học sinh, những bạn trẻ khi mà nhận thức chưa đầy đủ, từ đó dễ đi sai hướng
XóaNhà nước không kiểm soát, quản lý chặt hơn trên mặt trận văn hóa thì sẽ có rất nhiều hệ lụy Thời gian trước hay có mấy MV kiểu nghệ sĩ thì vào vai giang hồ, còn giang hồ thì làm ca sĩ. Thấy mà buồn cười. buồn cười thật chứ. giờ 1 số ns lại thích làm giang hồ còn giang hồ lại thích làm ns Các em tuổi mới lớn nếu không được giáo dục tử tế sẽ rất dễ học đòi theo cái xấu, nhất là thời nay mạng xã hội đã phổ biến rồi
Trả lờiXóaCó lẽ là phải làm việc với bên đại diện mạng xã hội tại việt nam để mà xem xét đặt ra các quy chuẩn đối với người dùng. Việc quá tự do thể hiện mình trên mạng xã hội khiến cho xuất hiện tình trạng một số kẻ khoác trên mình cái mác "đầu gấu", dân anh chị cứ lên mạng thể hiện bản thân
XóaThanh thiếu niên ở cái độ tuổi mà dễ bị học hỏi bởi tất cả những gì tác động xung quanh các em ý. Thật buồn khi chứng kiến những người như là Khá Bánh, Huấn Hoa Hồng lại trở lại những tấm gương có sức ảnh hưởng và gây "hứng thú" đối với giới trẻ, thậm chí tạo ra các trào lưu , thoạt nhìn thì thấy vui nhưng thực chất nó lại ảnh hưởng một mặt không tốt với các em
Trả lờiXóaTôi không thấy hài hước với mấy cái phong trào bắt đầu từ mấy người này. CŨng không ủng hộ việc với trẻ cứ dành quá nhiều thời gian theo dõi mấy người này. Họ chẳng phải nghệ sĩ, chẳng có quy chuẩn về đạo đức. Chỉ là mấy kẻ có vẻ ngoài hùng hổ hơn người, phát ngôn mạnh bạo hơn và làm mấy trò không biết xấu hổ trên mạng xã hội mà từ lúc nào đó họ lại trở thành idol giới trẻ
Trả lờiXóaGiang hồ hành động thế có thể đổ lỗi nông nổi ít học nhưng nói thật đến tầm nghệ sĩ rồi còn làm như thế thì hoàn toàn không hiểu là họ nghĩ cái gì. Thời nào mà kéo nhau đến tận nhà làm loạn lên như vậy? Lại còn chơi kiểu bè lũ kéo đến chẳng khác nào là giang hồ kéo đến xử lí nhau. Đúng là không chấp nhận nổi
Trả lờiXóaĐầu tiên thì nghĩ là hài hước, nhưng nhìn xem như Khá Bảnh cũng đã bị bắt đó thôi. Chính xác đấy là những kiểu người thể hiện rõ ràng tính cách côn đồ của mình qua lời nói, không theo cái gọi là chuẩn mực xã hội, bên ngoài thì thực hiện những việc làm sai với pháp luật Việt Nam, điều này thực sự quá nguy hiểm và cảnh báo với giới trẻ
Trả lờiXóaThật buồn trước thực trạng rằng có thể đối với một bộ phận thanh thiếu niên, việc nắm bắt sử sách , tình hình văn hóa xã hội còn không tường tận rõ ràng như đời sống của mấy anh giang hồ này. Tôi cũng không hiểu đây là một thực trạng mang lại tiếng cười như thế nào , không biết mấy câu đó nói buồn cười ra sao nhưng đấy rõ là một nguồn độc hại thanh thiếu niên không nên tiếp cận
Trả lờiXóa