Tổng Bí thư yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan, không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ này đến cuối năm 2021 và 2022.
Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến một số vấn đề về kinh tế - xã hội năm 2021 - 2022.
Việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và cũng hết sức phức tạp do bối cảnh, tình hình diễn biến phức tạp, biến động bất thường; bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, gay gắt và nặng nề hơn so với dự báo.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo ra xung lực mới và khí thế mới cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; và tầm nhìn đến năm 2045.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta.
Việc này làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...
Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch Covid-19; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta; đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta và tâm lý, tâm trạng xã hội; đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.
Vì vậy, cùng với tờ trình tổng hợp chung, Ban cán sự đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo Tình hình phòng, chống đại dịch Covid-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024; cũng như việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Xác định rõ quan điểm về phòng, chống dịch và phục hồi trong tình hình mới
Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu dành thời gian nghiên cứu thật kỹ các tài liệu đã gửi và căn cứ vào thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực, địa phương mình để thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021, nhất là dự báo về tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới.
Trong đó, chú ý tổng kết, đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Cùng với đó là đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định để phát triển đất nước trong tình hình mới.
Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, nhất là tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới, Tổng Bí thư lưu ý, nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Đồng thời xác định rõ mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước hằng năm, gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.
Tổng Bí thư yêu cầu những việc này cần thực hiện theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thực sự khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan nhưng cũng không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến cuối năm 2021 và trong cả năm 2022.
Thu Hằng
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóamặc dù kết quả đã có bước tiến mới, nhưng công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn đang đặt ra những khó khăn, thách thức lớn. Vì các ca F0 cộng đồng vẫn còn. Trong khi tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay cả khi TP Hà Nội đang chỉ đạo xem xét, đánh giá tổng thể để có thể nới lỏng một số hoạt động dịch vụ. Tinh thần chỉ đạo chung vẫn là tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải tiếp tục coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Trả lờiXóaCùng với công tác phòng, chống dịch bệnh, việc quan tâm, giải quyết những kiến nghị của người dân liên quan đến việc tiêm vaccine, hỗ trợ an sinh cũng được TP Hà Nội chú ý. Phát biểu tại phiên họp trực tuyến của Sở chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội ngày 15-9, Phó chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Phó chỉ huy trưởng Sở chỉ huy phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội nhấn mạnh: “Từng việc dù nhỏ cũng phải chú ý; trả lời, giải thích rõ ràng ngay, không để người dân bức xúc… Chúng ta đang nỗ lực làm rất tốt hai “mũi chủ công” để khống chế dịch bệnh, người dân đang đánh giá cao. Cần tiếp tục nỗ lực hơn để đạt mục tiêu thành phố đặt ra”.
Trả lờiXóaTrước tình hình, như tinh thần được xác định ngay từ khi công bố cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh, Hà Nội đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch và ưu tiên tại các ổ dịch mới được phát hiện và khu vực có nguy cơ cao.
Trả lờiXóavới tinh thần “tuyệt đối không được chủ quan” chính quyền Hà Nội đã yêu cầu ngành Y tế và các địa phương trực thuộc “thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia và của thành phố, đặc biệt là Chỉ thị số 22/CT-UBND với những đầu việc đã được nêu rất cụ thể như: Duy trì quản lý các chốt kiểm soát cửa ngõ thành phố; các chốt tự quản ở khu dân cư, giám sát chặt di biến động, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm; tăng cường ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm thông điệp “5K”; thực hiện nghiêm phương châm: “5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”…”
Trả lờiXóaSự khẩn trương, thận trọng nhưng không kém phần quyết liệt là điều chúng ta có thể cảm nhận về cách thức chống dịch của Hà Nội vào thời điểm hiện tại. Và điều đáng mừng hơn cả là với những biện pháp đã, đang được triển khai, Hà Nội đang cho thấy tính hiệu quả, cũng như sự khả thi của nó. Báo cáo tổng hợp mới đây của UBND Thành phố Hà Nội dẫn ra cho biết: Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 4.001 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.398 ca.
Trả lờiXóaHội nghị TW 4 khóa XIII diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều bước thắng lợi khi dịch Covid-19 ngày càng có được dấu hiệu tích cực khả quan, nền kinh tế chuyển biến thăng trầm tuy nhiên vẫn đạt được dự toán ngân sách do QH giao cho. Bên cạnh tình hình thế giới và quốc tế có nhiều bước phức tạp khó lường, thế nhưng VN vẫn thực hiện chính sách khéo léo mềm dẻo, cho nên đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi nhận. Công cuộc phòng chống tham nhũng vẫn đạt được kết quả lớn, rất nhiều sai phạm của rất nhiều tướng lĩnh đã bị kỉ luật.. chúng ta tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, nhất định sẽ giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Trả lờiXóanếu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, không chủ quan, lơ là thì với đà này, đất nước ta sẽ sớm hiện thực được mục tiêu giữ vững thành quả chống dịch và tạo tiền đề vững chắc để phục hồi kinh tế các tháng còn lại của năm 2021.
Trả lờiXóa