Chia sẻ

Tre Làng

Đề xuất bỏ danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với nhạc sĩ, phát thanh viên

Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã không còn danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với nhạc sĩ, phát thanh viên như quy định hiện hành

Sáng nay 23-10, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thừ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra và QH thảo luận tại tổ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Theo Điều 64 của dự thảo luật đối tượng được xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, họa sĩ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy so với quy định hiện hành, dự thảo luật trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với "nhạc sĩ", "phát thanh viên".

Theo dự thảo luật, danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân" được xét tặng cho diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, họa sĩ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã được phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Ưu tú" và đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 15 năm trở lên; Sau khi được phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Ưu tú", tiếp tục được tặng giải thưởng của các liên hoan, cuộc thi, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước.

Danh hiệu "Nghệ sĩ Ưu tú" được xét tặng cho đối tượng nêu trên đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ nhân dân, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 10 năm trở lên; được tặng giải thưởng của các liên hoan, cuộc thi, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước.

Danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2 tháng 9. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú".

Đây cũng là nội dung cơ quan thẩm tra đề nghị Quốc hội cần tập trung thảo luận.

Về việc bổ sung một hình thức khen thưởng riêng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" như dự thảo luật, theo cơ quan thẩm tra cần cân nhắc vì: Chưa bảo đảm nguyên tắc không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, tính công bằng trong việc khen thưởng các lực lượng khác tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công bằng với các hình thức khen thưởng huy chương khác và các lực lượng khác đã đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng chưa có hình thức khen thưởng tương tự. Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, bao gồm cả tính khả thi khi thực hiện chính sách.

"Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội nhận thấy chưa đủ điều kiện để bổ sung hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" vào dự án Luật trong lần sửa đổi này"- bà Nguyễn Thúy Anh nói.

***

Tờ trình của Chính phủ cũng bổ sung tiêu chuẩn phong tặng và truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân nhân dân", danh hiệu "Anh hùng Lao động" đối với cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

Bỏ quy định về thời gian 5 năm 1 lần xét tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" và danh hiệu "Anh hùng Lao động", để đảm bảo nguyên tắc khen thưởng kịp thời động viên tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Văn Duẩn - Minh Chiến

7 nhận xét:

  1. Các danh hiệu dành cho các nghệ sĩ là một phần thưởng cao quý để ghi nhận những cống hiến trong quá trình hoạt động nghệ thuật của họ. Tuy nhiên việc xét tặng cho ai, những lĩnh vực nào thì cần phải được quốc hội xem xét một cách kỹ lưỡng

    Trả lờiXóa
  2. Danh hiệu "Nghệ sỹ ưu tú", "Nghệ sỹ nhân dân" là những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho các nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm ghi nhận những đóng góp, cống hiến to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, hiện nay có một số "Nghệ sỹ ưu tú", "Nghệ sỹ nhân dân" đang có những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức, những hành động , lời nói có liên quan đến việc chống phá nhà nước. Do đó, mong rằng Nhà nước sẽ thắt chặt hơn về việc trao tặng những danh hiệu này để những người thật sự xứng đáng sẽ được bù đắp bởi một danh hiệu xứng đáng, quý giá.

    Trả lờiXóa
  3. Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú là những danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng cho những nghệ sỹ có những cống hiến to lớn trong hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân đang có dấu hiệu về sự suy đồi đạo đức đặt ra vấn đề về việc tước bỏ danh hiệu này đối với những cá nhân không có sự phấn đấu, tu dưỡng. Trên thực tế gần đây, nhiều nghệ sĩ gây ồn ào, thậm chí gây bức xúc trong cộng đồng bằng những lời nói, hành động của mình. Tiêu biểu có thế kể đến vụ việc xung quanh NSƯT Đức Hải. Tháng 6.2021, trên mạng xã hội nổ ra cuộc tranh cãi lớn khi trang Facebook chính chủ của NSƯT Đức Hải xuất hiện nội dung phản cảm.
    Sau đó, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với NSƯT Đức Hải. Không ai có ý kiến về việc thu hồi hay tước danh hiệu NSƯT của ông Đức Hải.

    Trả lờiXóa
  4. Việc sửa đổi Luật thi đua, khen thưởng hoàn toàn dựa trên tình hình thực tiễn khách quan. Giải thưởng của Nhà nước là những danh hiệu rất cao quý, được trao cho những cá nhân xứng đáng trên các tiêu chí đã quy định. Những người nào thực sự có cống hiến cho đất nước,cho nhân dân và sự nghiệp thì chắc chắn sẽ được tôn vinh.

    Trả lờiXóa
  5. Việc sửa đổi luật cho hợp với tình hình phát triển hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân là những danh hiệu cao quý trong mảng nghệ thuật, để vinh danh những người nghệ sĩ có cống hiến to lớn. Tuy nhiên, với sự biến chất của các nghệ sĩ hiện nay thì việc bỏ các danh hiệu này đi là hoàn toàn hợp lí

    Trả lờiXóa
  6. Để đạt được danh hiệu " nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú" đó là cả quá trình phấn đấu, đạt được những kết quả, cống hiến to lớn trog quá trình hoạt động nghệ thuật của mình. Ngày nay nhiều người chỉ cần làm vài cái MV âm nhạc, nghệ thuật cũng được gọi là nghệ sĩ trên cũng cần phải có quy định việc những người được gọi là nghệ sĩ. Bởi vì hiện nay nhiều nghệ sĩ đã suy đồi về đạo đức, vi phạm pháp luật, nhiều kẻ chống phá đã lấy danh nghĩa để lên mạng xã hội tung hô, xuyên tạc, chống phá nhà nước gây ảnh hưởng tới chính quyển, và an ninh quốc gia.

    Trả lờiXóa
  7. Được mang hai chữ "nhân dân" vào danh hiệu là điều hết sức thiêng liêng, nhưng không phải ai cũng xứng đáng để có được điều ấy. Cần có những tiêu chuẩn cao hơn để những người thực thật sự xứng đáng mới có thể nhận được danh hiệu đó được mang trên mình 4 chữ "Nghệ sĩ nhân dân" hay "Nghệ sĩ ưu tú" thật sự rất vinh hạnh, vì vậy nên đòi hỏi những con người đó phải có đủ phẩm chất, cống hiến hết mình cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam Đã đến lúc cần có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm trên, làm trong sạch lại và định hình lại giới nghệ sĩ nói riêng và người làm nghệ thuật nói chung.


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog