Chia sẻ

Tre Làng

Sự thật bức ảnh 3 học sinh tiểu học vượt sông bằng thùng xốp tới trường.

Khoai@

Mấy ngày qua, khi miền Trung đang hứng chịu những đợt lũ mới thì trên mạng xuất hiện vài hình ảnh được cắt ra từ 1 clip, ghi nhận cảnh các cháu học sinh phải ngồi thùng xốp vượt qua sông đến trường. Người đăng những hình ảnh này chua thêm câu "HÌNH ẢNH NÀY: Và tình cảnh... Ai nhìn thấy mà không chạnh lòng. Bố mẹ các em có thể yên tâm vào mỗi buổi đi học...". Mời xem ảnh bên.

Dù người đăng không nói rõ bức ảnh được chụp ở đâu, khi nào, nhưng một số kẻ đã "Tay nhanh hơn não" mặc nhiên cho đó là hình ảnh ở miền Trung Việt Nam trong đợt lũ này và lê tiếng chửi bới chính quyền, cũng như ngành giáo dục. Có kẻ còn xỏ xiên rằng, "không có nghệ sỹ làm từ thiện thì các em sẽ được đi học bằng .... thùng xốp".

Sự thật bức ảnh đó có phải ở miền Trung Việt Nam?

Chỉ vài thao tác đơn giản tôi đã tìm ra bức ảnh đó. Đây là những bức ảnh được cắt ra từ một clip có tên bằng tiếng Indonesia: "Viral 3 Siswa SD Menantang Maut, Pulang Sekolah Terpaksa Pakai Kotak Styrofoam Seberangi Sungai", tạm dịch là: "Ba học sinh Tiểu học thách thức cái chết, phải dùng thùng xốp để qua sông". Clip được đăng vào lúc 15h34' ngày 25/10/2021 trên trang Tribun-Medan.com. Mời xem ảnh và link kiểm chứng bên dưới:


https://medan.tribunnews.com/2021/09/25/viral -3-siswa- sd-thách-chết-đi-về-nhà-học-buộc-phải-dùng-thùng-xốp-qua sông. 

Kết quả tra cứu cho thấy, các bức ảnh trên không phải ở Việt Nam mà ở Indonesia. Mời xem ảnh chụp màn hình kết quả tra cứu hình ảnh:

Xem clip anh anh chị sẽ thấy 3 học sinh tiểu học đã bất chấp cái chết để băng qua sông (từ trường) mà chỉ sử dụng thùng xốp. Theo clip, 3 học sinh trên là học sinh của trường Tiểu học OKI Regency, thuộc miền Nam Sumatra.

Mời xem clip:


Thế mới biết nhiều anh chị chơi mạng lâu năm mà vẫn bị lừa bởi một vài bức ảnh không rõ ràng, rồi vô tình tiếp tay, làm mồi cho những kẻ bất lương mượn cớ chửi bới mạ lỵ chính quyền.

4 nhận xét:

  1. Những hình ảnh trẻ em đihọc bằng thùng xốp được lan truyền nói trên không phải là các em học sinh miền Trung mà thực chất là một video đã bị cắt ghép, gán sai nội dung. Phải chăng mục đích của người đăng tải nội dung như vậy là để bôi nhọ chính quyền không chăm lo nhân dân trong hoàn cảnh lũ lụt?

    Trả lờiXóa
  2. Một chuyện lừa đảo trắng trợn của những kẻ chống phá, rắp tâm phá hoại hình ảnh của đất nước. Trong lúc mà cả nước đang gồng mình chống lũ, chống dịch vậy mà có những kẻ cắt ghép hình ảnh, đem những hình ảnh của nước ngoài để gây những dư luận xấu xí ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác cán bộ hiện nay. Thật là chán, người dân cần tỉnh táo trước nhưng thông tin, hình ảnh thất thiệt này

    Trả lờiXóa
  3. Một hành động không lấy gì làm lạ của bọn chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ đất nước. Chỉ tiếc là bây giờ nhận thức của cộng đồng mạng cũng đã được nâng cao, việc liên tục cắt ghép, xuyên tạc bằng hình ảnh, video kèm giọng điệu chống phá giờ cũng chỉ là trò hề trên internet thôi chứ còn mấy ai thèm tin vào chúng nó nữa

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là "một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật", hành động cắt ghép, dựng chuyện gây hoang mang dư luận hòng câu view, câu like quả thực là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội đất nước. Do đó, cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng lợi dụng để xuyên tạc này để làm răn và tuyên truyền cho nhân dân để họ hiểu và có thể phân biệt tin xấu độc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog