Chia sẻ

Tre Làng

Thu hồi gần 4.000 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế

Năm 2021, các cơ quan chức năng đã thi hành xong gần 3.000 việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng và thu hồi gần 4.000 tỷ đồng trong các vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp diễn ra chiều 22/10, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, tổng số tiền mà Phan Sào Nam phải thi hành án 1.475 tỷ đồng. Đến tháng 9/2021, Phan Sào Nam đã thi hành được 1.383 tỷ đồng và chỉ còn phải thi hành 11 tỷ đồng và 3,5 triệu USD.

Vẫn theo ông Lợi, đây là lần đầu tiên có việc thu hồi tiền thi hành án từ nước ngoài lớn như thế, với 2,6 triệu USD. Điều đặc biệt là đương sự Phan Sào Nam là người tự nguyện thi hành.

“Không ai ngay từ đầu tự nguyện thi hành án. Ở đây phải bằng cái tâm, trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án và được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan liên quan như công an, viện kiểm sát và cả sự ủng hộ từ các góc độ khác nhau của báo chí”-ông Lợi nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết trong năm 2021 đã thi hành xong gần 3.000 việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng và thu hồi gần 4.000 tỷ đồng trong các vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

“Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng, khó khăn rất lớn đến kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhiều đại án có điều kiện thi hành về dân sự rất thấp” - ông Lợi thông tin.

Ông Lợi lấy ví dụ như vụ án liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như chỉ có tài sản không quá 500 tỷ đồng; 16 tài sản trong vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) có giá trị hơn 17.000 tỷ đồng nhưng các đương sự đang khởi kiện ra toà để phân chia. Một số tài sản kê biên, vốn góp, tài sản hình thành trong tương lai,… trong các vụ án hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng, gây khó khăn trong thi hành án.

Thanh Hà

32 nhận xét:

  1. 4000 tỉ là con số cho ta biết những vụ án về kinh tế gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, nổi bận là Phan Sào Nam, Phan Văn Anh Vũ,.. Chúng ta cần xử lý mạnh tay các trường hợp như vậy. Và cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án vì hiện nay việc này vẫn còn nhiều bất cập.

    Trả lờiXóa
  2. Đồng tiền đúng là thứ mà có sức hút đối với con người một cách vô hình mà không ai có thể tưởng tượng được. Có những người không nghĩ mình có thể thay đổi vì đồng tiền nhiều như vậy. Với con số hơn 3000 vụ án kinh tế, và thu hồi gần 4000 tỉ thì mới thấy được ở nước ta tham nhũng là một vấn nạn đáng báo động như thế nào.

    Trả lờiXóa
  3. Phát hiện, xử lý một số vụ án kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục có tác dụng răn đe, lan tỏa, phòng ngừa chung trên cả lĩnh vực. Một số vụ trong lĩnh vực y tế như vụ tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La... Trong lĩnh vực giáo dục, có vụ án tại Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh.

    Trả lờiXóa
  4. Trong 5 năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyết liệt. Đặc biệt, từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng (tháng 1-2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nỗ lực này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong bối cảnh phần lớn các nước dù cố gắng, nhưng ít có tiến bộ trong việc giảm thiểu vấn nạn tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  5. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, Công tác chống tiêu cực, tham nhũng đã cho thấy quyết tâm, nói được, làm được và niềm tin của nhân dân đã được khôi phục mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  6. Nạn tham nhũng từ lâu đã được Đảng ta chỉ rõ là “nội xâm”, một trong những nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển của đất nước. Phòng, chống tham nhũng luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ lâu nay. Tham nhũng như “vết dầu loang”, gặm nhấm công sản, ăn mòn niềm tin của nhân dân, cản trở đất nước phát triển.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Đảng ta xác định giải pháp chống tham nhũng phải toàn diện, đồng bộ trong mọi mặt đời sống xã hội, từ hoạt động của các tổ chức Đảng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm.

    Trả lờiXóa
  9. Về mặt tổ chức thực hiện, các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được củng cố về bộ máy tổ chức, phân định rõ ràng về chức trách, quyết liệt, chặt chẽ trong thực thi nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  10. Đề cập cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam trong hai năm qua, giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a) nhận định: "Đây không chỉ là xử lý một nhóm các quan chức có sai phạm, mà còn giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống quản trị, pháp quyền và thói quen “chung chi” đã ăn sâu trong một số người, do đó được người dân rất ủng hộ".

    Trả lờiXóa
  11. Để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, như tham gia Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc; trao đổi, học tập kinh nghiệm, hợp tác phòng, chống tham nhũng với nhiều nước trong APEC, ASEAN, châu Âu, các tổ chức quốc tế…, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung. Nhiều giải pháp của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và học hỏi để vận dụng.

    Trả lờiXóa
  12. Kết quả tích cực bước đầu cùng sự đánh giá cao của quốc tế sẽ là động lực để công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước hơn nữa, mang lại nhiều hơn niềm tin trong nhân dân trên con đường phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  13. Thống nhất phương hướng thời gian tới phải làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lên, Tổng Bí thư nêu rõ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo để làm những vụ án trọng điểm, những vụ án lớn, những vụ án mà tác động nguy hiểm, để làm răn đe cho các cơ quan, các địa phương khác.

    Trả lờiXóa
  14. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khởi tố mới nhiều vụ án, nhiều bị can, trong đó có nhiều bị can là cán bộ cấp cao, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng BCĐ “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

    Trả lờiXóa
  15. Công tác phòng, chống tham nhũng đã có kinh nghiệm là làm liên tục, bền bỉ, bài bản, trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ thường xuyên, một xu thế, một phong trào không làm không được, không ngừng không nghỉ, không có ngoại lệ... Các cơ quan chức năng cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng.

    Trả lờiXóa
  16. Thống nhất phương hướng thời gian tới phải làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đây là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây, làm rất quyết liệt, nhưng nhân văn, nhân đạo, rất có lý, có tình, tâm phục, khẩu phục.

    Trả lờiXóa
  17. Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, tất cả mọi việc đều tiến hành tốt, trong đó công tác phòng, chống tham nhũng vẫn không ngừng, không nghỉ, thậm chí ngày càng quyết liệt hơn, ngày càng có hiệu quả cao hơn và thêm nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm tốt hơn. BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm quyết liệt, làm có bài bản, có kinh nghiệm hơn gần như thành quy trình, khâu nào làm trước, làm sau, phối hợp rất nhuần nhuyễn.

    Trả lờiXóa
  18. Về sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần xác định rõ nội hàm của công tác phòng, chống tiêu cực; trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; giao cơ quan Thường trực BCĐ tiếp thu, hoàn thiện

    Trả lờiXóa
  19. Với những nỗ lực to lớn trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng việc thu hồi được 4000 tỷ từ các vụ án kinh tế là điều đáng ghi nhận tuy nhiên đây chưa phải là con số thu hồi tương đương với những thất thoát mà chúng ta đã thống kê trước đó. Do vậy, việc xử lí tham nhũng trong các dự án kinh tế lớn cần phải mạnh tay hơn nữa

    Trả lờiXóa
  20. 4000 tỷ là một con số quá khủng khiếp khi mà nền kinh tế Đất nước vẫn đang trong giai đoạn phát triển cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch. Tham nhũng là "con mối mọt" của một quốc gia, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng ta. Do đó, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại, trong đó tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi, còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, 4000 tỷ con số quá khủng khiếp. Những tài sản do những vụ án kinh tế bị cơ quan nhà nước truy thu đemvào ngân sách cũng là một hình phạt, một giải pháp tối ưu cho lúc này khi mà chúng ta đối mặt với ngân sách để phòng dịch Covid-19. Và đối với tội phạm tham nhũng thì việc xử lý truy thu tài sản là đúng, nên làm và cần phải luật hóa đúng đắn việc này.

      Xóa
  21. Những năm qua, tình trạng tham nhũng, tiêu cực đã xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với quy mô khác nhau, trong đó có những vụ, việc xảy ra ở những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, mức độ sai phạm lớn, làm thất thoát hoặc thiệt hại nặng nề đối với tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng đó, Đảng ta đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao trong công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý đối với các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Nhờ đó, lòng tin của người dân đối với Đảng được củng cố, kinh tế nước ta phát triển nhanh và vững mạnh.

    Trả lờiXóa
  22. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, đầy cam go, phức tạp. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, “công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận”.

    Trả lờiXóa
  23. Thời gian qua, cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng và tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc thu hồi lại tài sản tham nhũng trên thực tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng những nỗ lực và tinh thần làm việc quyết liệt của các cơ quan chức năng thì số tài sản thu hồi những năm qua thực sự đáng để ghi nhận và phát huy. Con số 4000 tỷ đã chứng minh cho những nỗ lực mạnh mẽ đó.

    Trả lờiXóa
  24. Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) và thu hồi tài sản tham nhũng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện qua nhiều Văn kiện của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) nêu rõ: “Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng; áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng; nghiên cứu sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng khoan hồng hơn đối với những người đưa hoặc người nhận hối lộ nhưng đã tự giác khai báo và nộp lại tài sản trước khi bị phát hiện; chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng”.

    Trả lờiXóa
  25. Như vậy, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã cao hơn nhiều so với trước đây. Trước năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi. Đến nay, kết quả bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt hơn 26%. Đặc biệt là năm 2019 và năm 2020, khi có sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Ban Chỉ đạo đã thành lập 05 Đoàn kiểm tra tại nhiều địa phương, bộ, ngành để kiểm tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả thu hồi tài sản, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn và chỉ đạo khắc phục. Riêng kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo năm 2020 thu hồi bằng 61% tổng số đã thu hồi được trước đây.

    Trả lờiXóa
  26. Đạt được kết quả trên, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có quyết tâm rất cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN mà trực tiếp, thường xuyên là đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo; sự tham mưu, theo dõi, đôn đốc sát sao, thường xuyên của Ban Nội chính Trung ương; sự quyết tâm cao của các cơ quan trong khối tư pháp và toàn hệ thống chính trị..., vì thế công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã và đang có những chuyển biến tích cực cả trong nhận thức cũng như hành động cụ thể.

    Trả lờiXóa
  27. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tích cực phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án, đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử “với các mức án nghiêm khắc, đúng quy định của pháp luật, rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn; nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, kể cả những vụ án kéo dài từ nhiều năm trước đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm, nghiêm minh. Đây là một trong những điểm sáng, kết quả nổi bật, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước cũng như hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.

    Trả lờiXóa
  28. Các vụ án vi phạm pháp luật đều gây nguy hiểm cho xã hội, nó đã làm thất thoát của cải nhà nước, gây mất an ninh trật tự, nguy cơ chính trị xã hội,... Như thống kê của cơ quan chức năng, các vụ án kinh tế đã làm thất thoát của nhà nước gần 4000 tỷ đồng. Với số tiền đó nước ta đã có thể làm được bao nhiêu việc có ích cho xh

    Trả lờiXóa
  29. Đây đúng là những con số biết nói. Mặc dù dịch bệnh đã và đang đè nặng lên cuộc sống của rất nhiều người dân nghèo, gây giảm sút rất nhiều nền kinh tế đất nước. Ấy vậy mà có những kẻ vẫn trơ trẽn mắc sai phạm, mà các sai phạm đều có điểm chung là mục đích chuộc lợi cá nhân, xuất phát từ lòng tham vô đáy mà ra, không giữ được phẩm chất đạo đức của mình. Mong rằng cơ quan có thẩm quyền sẽ nghiên cứu, sớm ban hành và hoàn thiện hành lang pháp lí phù hợp cho việc xử lí những trường hợp sai phạm như vậy, để đảm bảo tính công minh của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  30. So với tiền mà bọn tội phạm kinh tế phạm pháp mà có được thì cũng có là gì, nhưng không sao ngân khố trời đình lại nhiều thêm rồi thế này thì ngân sách nhà nước lại được lớn thêm rồi tiền chiếm dụng chiếm đoạt tham ô tham nhũng thì phải trả về Nhà nước. Mà cũng phải nói là cơ quan hành pháp quyết liệt đấy Không thể lấy việv chấp hành thi hành án để biện minh cho việc đặc xá sai quy định pháp luật cho đối tượng này. Nỗ lực rất lớn trong công tác thi hành án



    Trả lờiXóa
  31. Tội phạm kinh tế là những kẻ có đầu óc và tinh vi cho nên cuộc chiến chống tội phạm kinh tế luôn cam go và phức tạp cần thanh lọc những thành phần tham những So với tiền mà bọn tội phạm kinh tế phạm pháp mà có được thì cũng có là gì, nhưng không sao ngân khố trời đình lại nhiều thêm rồi tiền chiếm dụng chiếm đoạt tham ô tham nhũng thì phải trả về Nhà nước. Mà cũng phải nói là cơ quan hành pháp quyết liệt đấy



    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog