Chia sẻ

Tre Làng

'Các đoàn chi viện đã đến với TP.HCM bằng cả lương tâm và sự hy sinh'

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng những đóng góp của lực lượng chi viện đã góp phần quan trọng giúp TP.HCM làm nên kết quả trong phòng chống dịch, từng bước giúp TP kiểm soát được dịch.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao huy hiệu TP.HCM cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hỗ trợ TP.HCM chống dịch - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sáng 8-10, TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.

Các đại biểu đã dành một phút mặc niệm các nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ và các nạn nhân đã mất vì dịch COVID-19.

Là ân nhân của TP.HCM

Trong bài phát biểu dài tại lễ tuyên dương, ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM - đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn với các lực lượng chi viện cho TP phòng, chống dịch hơn 100 ngày qua.

"Các đồng chí đã đến TP bằng lương tâm, trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự hy sinh. TP.HCM không may bị rơi vào tâm dịch. Trong khi lực lượng tuyến đầu của TP chiến đấu đến gần hết sức của mình thì các đoàn xuất hiện và lao thẳng vào mặt trận, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để chia lửa cùng đồng đội" - Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Ông Nên cho rằng những đóng góp, hy sinh, cống hiến thầm lặng của các lực lượng đã góp phần quan trọng giúp TP làm nên kết quả trong công tác phòng chống dịch; kéo giảm người bị nhiễm, trở nặng và tử vong; từng bước giúp TP kiểm soát được dịch để chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao bằng khen cho các tập thể chi viện TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Nên thay mặt Đảng bộ và nhân dân TP.HCM trân trọng cảm ơn gần 30.000 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng y tế, tình nguyện viên đã chi viện cho TP. Ông cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến từng gia đình, cơ quan đơn vị tạo mọi điều kiện, chia sẻ, tiếp sức để các lực lượng an tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Bí thư Thành ủy cũng trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam; Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, sự hỗ trợ giúp đỡ của cơ quan trung ương, các tỉnh thành bạn, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức tôn giáo và cá nhân thiện nguyện đã đồng cam cộng khổ cùng TP.

Ông Nên cũng trân trọng mời các lực lượng trở lại TP.HCM với tư cách là những vị khách quý, những ân nhân của TP.

"Không chiến thắng dịch không về"

Phát biểu tại buổi lễ, đại tá Nguyễn Vân Giang - phó cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng - cho biết với tinh thần quân đội luôn là lực lượng đi đầu trong phòng, chống dịch, ngay từ đầu tháng 7, Cục Quân y đã tham mưu thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại TP.HCM.

Ngành quân y đã triển khai hệ thống xét nghiệm, xe xét nghiệm cơ động cùng những bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương...

Bác sĩ Phạm Thị Huệ - Bệnh viện quân y 110 và bác sĩ Trần Thị Lan Hương - Bệnh viện quân y 354 chụp ảnh lưu niệm khi chương trình kết thúc - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ đó, nhiều đợt lực lượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng đã được tăng cường vào TP với quyết tâm sắt đá "không chiến thắng dịch không về". Những thầy thuốc quân y không ngại vất vả, hiểm nguy, sẵn sàng cứu bệnh nhân tại nhà không quản mưa nắng, ngày đêm.

Đại tá Nguyễn Vân Giang cho rằng đến thời điểm này, TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã cơ bản chặn đứng làn sóng dịch COVID-19 thứ 4. Ông Giang tự hào khi quân đội, ngành quân y đã có những đóng góp cho chiến thắng ngày hôm nay.

Nhận thức rõ công tác phòng chống dịch của TP còn nhiều chông gai thách thức, ông Giang cho biết quân đội và ngành quân y vẫn luôn sát cánh cùng TP để triển khai các hoạt động chăm sóc F0 tại các tuyến cơ sở, củng cố các bệnh viện dã chiến, duy trì các trung tâm hồi sức…

Tại buổi lễ, TP.HCM đã trao tặng bằng khen của UBND TP.HCM cho 55 tập thể và huy hiệu TP.HCM cho 119 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.

"2 mũi giáp công"

Ghi nhận những đóng góp của các đoàn chi viện, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tính đến ngày 30-9, tổng số lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP là hơn 187.000 người.

Trong đó, lực lượng do các bộ ngành trung ương, các tỉnh thành tham gia hỗ trợ là gần 29.000 người.

Chính nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn nhân lực y tế trên cả nước, ngành y tế TP.HCM đã triển khai hiệu quả đồng thời "2 mũi giáp công". Đó là xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình điều trị 3 tầng.

Bộ Y tế cũng gấp rút xây dựng các trung tâm hồi sức tích cực để tăng cường công tác điều trị hồi sức cho các trường hợp nặng, nguy kịch, nhằm giảm tỉ lệ tử vong.

Mũi giáp công thứ hai, ngành y tế tập trung cao cho công tác điều trị ở tuyến cơ sở, chăm sóc dựa vào cộng đồng. Mô hình chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà cho người F0 đã phát huy hiệu quả rõ nét.

Toàn ngành y tế TP.HCM xin được gửi những tình cảm tốt đẹp nhất cùng lời tri ân sâu sắc đến tất cả đồng nghiệp đến từ khắp mọi miền của đất nước, đã cùng với TP vượt khó, dấn thân hết mình, tất cả vì sức khỏe của người dân TP.

"Ngành y tế TP sẽ nhớ mãi những hình ảnh thân thương khi được cùng làm việc chung với các bạn đồng nghiệp trên cả nước vì sức khỏe của người dân TP" - ông Tăng Chí Thượng nói.

THẢO LÊ - VŨ THỦY

12 nhận xét:

  1. Các đoàn tình nguyện viên đã đến TP HCM với tinh thần lạc quan, cống hiến, quyết tâm cùng thành phố chống dịch và những công sức của họ đã được đền đáp với tình hình dịch bệnh hiện nay cơ bản đã được kiểm soát. Vô cùng biết ơn công sức, tấm lòng chia sẻ của họ

    Trả lờiXóa
  2. Thành phố Hò Chính minh đã qua một trận ốm thâp tử nhất sinh, toàn thành phố thật đau khổ. Thế nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn Dân, toàn quân một ý chí, trên dưới đồng lòng đến nay dịch ở TPHCM cơ bản được kiểm soát. Quân đội đã tung một lực lượng rất lớn để chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ nhân dân, vì nhân dân để phục vụ, tất cả vì một mục đích cao đẹp, vì nghĩa cử đồng bào. Quân đội ta muôn đời là vậy, một đội quân của nhân dân vì nhân dân... Yêu lắm những còn người Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Trong khi lực lượng tuyến đầu của Thành phố Hồ Chí Minh đã chiến đấu đến gần hết sức của mình thì các đoàn chi viện xuất hiện và lao thẳng vào mặt trận, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để chia lửa cùng đồng đội. Đây thực sự là những những đóng góp, hy sinh, cống hiến thầm lặng to lớn của các lực lượng chi viện đã góp phần quan trọng giúp Thành Phố làm nên những thành quả trong công tác phòng chống dịch, giúp kéo giảm người bị nhiễm, trở nặng và tử vong và từng bước giúp TP kiểm soát được dịch để chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới. Trận trọng cảm ơn các chiến binh rất nhiều!

    Trả lờiXóa
  4. Trong 3 tháng cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, được sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, cơ sở y tế ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, TP Hồ Chí Minh đã thành lập 32 bệnh viện dã chiến (quy mô 42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường), đầu tư khẩn cấp bổ sung thêm nguồn oxy cho các bệnh viện (từ hơn 2.000 giường oxy đã tăng lên 13.000 giường oxy)... Gần 30.000 y, bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã được tăng cường, tham gia các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh. Đến thời điểm tuần đầu tháng 10-2021, dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh đã được kiểm soát, số ca nhiễm và ca tử vong liên tục giảm mạnh, các biện pháp phòng, chống dịch đã từng bước được thu hẹp, chuyển dần qua trạng thái bình thường mới, tạo đà phục hồi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sinh hoạt, đi lại cho người dân diễn ra an toàn, thuận lợi. Có được kết quả đó là sự góp sức, hỗ trợ vô cùng to lớn, quý báu của các lực lượng chi viện đối với TP Hồ Chí Minh, những đóng góp, hỗ trợ của các lực lượng chi viện đã giúp TP vượt qua những khó khăn nhất, dịch từng bước được kiểm soát, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt của nhân dân trong trạng thái bình thường mới.

    Trả lờiXóa
  5. Những công sức và sự tâm huyết của lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh không thể nào đo đếm được. Thực sự đây là một chiến dịch lớn mà cả nước đều hướng về thành phố mang tên Bác nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung.

    Trả lờiXóa
  6. Thật khâm phục những người chiến sĩ, y, bác sĩ, lực lượng thanh niên tình nguyện nơi tuyến đầu. Họ đã hy sinh nhiều điều để lên đường chi viện, hỗ trợ cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch.

    Trả lờiXóa
  7. Đến thời điểm tuần đầu tháng 10-2021, dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh đã được kiểm soát, số ca nhiễm và ca tử vong liên tục giảm mạnh, các biện pháp phòng, chống dịch đã từng bước được thu hẹp, chuyển dần qua trạng thái bình thường mới, tạo đà phục hồi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sinh hoạt, đi lại cho người dân diễn ra an toàn, thuận lợi. Có được kết quả đó là sự góp sức, hỗ trợ vô cùng to lớn, quý báu của các lực lượng chi viện đối với TP Hồ Chí Minh.

    Trả lờiXóa
  8. Thực sự cảm ơn sâu sắc về những hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, không ngại hy sinh, gian khổ của các lực lượng chi viện cho TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch và các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các đoàn thể, tổ chức tôn giáo, đồng bào cả nước đã quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ trong thời điểm cam go, khốc liệt nhất.

    Trả lờiXóa
  9. Các y, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ đến với thành phố bằng lương tâm, trách nhiệm, lòng dũng cảm và sự hy sinh, đi thẳng vào tâm dịch, lăn xả ở những điểm nóng, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết thách thức chưa từng có tiền lệ đã ghi đậm dấu ấn không bao giờ quên đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố.

    Trả lờiXóa
  10. Những đóng góp, hỗ trợ của các lực lượng chi viện đã giúp TP vượt qua những khó khăn nhất, dịch từng bước được kiểm soát, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt của nhân dân trong trạng thái bình thường mới.

    Trả lờiXóa
  11. Với tinh thần đoàn kết, triệu người như một, thống nhất ý chí và hành động, phát huy trí thông minh, tính sáng tạo, ý chí kiên cường của người Việt Nam, cùng với chiến lược 5K + Vắc xin của Đảng và Nhà nước đưa ra, nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  12. Họ đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng để đến với nhân dân miền Nam, đó là tấm lòng cao cả của những người con đất Việt Đó là tinh thần ĐẠI ĐOÀN KẾT của dân ta. Nó được truyền từ đời này qua đời khác, nó chiến thắng mọi khó khăn, thách thức mà dân tộc đang đương đầu Vô cùng biết ơn các đoàn chi viện đã về với TP HCM, giúp cho thành phố ổn định trong đại dịch lần này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog