Khoai@
Việc thông qua luật chống can thiệp của nước ngoài vừa được Quốc hội Singapore thông qua là bước đi mới nhằm chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề đối nội, và nó tạo hành lang pháp lý an toàn cho các cơ quan chức năng trấn áp những tiếng nói thù địch (điều mà phương Tây rất thích gọi là bất đồng chính kiến).
Luật được thông qua hôm thứ Hai, sau 10 giờ thảo luận gay gắt tại quốc hội.
Luật mới này cho phép giới chức ra lệnh cho các trang mạng xã hội và các hãng cung cấp dịch vụ Internet tiết lộ thông tin người dùng hoặc chặn nội dung mà giới chức cho là thù địch.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giap Singapore nói rằng, một Luật mới như vậy là rất cần thiết để chống lại "các mối đe dọa nghiêm trọng".
Luật mới sẽ trao cho chính phủ quyền có hành động đối với các đối tượng được ủy nhiệm địa phương - là những người ở Singapore và được coi là đã thực hiện "các chiến dịch thông tin thù địch" thay cho các thực thể nước ngoài. Hiểu một cách khái quát là chính phủ có quyền trấn áp các tổ chức, cá nhân ở trong nước tiếp tay cho các thế lực thù địch với Singapore ở nước ngoài.
Theo Luật này, chính phủ cũng có thể xác định các tổ chức hoặc cá nhân là "những đối tượng quan trọng về chính trị" nếu như hoạt động của họ nhắm tới mục đích chính trị. Và như vậy, họ có thể bị yêu cầu phải tiết lộ thông tin về các nguồn tài trợ của mình.
Ngay khi đạo luật này được thông qua, những tổ chức, cá nhân được coi là thù địch với Singapore đã tỏ ra quan ngại đặc biệt với phần "Các Biện pháp Đối phó với Can thiệp Nước ngoài" (gọi tắt là Fica), bởi nó không cho phép các tổ chức nhân danh dân chủ, nhân quyền hoạt động can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nước này.
Phản ứng với luật này, Phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson cho biết: "Việc thông qua Fica ngày hôm nay tạo thành một thảm họa nhân quyền cho cộng đồng các nhà hoạt động, truyền thông độc lập và các chính trị gia đối lập, bởi luật mới cho phép chính phủ Singapore toàn quyền trừng phạt bất kỳ ai dựa trên những cáo buộc mơ hồ là có liên quan tới người nước ngoài".
"Với việc sử dụng luật này, chính phủ có thể... tắt tiếng những quan điểm họ không thích. Một lần nữa, Singapore cho thấy họ tin tưởng ít tới mức nào đối với nền dân chủ của họ với việc tìm đến các biện pháp chính trị lẽ ra chỉ phù hợp cho các chế độ độc tài toàn trị không tin tưởng nhân dân."
Đáp lại các phản ứng của nước ngoài, Singapore nói rằng họ cần có các luật như vậy, và nói rằng với cộng đồng dân cư đa sắc tộc, Singapore rất dễ bị tổn thương trước "các chiến dịch thông tin thù địch [có thể] dối lừa người dân Singapore về các vấn đề chính trị [hoặc] khuấy động gây bất đồng và bất hòa bằng cách chơi chiêu trò trong các vấn đề gây tranh cãi như chủng tộc và tôn giáo".
Việc vi phạm luật này có thể dẫn tới bị phạt nặng hoặc ngồi tù.
Theo luật mới, Fica cho phép bộ trưởng nội vụ ra lệnh điều tra vì lợi ích công cộng nhằm "vạch trần các chiến dịch thông tin thù địch", nếu nghi ngờ có sự can thiệp của nước ngoài.
Theo nội dung một tường thuật trên tờ Straits Times hành vi phạm tội được coi là đã thực hiện nếu một người đăng tải nội dung nào đó tại Singapore thay mặt cho một pháp nhân nước ngoài, "gây ảnh hưởng tới mục tiêu nhằm làm điều gì đó gây hoặc có khả năng gây phương hại đến lợi ích của Singapore, kích động hận thù hoặc làm giảm lòng tin của công chúng đối với chính quyền".
Bộ trưởng Nội Chính K. Shanmugam cho biết: "Dự luật nhằm giải quyết một mối đe dọa nghiêm trọng liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia của chúng ta".
Singapore là nước tiếp theo sau Úc và Nga đã thông qua luật ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào những năm gần đây.
Luật mới được đưa ra sau khi Singapore thông qua luật chống tin giả gây tranh cãi vào năm 2019, là luật cho phép chính quyền theo dõi, kiểm soát các nền tảng trực tuyến và thậm chí cả các nhóm chat riêng tư.
Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông thì sự can thiệp, chống phá từ các nước lớn thông qua mạng xã hội đang trở thành một vấn đề cần lưu tâm lớn của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Việc thông qua luật chống can thiệp của nước ngoài liên quan đến truyền thông và mạng xã hội của Singapor mới đây sẽ mở đường cho các nước khác trong khu vực và trên Thế giới cân nhắc trong tương lai gần. Các nước đều có quyền bình đẳng và độc lập như nhau, quyết liệt lên án các hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác đi ngược lại công ước và luật quốc tế.
Trả lờiXóaViệt nam cũng cần phải có luật chống can thiệp của nước ngoài này cùng với luật cấm vinh danh, ca ngợi, sử dụng các biểu tượng, biểu trưng của các chế độ ngụy quyền tay sai của Pháp, Mỹ.
Trả lờiXóacác nền tảng truyền thông xã hội bộc lộ những tác động tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp, khó lường, thậm chí có khả năng gây chia rẽ sâu sắc, kích động hận thù trong các cộng đồng xã hội, nhất là ở các quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo. Chính những nền tảng ấy đã giúp các tổ chức, cá nhân tuyển mộ lực lượng và đạt được những tác động chính trị và quân sự mang tính chiến lược, đặc biệt là thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biễn hòa bình” dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Trả lờiXóaHiện nay các thế lực bên ngoài đang không ngừng lợi dụng không gian mạng để can thiệp nội bộ, thu thập thông tin của các nước. Mỗi quốc gia đều phải kiên quyết, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ chủ quyền quốc gia và chế độ của mình
Trả lờiXóaNhiều nước đều có luật như thế, chỉ khác nhau ở tên gọi hoặc được quy định tại các bộ luật khác nhau mà thôi.
Trả lờiXóaTại VN, luật HS, luật ANM... đã có quy định, nhưng có vẻ chưa mạnh tay. Chứ nếu mạnh tay t đám THSan, Ng đình Kống,Mac Văn Trag, Ng đình Ngọc, Ng Xuân Diện, Đoàn Bảo Châu, Nguyễn văn Tuán Úc, Nguyễn NGọc CHu.. và một số tay nhà báo hết đường chống phá. Không biết ở bên Sing có bọn nào phản đối dự luật như bọn rận chủ ở VN phản đối luật ANM không nhỉ Việt Nam ban hành luật như vậy thì bọn rận chủ trong ngoài lại thi nhau sủa ầm ĩ cả lên.
Các tổ chức dân chủ nhân quyền toàn thấy nổi lên ở mỹ,châu âu mà kêu gào qua tới Việt Nam, trong khi ở nước họ chắc đã có dân chủ đây là bước đi mới nhằm chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề đối nội Việc vi phạm luật này có thể dẫn tới bị phạt nặng hoặc ngồi tù. một Luật mới như vậy là rất cần thiết để chống lại "các mối đe dọa nghiêm trọng"
Trả lờiXóa