Những năm 1950, đất nước Việt Nam diễn ra những biến động phức tạp khi nền độc lập được giành lại từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp một lần nữa đối mặt với hiểm nguy. Mỹ và các nước phương Tây dần thay chân người Pháp bước vào cuộc xâm lược mới. Theo chân những “đài phát thanh” được xây dựng nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa như VOA tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do RFA, một “đài tiếng Việt” khác cũng được dựng lên ở Vương Quốc Anh.
Ngày 6/1/1952, nhằm phục vụ cho cuộc Chiến tranh Việt Nam của đồng minh Hoa Kỳ, Chính phủ Anh quyết định lập nên “đài phát thanh” nói tiếng Việt thông qua hãng thông tấn quốc gia BBC (British Broadcasting Corporation). Dưới sự tài trợ của Thế giới Vụ BBC (BBC World Service), cái được gọi là “Ban Việt ngữ BBC” được lập lên dưới sự điều hành của John Morris, Giám đốc Cục Viễn Đông của Thế giới Vụ BBC.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Chính phủ Anh lập nên những kênh truyền thông tiếng nước ngoài mang cái mác BBC. Trước đó, Thế giới Vụ BBC vốn cũng đã có hàng chục các “Ban Ngôn ngữ” tiếng Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc… Nhằm tách rời sự liên đới của Chính phủ Anh với các hoạt động của BBC, một mối quan hệ chuỗi mắt xích được xây dựng, trong đó các “Ban Ngôn ngữ” như BBC Tiếng Việt được cấp kinh phí vận hành qua các khoản viện trợ (grant-in-aid) từ Thế giới vụ BBC. Đến lượt mình, chính Thế giới vụ BBC cũng … xin viện trợ từ chính phủ. Cũng có thể gọi các “Ban Ngôn ngữ” của BBC là những tổ chức “ngửa tay xin tiền” không hơn, không kém.
Như vậy, bất kể các “Ban Ngôn ngữ BBC” có nhúng tay vào công cuộc phá hoại, chia rẽ các quốc gia khác đến đâu thì Chính phủ Anh cũng vẫn luôn ở ngoài cuộc bởi luật pháp nước này không cho phép chính phủ điều hành hoạt động của BBC, dù mang danh là thông tấn quốc gia. Như chính lời John Morris đã mô tả: “Chính phủ Anh cũng không có quyền can thiệp vào các chương trình hàng ngày vì đó là việc của đài BBC.”
Thời gian đầu hoạt động, “Đài phát thanh BBC” – tiền thân của trang mạng chống phá BBC Tiếng Việt ngày nay – tỏ ra tương đối khách quan và làm đúng với nguyên tắc hoạt động mà người đứng đầu Hugh Howes đưa ra là “Bình luận các diễn biến trên thế giới cũng từ một lập trường của người Anh, nhưng đồng thời phải giữ làm sao cho công bình, thẳng thắn đối với các quan điểm khác”. Dù vậy, không khó để nhận thấy ngay từ ban đầu, BBC Tiếng Việt vốn đã mang theo tư duy của những con người cách xa Việt Nam hàng ngàn km. Nó hoàn toàn xa lạ và lệch lạc với hiện thực tại đất nước Việt Nam.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975, “Đài phát thanh BBC” duy trì cách thức hoạt động của Hugh Howes. Khi cuộc chiến tranh bước vào những ngày tháng cuối cùng, Đài phát thành BBC cử một nhân vật “máu mặt” thân chinh đến Việt Nam: Phó Ban Việt Ngữ Judy Stowe. Thế nhưng, nhiệm vụ của Judy Stowe hoàn toàn không liên quan đến việc đưa tin về tình hình tại Việt Nam. Mục đích của bà ta là thu thập những thành phần chống phá tiềm năng đưa về Anh để chuẩn bị cho công cuộc chống phá kịch liệt đã được lên kế hoạch từ trước. Như chính lời kể của Stowes: “Tôi tới Việt Nam vào ngày 11/3/1975. Nhiệm vụ Đài BBC giao cho tôi không phải là để làm phóng viên mà là để tuyển dụng nhân viên cho Ban Việt Ngữ mà lúc đó tôi là Phó Trưởng Ban.”
Kể từ đây, cũng như các trang mạng chống phá khác, đài phát thanh bbc từng bước lột bỏ vỏ bọc “công bình, thẳng thắn” trước đây để phơi bày chân tướng phá hoại, thù địch của nó. Và từ những năm 1997, khi Thế giới Vụ BBC thay đổi cách thức và chuyển quyền điều hành các “Ban Ngôn ngữ” từ người Anh sang người nói tiếng bản xứ, các hoạt động chống phá của “Ban tiếng Việt” càng trở nên tinh vi, thâm hiểm hơn trước.
Dường như có một “đặc điểm” khá nổi bật của BBC Tiếng Việt kể từ khi người gốc Việt lên nắm quyền tại đây, đó là sau mỗi “đời” lãnh đạo, tần suất và mức độ xuyên tạc, phá hoại lại ngày càng hung hãn và lộng ngôn hơn trước. Giai đoạn 1997-2001, Trưởng ban gốc Việt đầu tiên Trần Hữu Hạnh vẫn còn phần nào giữ được sự trung thực của nghề báo, dù là một trong những người đầu tiên sử dụng chiêu bài “dân chủ, tự do” tại Việt Nam. Sang đến Nguyễn Giang và nay là Lê Quỳnh, thái độ thù địch, chống phá của các đối tượng vận hành BBC Tiếng Việt ngày càng rõ rệt.
Để duy trì sự tồn tại một cách hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, các “ký giả” của BBC Tiếng Việt khá tinh vi và khôn ngoan khi luôn tỏ ra là kẻ khách quan, trung lập trong việc đưa tin. Các “phóng viên” thường trú của BBC Tiếng Việt được chỉ đạo tác nghiệp báo chí thuần túy bằng cách lấy tin, phỏng vấn nhưng chưa bao giờ để lộ ý đồ chống phá khi hoạt động tại Việt Nam. Mặt khác, các “phóng viên thường trực” rất hiếm khi trực tiếp ký tên trên các “bài báo” trên BBC Tiếng Việt mà thông qua “thư ký”, “đồng nghiệp” hoặc dùng bút danh để che đậy việc làm của mình.
Cũng chính vì lý do này, thành viên của BBC Tiếng Việt có thể được xem là khá “thành công” so với các “đồng nghiệp” tại RFA. Bởi các “nhà báo RFA” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Hóa, Trương Duy Nhất… đều đã lần lượt bị khởi tố, xét xử vì các hành vi phát tán hàng trăm ngàn tài liệu chống phá, kích động gây rối an ninh trật tự, đe dọa an ninh quốc gia với đầy đủ tang chứng, vật chứng. Ngược lại, “hiện tượng bị bắt” lại chưa bao giờ xảy ra với các đối tượng thuộc BBC Tiếng Việt.
Nhưng không phải vì thế mà BBC Tiếng Việt lại tỏ ra “kém cạnh” với các trang mạng khác. Các hoạt động “đưa tin” của BBC Tiếng Việt thực chất luôn được lồng ghép một cách tinh vi những nội dung xuyên tạc, bịa đặt. Chiêu bài quen thuộc nhất của trang BBC Tiếng Việt là thủ thuật “cắt xén” thông tin theo chiều hướng tiêu cực, bôi đen hình ảnh xã hội và con người Việt Nam. Bất chấp thực tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọi mặt với những bằng chứng không thể phủ nhận, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, BBC Tiếng Việt vẫn đều đặn “lược bớt”, lấp liếm hầu hết những thông tin tích cực liên quan đến Việt Nam.
Trong các tình huống khó có thể “lược bỏ” thông tin bởi tính rộng khắp của chúng, BBC Tiếng Việt sẽ tiến hành thủ thuật khác mà chúng gọi là “ý kiến, bình luận”. Khi Việt nam ứng phó với các làn sóng dịch Covid-19 năm 2020, BBC Tiếng Việt liên tục công kích bằng những lời bình phẩm, bỉ bôi (bài “Ứng phó với Covid-19: Việt Nam ‘trước thụ động, sau thái quá’?” ngày 20/2/2020, “Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?” ngày 30/8/2020). Nhưng khi chính cộng đồng quốc tế lên tiếng ghi nhận những thành tựu của Việt Nam, BBC Tiếng Việt bỗng dưng… im bặt.
Gần đây nhất, khi Việt Nam tiếp tục được thế giới ghi nhận những thành tựu phủ vaccine trong thời gian ngắn, BBC Tiếng Việt vẫn cố gượng ép phỏng vấn… giáo sư tin học để rêu rao bình luận xằng bậy. Chiêu trò “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, đưa người của nghề này bình phẩm lệch lạc nghề khác, nay đã có thể coi là mô tuýp quen thuộc của BBC Tiếng Việt.
Dĩ nhiên, ở chiều ngược lại thì BBC Tiếng Việt cũng luôn tỏ ra nhanh nhảu và hào hứng khi Việt Nam phát hiện các hiện tượng tiêu cực. Mà theo như cái cách mà BBC Tiếng Việt vẫn tự bào chữa cho mình thì đó là “tôn chỉ hoạt động”. Những sự việc “nóng” gây bức xúc dư luận luôn được BBC Tiếng Việt xem là mảnh đất màu mỡ để bơm đặt, thổi phồng những mặt trái của xã hội để đổ lỗi cho chính quyền, chế độ. Điển hình nhất, có lẽ phải kể đến hàng loạt bài viết lợi dụng vụ án Essex để cổ xúy cho hành vi nhập cư bất hợp pháp do chính kẻ cầm đầu Lê Quỳnh chấp bút…
Nhìn vào cái cách mà BBC Tiếng Việt tỏ ra hứng khởi trước các sự kiện đó, người ta tự hỏi, những cá nhân nói tiếng Việt tại trang mạng này có thực sự coi mình là người con của đất nước Việt Nam hay không…
Luôn tự gọi mình là một “kênh truyền thông tiếng Việt” có tuổi đời khó kẻ nào sánh bằng, nhưng BBC Tiếng Việt chưa bao giờ thực sự tồn tại đúng với những gì mà chúng tự vỗ ngực xưng tên. Ngay cả trước khi hình thành, bản chất của nó đã là một tổ chức ngoại lai, do người nước ngoài đứng đầu với những tư duy, góc nhìn méo mó về đất nước Việt Nam. BBC Tiếng Việt sẽ mãi mãi là một trang mạng được kẻ khác cho phép tồn tại để phục vụ cho những thủ đoạn phá hoại thành tựu của Việt Nam. Mong muốn thực sự của BBC Tiếng Việt chưa bao giờ là “đòi hỏi dân chủ”, “vì nhân quyền” hay vì đất nước này. Điều nó muốn là đưa Việt Nam vào vòng xoáy lệ thuộc, lạc hậu. Bài học cách đây hơn 60 năm, hay tại Libya, Syria có lẽ là lời nhắc nhở rõ ràng nhất về cái giá về sự lệ thuộc mà BBC Tiếng Việt đang tìm cách “phân phát”.
Hình ảnh: M.N
Từ khóa: BBC Tiếng Việt, Chân dung đối tượng
Bài chép từ blog Cánh Cò.
Mấy đứa người Việt nhận làm biên tập cho cái đài BBC thực chất là lũ hủi nô, vọng ngoại, mất gốc người Việt đã lâu rồi, vậy nên cái đài này luôn ra rả những điều chưa tốt của xã hội Việt Nam, còn những điều tốt, những con người tốt thì chúng im bặt không đả động gì đến nhằm đánh lạc hướng người nghe, để có thể phá rối cuộc sống yên bình của Nhân dân Việt Nam theo lệnh chủ của chúng mà thôi, tốt đẹp gì lũ ấy!.
Trả lờiXóacái khôn ngoan của BBC đó là chúng không cchoosng phá một cách trắng trợn, rạch ròi như bọn RFA, chúng biết chen ngang những sự thật là nội dung sai lệch. Công bằng mà nói thì làm gì có sự tồn tại của "công bình" của một quốc gia cách xa ngàn km cơ chứ?
Trả lờiXóaHỡi người dân Việt Nam - những người yêu nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam!!! Hãy đấu tranh và phải thật tỉnh táo trước những luận điệu xảo trá của chúng Chỉ chống phá là hay suốt ngày xuyên tạc vớ vẩn Ko ngoa khi nói là nghiệt chủng Ko ngoa khi nói là nghiệt chủng
Trả lờiXóaỞ bển hay xài trò mị dân, ai không biết cứ thấy BBC nghe oách lắm rồi châu đầu vô đọc là tự hủy hoại mình luôn. Chúng đang tàn phá nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng những luận điệu xảo trá Nhưng đâu biết được rằng chính chúng đang phá hoại nước ta
Trả lờiXóa