Bàn thua ở phút bù giờ thứ 5 của ĐT Việt Nam trước đội chủ nhà Trung Quốc, dường như lặp lại kịch bản của bàn thua trước đó với vũ khí bóng bổng và khả năng chơi độc lập, bùng nổ của ngôi sao Wu Lei (Vũ Lỗi) của ĐT Trung Quốc.
Ai đó có thể trách Thanh Bình chịu lỗi nặng trong cả 2 bàn thua, cũng như việc HLV Park Hang-seo thừa nhận sai lầm khi thay người nhưng nói cho cùng ĐT Việt Nam thua sát nút đối thủ xếp trên vài chục bậc ở bảng xếp hạng FIFA, có tuyển thủ thi đấu châu Âu và dàn nhập tịch gốc Brazil hoàn toàn không phải là bất ngờ hay thảm họa, trái lại ĐT Việt Nam có lý do để ngẩng cao đầu chờ trận lượt về trên sân Mỹ Đình sắp tới.
Thực tế trên sân cho thấy, ĐT Trung Quốc đã phải thận trọng trong phần lớn thời gian thi đấu, nhiều lúc phải nhường sân cho ĐT Việt Nam. Thống kê sau trận đấu cho thấy, nhiều chỉ số vượt trội thuộc về ĐT Việt Nam như số lần sút bóng 13/12, sút trúng đích 5/4, phạt góc 4/2, thời gian kiểm soát bóng 51/49%, phạm lỗi 5/9.
Quang Hải vẫn là cầu thủ châm ngòi cho những pha bóng nguy hiểm lên khung thành của đối phương. Ảnh tư liệu Sóng Nghệ
Nếu như ĐT Trung Quốc tận dụng tốt lợi thế về thể hình, thể lực và khả năng chơi bóng bổng để ghi được 3 bàn thắng thì ĐT Việt Nam thể hiện được sự gắn kết giữa các tuyến, chơi sáng tạo, bùng nổ để ghi được 2 bàn thắng vô cùng đẹp mắt, khiến đối thủ có thời điểm rơi vào thế bị động, lúng túng, chưa kể những tình huống uy hiếp thực sự khung thành đội chủ nhà.
Ở hiệp 1, những tình huống phản công từ sự liên kết Hoàng Đức, Văn Đức để Quang Hải, Tiến Linh có cơ hội sút bóng, đánh đầu... thực sự tạo niềm tin cho đồng đội. Sang hiệp 2, ĐT Việt Nam từ thua thiệt về thể hình và dâng cao đã “nếm đòn” phản công lợi hại của đối thủ nhưng không bao giờ chịu bỏ cuộc.
Một lần nữa Hoàng Đức cho thấy nhãn quan chiến thuật tuyệt vời khi chuyền bóng ra sau lưng trung vệ đối phương để hậu vệ vào thay người Tấn Tài xử lý bóng không khác gì một tiền đạo, sút bóng ghi bàn gỡ, mở ra hy vọng cho các chiến binh sao vàng. Để rồi pha phối hợp của bộ 3 Công Phượng-Quang Hải-Tiến Linh tạo ra một tuyệt phẩm ở phút cuối cùng, gỡ hòa 2-2 cho ĐT Việt Nam. Chỉ tiếc rằng…
Vâng, chỉ tiếc rằng, ĐT Việt Nam đã không thể giữ được thành quả to lớn vừa đạt được bởi bóng đá cũng như thể thao luôn là cuộc chơi cho đến giây cuối cùng. Những phút bù giờ oan nghiệt không chỉ làm rơi nước mắt các tuyển thủ và nhiều người hâm mộ mà còn để lại bài học xương máu trong hành trình tiến về phía trước của bóng đá Việt. Những chiến binh sao vàng theo thời gian đã trưởng thành, lớn mạnh rất nhiều nhưng rõ ràng, càng đi ra biển lớn, sóng gió càng hung dữ.
Ở sân chơi châu lục, bóng đá Việt liên tiếp nhận 4 trận thua kể từ cuối vòng bảng thứ 2 (tính từ trận gặp UAE, Arabia Saudi, Australia và Trung Quốc) và khả năng không dừng lại ở con số này. Nhưng thuyền đã ra khơi, buồm đã căng, các thủy thủ đã dần quen với sóng to, gió lớn, đã vượt lên hoàn cảnh, không bao giờ “ngã tay chèo” dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Park Hang-seo.
Chưa đến lúc để bàn luận về việc tuyển chọn “dàn thủy thủ” chủ lực đúng hay sai, thừa hay thiếu. Cũng chưa đến lúc để nói về chuyện bài binh, bố trận của ông Park đã thực sự chủ động, linh hoạt hay chưa. Điều dễ thấy từ trận cuối vòng 2 gặp UAE đến nay, đội hình xuất quân của ĐT Việt Nam hầu như không thay đổi? Việc thay người cũng lặp đi, lặp lại khá giống nhau, chẳng hạn Tuấn Anh-Văn Đức thường “bung sức” trong khoảng 55-65 phút để rồi được thay thế, Văn Toàn, Công Phượng… thường chỉ vào sân 15-20 phút cuối trận.
Cũng qua 4 trận, chỉ mới có các cầu thủ trẻ Tấn Tài, Thanh Bình được vào sân 2 lần trong những phút cuối 2 trận gần đây. Tấn Tài đã lập công xuất sắc và có thể được tin dùng trong các trận đấu tới. Trong khi đó, khả năng Thanh Bình sẽ gặp khó khăn trong mắt nhìn của các ông thầy…
Rõ ràng, vấn đề lớn nhất, nơi dễ bộc lộ nhất của ĐT Việt Nam khi đương đầu với các đối thủ lớn là hàng thủ. Chấn thương, thẻ phạt là không tránh khỏi nhưng việc duy trì phong độ, lực lượng dự bị đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Trách nhiệm đặt ra trên vai Quế Ngọc Hải không chỉ ở khả năng chỉ huy hàng thủ, chỉ huy đồng đội mà cả năng lực cá nhân khi có lúc người đội trưởng không có mặt kịp thời ở các điểm nóng gay cấn?
Chắc chắn, ĐT Việt Nam phải xốc lại đội hình, căn chỉnh lại thước ngắm để sẵn sàng đối chọi với những “cơn cuồng phong” đang tích mây, tích gió bão ở phía trước, trận đấu không dễ dàng gặp ĐT Oman. Giờ là lúc của câu chuyện “bại không nản”, “được ăn cả, ngã về không” của hành trình ra biển lớn, mất nhiều nhưng cũng được nhiều. Đó là thu được kinh nghiệm, được nhiều bài học, thứ không thể mua bằng tiền, hay… nhập tịch cầu thủ, như ai đó hôm nay có thể thắng vã mồ hôi nhưng mai kia chưa biết sẽ như thế nào?
Phú Châu
Hãy nghĩ tới những điều chúng ta có khả năng, có thể làm được. Hình ảnh Tuấn Anh, Văn Thanh đập nhả tự tin là một yếu tố. Hình ảnh Hoàng Đức chủ động điều tiết nhịp độ, xin bóng từ các đàn anh tuyến dưới để luân chuyển thay vì né tránh và dẫn tới những cú phất dài. Và đặc biệt là, hình ảnh bàn thắng của Tiến Linh.
Trả lờiXóaCó thể nói rằng sau khi chúng ta bước vào vòng loại thứ 3 Wordcup này, Đội tuyển Việt Nam luôn bị xử ép rất nhiều. Trong khi các đội bóng khác chỉ cần va chạm trong vòng cấm lad trọng tài chính cùng với tổ trọng tài var đã xem lại rất lâu, còn của Việt Namm thì ko xem hoặc xem nhưng lại bỏ qua không cho Việt Nam được 1 quả phạt hay pen nào khác. Còn phía đội tuyển của ta đẫ chiến đấu rất dũng cảm dù thắng hay thua thì họ đều chiến thắng trong lòng người hâm mộ.
Trả lờiXóaốt các trận đấu ở vòng loại World Cup 2022, ông Park không dùng nhiều các nhân tố mới. Cụ thể, Hồ Tấn Tài và Thanh Bình chỉ mới được sử dụng 10 đến 15 phút trong trận gặp Úc. Những gương mặt mới còn lại như tiền đạo Phạm Tuấn Hải, tiền vệ trung tâm Lý Công Hoàng Anh, trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh chưa được ra sân phút nào
Trả lờiXóa