Khoai@
Không chỉ anh em quản lý Hà Nội, CDC Hà Nội mà ngay cả anh Phó giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng là nạn nhân của những động tác bẻ cong ngòi bút của báo chí khi có thông tin khẳng định rằng, "F1 ở chung cư muốn cách ly tại nhà phải có sự đồng ý của hàng xóm".
Vào ngày hôm qua 17/11, nhiều tờ báo đăng bài "CDC Hà Nội: F1 ở chung cư muốn cách ly tại nhà cần được hộ bên cạnh đồng ý".
Đây là thông tin sai sự thật, khiến dư luận bất bình, chĩa mũi nhọn vào anh em quản lý Hà Nội trong sự cợt nhả.
Thực tế, "Hà Nội không ban hành quy định nào về việc F1 nếu muốn cách ly tại nhà cần phải được sự đồng ý của hàng xóm". Đây là thông tin chính thức từ lãnh đạo sở Y tế Hà Nội. Thông tin chính thức này được các báo Dân Trí, Lao Động, Công lý... đăng tải.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, tại khu chung cư khi có 1 F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà thì đương nhiên việc trao đổi, thông báo cho hàng xóm bên cạnh là rất cần thiết vì họ được quyền biết hiện đang có 1 F1 cách ly tại khu vực mình sinh sống để cẩn trọng khi tiếp xúc và tham gia phối hợp với chính quyền cùng giám sát.
Anh Tuấn sẻ chia, theo quy định của Bộ Y tế những trường hợp F1 cách ly tại nhà phải có biển treo ghi “Địa điểm cách ly y tế”. Nhưng hiện nay khi treo biển lên thì mọi người phản đối, nói là bị phân biệt đối xử. "Như vậy không treo biển, hàng xóm không được thông báo, không có sự đồng thuận thì ai biết đây là đối tượng đang cách ly?. Ví dụ có thể hàng xóm sang nhà nhau chơi, gõ cửa vào nhà luôn và thành tiếp xúc nếu không có cảnh báo, không biết. Vì thế, việc thông báo cho hàng xóm biết và đồng thuận là rất quan trọng. Họ có quyền được biết và cùng phối hợp với chính quyền giám sát. "Ý của tôi là như vậy nhưng mọi người hiểu không rõ, lại hiểu là phải có sự đồng ý. Vấn đề chính là cần thông báo để họ nắm được và có sự đồng thuận", anh Khổng Minh Tuấn nói.
Như vậy từ chỗ anh Khổng Minh Tuấn nói, "cần thông báo cho hàng xóm biết để tạo sự đồng thuận và phối hợp với chính quyền cùng giám sát" thì báo chí đã bẻ bút viết thành, "F1 ở chung cư muốn cách ly tại nhà cần được hộ bên cạnh đồng ý". Nghĩa là đã làm méo mó, sai nghĩa câu nói của anh Phó Giám đốc CDC Hà Nội. Từ đây, những bình phẩm tiêu cực được đẩy lên nhắm vào chính quyền Thành phố, vào CDC Hà Nội và cá nhân anh Khổng Minh Tuấn.
Thực tế, những thông tin sai sự thật về phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua đã có nhiều tác động tiêu cực đối với dư luận xã hội và tâm lý của người bệnh, người được cách ly y tế. Những tin đồn sai lệch, thiếu kiểm duyệt, xác minh gây khó khăn trong công tác tuyên tuyền, giám sát y tế tại cộng đồng, cần ngăn chặn để không ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.
Việc thông tin sai sự thật là hành vi trái pháp luật, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Hành vi thông tin sai sự thật trên mạng đã nguy hiểm, nhưng thông tin sai sự thật trên báo chí chính thống lại càng nguy hiểm hơn. Những hành vi này xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng thì có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự.
Điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, quy định người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định cũng quy định: Xử phạt 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Trong trường hợp, nếu xác định được chính xác người thông tin sai sự thật có tính chất vu khống thì xử lý theo quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự.
Thông tin sai trên báo có thể xuất phát từ nhiều nguyện nhân, nếu là do nhận thức và sơ xuất thì chỉ nên rút kinh nghiệm. Nhưng vì lý do nào đó mà bẻ cong ngòi bút để thông tin sai thì cũng nên mạnh tay xử lý.
Nội dung chỉ dẫn của PGĐ CDC Hà Nội đã bị những ngòi bút bóp méo thành những nội dung gây tranh cãi dư luận. Từ chỗ một khuyến cáo hết sức hợp lí và cần thiết lại bị những ngòi bút bị bẻ cong này viết thành một nội dung gây bức xúc
Trả lờiXóaBáo chí cách mạng đang ngày càng biến chất, biến dạng bởi những cây bút bài viết như này, Hôm trước thì Tuổi trẻ, nay lại Vietnamnet, chính những thông tin xuyên tạc này đăng tải lên gây những thông tin hoang mang, gây bất ổn trong xã hội. Người dân không hiểu đầu đuôi tai mắt như nào thì sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Phải xử lý mạnh tay những tay báo này, đưa tin tào lao không đúng sự thật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin và lòng tin của nhân dân,
Trả lờiXóaPhát tán thông tin giật gân, sai sự thật, gây hoang mang dư luận để câu view, có nhiều lượt chia sẻ. Với họ chỉ để thỏa mãn cho cái tôi cá nhân, nhưng họ đâu biết việc làm của họ gây nhức nhối, nhiễu loạn thông tin, làm tổn hại đến xã hội.
Trả lờiXóaNó cố tình bẻ cong ngòi bút để đá đểu anh em Hà thành trong công tác chống dịch đấy, bọn này đúng bẩn tính Rồi báo chí tính đứng ngoài cuộc chiến chống dịch hay sao toàn đưa tin kiểu ba xạo, nửa vời vậy
Trả lờiXóa