Chia sẻ

Tre Làng

Vụ 27 người chết đuối ngoài khơi Calais: Thái độ chính trị nhầy nhụa của Song Chi

Khoai@

Một lần nữa thảm kịch 39 người Việt tử vong trong chiếc Container đông lạnh, khi đang cố gắng nhập cư bất hợp pháp vào Anh hôm 23/10/2019 lại được đám giẻ rách vong quốc đào bới lên phục vụ mưu đồ chính trị bẩn tưởi của chúng. Kẻ nhẫn tâm xoáy mũi dao vào nỗi đau thân nhân những người đã khuất là một kẻ chống cộng khét tiếng, đó là Song Chi, một nữ đạo diễn, từng là nhà báo, nhưng đã trở cờ sống kiếp vong nô, chĩa giáo chống lại dân tộc. 

Nhân chuyện truyền thông quốc tế loan tin về vụ 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh hôm 24/11, dù trong đó không hề có một người Việt nào, nhưng Song Chi vẫn cố tình bẻ lái, chĩa mũi nhọn vào chế độ chính trị ở trong nước để nói
 rằng thảm họa đó xảy là do Việt Nam không đủ tốt nên người dân mới phải bỏ nước ra đi và rằng, "Dòng người ra đi bất chấp mọi rủi ro đang và sẽ không dừng lại ki nào VN chưa thay đổi về thể chế chính trị...".

Như vậy, phương tiện là những người gặp nạn, nhưng người đã chết và mục tiêu thì quá rõ, nhằm thay đổi thể chế chính tị tại Việt Nam. Nói trắng ra là phải bằng mọi cách lật đổ chế độ ở Việt Nam. Đó là thái độ chính trị nhầy nhụa của Song Chi.

Trong điều kiện hội nhập thì chuyện công dân nước này sang nước khác lao động là hoàn toàn bình thường. Tại Hà Nội hay TP HCM chúng ta không hiếm gặp cảnh người Anh, Mỹ, Úc hay người châu Phi... hiện đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Trong số đó, không phải ai cũng nhập cư vào nước ta hợp pháp. Tương tự như thế, chuyện người Việt ra nước ngoài làm việc cũng là bình thường. 

Tuy nhiên, người lao động hay ai đó muốn định cư ở nước ngoài nếu không cảnh giác sẽ rất dễ gặp những rủi ro bởi vướng vào cạm bẫy của những kẻ lừa đảo. Về vấn đề này, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan thường xuyên có thông báo, khuyến cáo tới các công dân của mình. Tất nhiên, chấp hành hay không lại là câu chuyện khác, nó đặc biệt phụ thuộc vào quyết định của chính những người lao động, người muốn ra đi. Nếu họ phớt lờ cảnh báo mà ra đi bất hợp pháp thì đồng nghĩa họ sẽ phải tự mình chấp nhận rủi ro.

Tôi tin, vụ việc đau lòng làm 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh hôm 24/11 có rất nhiều người ra đi bất hợp pháp. Và dù không muốn những cũng phải nhắc lại là 39 người Việt tử vong cách đây 2 năm khi cố vượt biên vào Anh cũng bằng con đường bất hợp pháp. Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng đã có hàng vạn người từ khắp các châu lục bỏ mạng khi vượt biển, vượt biên để đến được nước khác dù đó là những cái chết được báo trước vì hệ số rủi ro quá cao trong khi hệ số an toàn quá thấp. Trên thực tế, những vụ việc đau lòng như trên không phải là hiếm và nạn nhân cũng có thể là người của bất kỳ quốc gia nào, thuộc bất kể thể chế chính trị nào. Vì thế không thể nói rằng, "Dòng người ra đi bất chấp mọi rủi ro đang và sẽ không dừng lại ki nào VN chưa thay đổi về thể chế chính trị...".

Kể từ khi đánh đuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước, Việt Nam so với thời kỳ 1975 đã khác nhau một trời một vực. Về mức sống, dẫu có thể chưa bằng một số nước châu Âu, nhưng chắc chắn đại đa số người dân sống trong sự no đủ. Không phải ngẫu nhiên mà đã nhiều lần Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong 10 nơi đáng sống nhất thế giới. Theo đó, "Tăng đến 8 bậc so với năm ngoái, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 quốc gia tốt nhất cho những người nước ngoài sống và làm việc, theo báo cáo HSBC Expat 2019 vừa được HSBC công bố. Điều gì giúp VN hấp dẫn trong mắt người nước ngoài?" (Mời đọc bài của báo Tuổi Trẻ ở đây). Như vậy, lý do Việt Nam không đủ tốt mà Song Chi nêu ra ở đây là không thuyết phục. Theo tôi, vấn đề chính khiến một số người ra đi bất hợp pháp thuộc về quyết định cá nhân, bởi lý do cá nhân của họ mà thôi.

Cuối cùng, khi thảm họa xảy ra, dù người gặp nạn là con dân nước nào đi nữa thì cũng để lại trong ta những nỗi đau. Hãy thiết thực sẻ chia bằng động viên khích lệ những người còn sống và bằng những hành động cụ thể thay vì ngồi phòng lạnh để "đào bới", xuyên tạc sự thật, hay "bẻ lái" để chĩa mũi nhọn vào chế độ nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. 

1 nhận xét:

  1. Khi thảm họa xảy ra, dù người gặp nạn là con dân nước nào đi nữa thì cũng để lại trong ta những nỗi đau. Hãy thiết thực sẻ chia bằng động viên khích lệ những người còn sống và bằng những hành động cụ thể thay vì ngồi phòng lạnh để "đào bới", xuyên tạc sự thật, hay "bẻ lái" để chĩa mũi nhọn vào chế độ nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog