Khoai@
Hôm 8/12/2021, BBC News Tiếng Việt đăng bài viết "Thủ tướng Hun Sen: Tôi muốn gửi thông điệp tới Việt Nam. Đây là sự sỉ nhục mà tôi không thể chấp nhận", trong đó có nội dung Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Hai 6/12 đã có phản ứng mạnh mẽ với một tướng Việt Nam liên quan tới tình hình Covid-19.
Trích BBC:
"Trong lễ khai trương Quốc lộ 11 của Campuchia, nhà lãnh đạo nước này đòi vị tướng đang là Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam chỉ huy lực lượng biên phòng phải xin lỗi vì đã nói Covid-19 lan từ Campuchia sang Việt Nam, báo Khmer Times tường thuật.
Ông Hun Sen nói, "không hề đúng khi nói Covid-19 tràn từ Campuchia sang Việt Nam như Sông Mekong".
"Tôi muốn gửi thông điệp tới phía Việt Nam," ông nói. "Đây là sự sỉ nhục mà tôi không thể chấp nhận."
Hết trích.
Trong một diễn biến khác, RFA cũng đăng bài viết có nội dung tượng tự như BBC, nhưng có thêm phần ông Hun Sen đòi hỏi ngỗ ngược: "Thủ tướng CPC Hun Sen đòi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phải xin lỗi ông ta trước sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc? Một đòi hỏi ngỗ ngược, vô tiền khoáng hậu!".
Tôi không biết anh Hun Sen có phát ngôn với hàm ý chê trách, thách thức tới mức hoang tưởng như thế không, nhưng theo BBC Tiếng Việt thì đó là câu nói của anh Hun Sen.
1.
Không nên chính trị hóa một biện pháp phòng chống dịch
Trước hết, Covid-19 là vấn đề toàn cầu trên cả phương diện dịch tễ lẫn thực tiễn. Cho đến nay gần như không còn quốc gia nào không có người lây nhiễm loại virus này, bất chấp các nỗ lực phòng chống của các quốc gia. Nói cách khác, Covid-9 là vấn đề xuyên biên giới, mang tính toàn cầu.
Điều đó có nghĩa Virus này lan truyền từ người này sang người khác, từ vùng này đến vùng khác và từ quốc gia này đến các quốc gia khác là bình thường... và việc phản ứng bằng cách ngăn chặn dòng người nhiễm bệnh từ quốc gia này đến quốc gia khác cũng là bình thường.
Từ góc nhìn trên, việc phòng chống Covid-19 là vấn đề dịch tễ không phải là vấn đề chính trị. Việc chính trị hóa một biện pháp chống dịch tới mức xù lông xù cánh lên chỉ vì người ta nhắc tên địa phương mình quản lý là thiếu khôn ngoan.
Thực tế, Mỹ, châu Âu, News Zealand, Nhật, Hàn hay kể cả Việt Nam đã từng đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần biên giới, áp đặt lệnh cấm bay từ các vùng dịch bệnh đang bùng phát, vùng có nguy cơ cao vào Việt Nam... chỉ là để phòng chống dịch. Mới nhất, khi phát hiện biến chủng mới là Omicron, thì Anh, Nhật, Mỹ... đã ngay lập tức đình chỉ (thực chất là cấm) các chuyến bay từ Nam Phi vào lãnh thổ nước mình. Tên gọi các nước có biến chủng Omicron đã được nhắc đến... Vậy tại sao người ta không phản ứng như anh Hun Sen ở Campuchia?
2.
Anh Hoàng Xuân Chiến của Bộ đội Biên phòng Việt Nam có nói thế không?
Lục tìm các bài báo theo câu nói của anh Hun Sen, tôi phát hiện ra câu nói này đã có từ hôm 10/3/2020 và đã bị cắt xén, bóp méo.
Bài 1: "Tướng biên phòng: Kiểm soát chặt hơn 1.200km biên giới Tây Nam" đăng trên VietnamNet hôm 10/3/2020 (Bấm xem theo link này)
Bài 2: "Không chuẩn bị kỹ sẽ có nguy cơ "vỡ trận" Covid-19 ở biên giới Tây Nam", đăng hôm 10/3/2020 trên tờ Dân Trí (Bấm vào đây để xem theo link này)
Bài 3: "Kiểm soát chặt tuyến biên giới phía Nam phòng, chống dịch CoVid-19" cũng đăng vào ngày 10/3/2020 trên tờ Sài Gòn Giải Phóng. Xem bấm vào link này để kiểm chứng
Đọc cả 3 bài viết nói trên, các báo đều phản ảnh "Trung tướng Hoàng Xuân Chiến- Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam sáng nay (10/3/2020) chủ trì hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và phát triển phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia". Theo đó, các nội dung chính là:
"Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đòi hỏi lực lượng biên phòng các tỉnh có biên giới giáp Campuchia cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, trách nhiệm của Bộ đội biên phòng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và phòng, chống dịch bệnh lây lan qua biên giới".
"Siết chặt quản lý đường mòn lối mở, không để phát sinh đường mòn lối mở mới. Nghiên cứu để căn cứ tình hình thực tế, phối hợp với địa phương đánh giá, tùy tình hình dịch mà đóng tất cả đường mòn lối mở".
"Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo từ chối nhập cảnh người có thân nhiệt cao, nghi nhiễm bệnh; người đi về từ vùng có dịch và hiện nay là tiêu điểm bùng phát về Việt Nam. Bộ đội Biên phòng quyết không để dịch vào Việt Nam qua biên giới Tây Nam".
Như vậy, xin khẳng định, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến không có phát biểu nào như BBC dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói. Ở đây có thể BBC đã nhét chữ vào mồm Thủ tướng Campuchia hoặc do anh Hun Sen đã nhầm lẫn.
Giả sử ông Hoàng Xuân Chiến có nói câu đó đi chăng nữa thì cũng là chuyện bình thường. Nó hệt như cách mà Biden đã nói, ngăn ngừa dịch covid-19 từ Italia thôi. Không nhẽ nghe được câu nói này, thì Thủ tướng Italia đòi cách chức Tổng thống Mỹ Joe Biden?
Trong trường hợp này, chính trị hóa một biện pháp phòng dịch là thiếu khôn ngoan, và là cố chấp rồi, anh Hun Sen ạ. Anh đã rất sai khi đòi cách chức một vị Tướng của Việt Nam. Tôi sẽ trở lại vấn đề này vào bài viết sau.
Còn nữa...
Phòng chống dịch bệnh là thuộc lịch vực y tế, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, mạng sống của người dân. Tất cả mọi quốc gia đều sử dụng mọi biện pháp trong khả năng để ngăn chặn lây lan dịch bệnh chứ không riêng gì Việt Nam. Campuchia không nên chính trị hóa một biện pháp chống dịch như vậy
Trả lờiXóaTrên thế giới đại dịch covid 19 đã lây lan hết tát cả các nước và vùng lãnh thổ. Đó cũng la điều dễ hiểu khi các trung tướng thuwss trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam phát biểu yêu cầu các đơn vị biên phòng đề cao cảnh giác ở các vùng biên giới đặc biêt là Khu vực Tây Nam. Không biết thủ tướng CPC có hiểu nhầm ý của trung tướng rồi phát biểu như RFA,BBC nói hay không? hay là lũ này nhét chữ vào mồm của thủ tướng CPC nửa. Mà nếu có phải thì Thủ tướng CPC đòi trung tướng Vn cắt chức là điều không có.
Trả lờiXóaÔi anh Hun Sen ơi, bước đi này sai lầm rồi anh ơi. Anh đi bước này là không thể đi lại được rồi, thiếu khôn ngoan. Chưa kể, đây còm là biểu hiện của việc ăn cháo đá bát rồi đấy anh ơi. Chắc bây giờ anh nên hối lỗi dần đi là vừa Ông này rất thích các phát biểu giật gân hòng gây sự chú ý cho công chúng, chỉ có người bất tài mới hay làm thế thôi!
Trả lờiXóaVới những phát biểu của trung tướng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn không có gì sai sót hết, nhưng nếu thủ tướng CPC phát biểu như những gì mà RFA, BBc nói thì ông ta đã sai lầm lớn rồi. Tuy nhiên cái Trang RFA,BBc này chuyên gia bịa đặt xuyên tạc, khô ng biết hom nay nó có lại nhét chữ vào mồm thủ tướng CPC không nửa. Nhưng nếu như những gì mà ông ta phát biểu thì quá sai lầm, còn đòi cắt chức trung tướng, tư lệnh Bộ đội biên phòng thì điều đó không bao giờ có, bời vì những phát biểu của trung tướng là hoàn toàn đúng đắn va không có nói xấu gì tới đất nước Cam phu chia hết.
Trả lờiXóaHunsen lú rồi, phải nói là anh Hun mấy nam nay có tư tưởng đi lệch sóng và bắt đầu tự coi mình là "cậu cả" của vùng rồi, đáp trả sự ngạo nghễ đấy thì anh Mỹ đã áp cấm vũ khí đối với cha con nhà anh HUn. Sự vuốt đuôi trắng trợn cho trung quốc, hunsen đã đi quá xa. Phải nói rằng dịch xuấ hiện các nơi và nhiệm vụ của công tác phòng dịch là ngăn chặn hiệu quả. Vậy nên không có gì lạ đâu, anh đừng làm quá
Trả lờiXóaTrung Tướng Hoàng Xuân Chiến chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu , phát triển các biện pháp phòng chống dịch covid trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia chứ không có một lời nào nhân định dịch lây từ Campuchia sang Việt Nam như trích dẫn của BBC. Tuy nhiên bài báo do trang BBC này đăng tải thì hoàn toàn không thể tin tưởng được.
Trả lờiXóaTrung tướng Hoàng Xuân Chiến không có phát biểu nào như BBC dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói. Ở đây có thể BBC đã nhét chữ vào mồm Thủ tướng Campuchia hoặc do anh Hun Sen đã nhầm lẫn.Trong trường hợp này, chính trị hóa một biện pháp phòng dịch là thiếu khôn ngoan, và là cố chấp rồi, anh Hun Sen ạ.
Trả lờiXóa