Bị cáo Mai Phan Lợi (Chủ tịch Hội đồng khoa học MEC) bị tuyên 4 năm tù giam, Bạch Hùng Dương (cựu giám đốc MEC) bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam cùng về tội Trốn thuế.
Sáng 11/1, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử bị cáo Mai Phan Lợi (SN 1971, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC, cựu nhà báo) và Bạch Hùng Dương (SN 1975, cựu giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC) về hành vi Trốn thuế.
Theo cáo trạng cũng như diễn biến phiên tòa, Mai Phan Lợi với tư cách là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm MEC nhưng thực tế Mai Phan Lợi là người điều hành mọi hoạt động của Trung tâm MEC.
Từ năm 2012 đến tháng 3/2021, Lợi đã chỉ đạo Bạch Hùng Dương và nhân viên của Trung tâm MEC nhận gần 20 tỷ đồng để thực hiện các công việc theo thỏa thuận cho các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng tương ứng số tiền Trung tâm MEC đã nhận là gần 20 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Mai Phan Lợi nhận thức được hành vi của mình là sai lầm, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Trước khi công tác tại MEC, Mai Phan Lợi từng là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng đại diện văn phòng tại Hà Nội của một cơ quan báo chí. Năm 2016, Mai Phan Lợi bị Bộ Thông tin và truyền thông thu hồi thẻ nhà báo do "xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, đồng đội, người thân, đồng đội của những cán bộ chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, tổn hại đến uy tín đội ngũ những người làm báo".
HĐXX nhận định: Hai bị cáo đã thực hiện hành vi Trốn thuế nhiều lần với nhiều hợp đồng khác nhau, mỗi lần trốn thuế khoảng 100 triệu. Do vậy, cần cách ly các bị cáo khỏi xã hội một thời gian. Tuy nhiên, cả 2 được xác định tình tiết giảm nhẹ là ăn năn hối cải. Riêng Mai Phan Lợi được xác định đã tác động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả; quá trình công tác nhận nhiều giấy khen, gia đình có công với cách mạng…
TAND TP Hà Nội tiến hành tuyên phạt bị cáo Mai Phan Lợi 4 năm tù giam, bị cáo Bạch Hùng Dương 2 năm 6 tháng tù giam cùng về tội Trốn thuế.
Về trách nhiệm dân sự, tiền trốn thuế được bị cáo Lợi quản lý, sử dụng cho hoạt động của Trung tâm MEC nên phải tự đền bù. Trong số gần 2 tỷ đồng trốn thuế, gia đình Mai Phan Lợi đã nộp 800 triệu đồng khắc phục hậu quả nên bị cáo này phải nộp thêm gần 1,2 tỷ đồng.
Trọng Phú/VOV.VN
Kinh doanh thì kinh doanh đi, thu lợi nhuận thì đầy ra đấy, lại đi dở ba cái trò mèo trốn thuế để rồi bây giờ tiêu tan cả sự nghiệp, cả bao năm cố gắng, đúng là người đang làm trời đang nhìn, trước sau nghiệp cũng tới, vì mấy đồng thuế để giờ phải đánh đổi tất cả thế liệu có đáng không?
Trả lờiXóavề những sai phạm cua Mai phan lợi đều phải bị xử lý theo pháp luật và theo cáo trạng của VKS thì Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) thành lập từ năm 2012 theo quyết định của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Doanh thu của trung tâm là các khoản tiền tài trợ hoặc nhận được từ các tổ chức trong và ngoài nước thanh toán hợp đồng thực hiện công việc theo thỏa thuận. Bị cáo Mai Phan Lợi với tư cách là cổ đông, Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm MEC nhưng thực tế Mai Phan Lợi là người điều hành mọi hoạt động của Trung tâm MEC.Năm 2016, ông Mai Phan Lợi từng gây bức xúc dư luận vì có tạo một thăm dò trên trang Facebook Diễn đàn Nhà báo trẻ về việc máy bay Casa 212 rơi khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Sau đó, ông Mai Phan Lợi bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo do 'xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, đồng đội, người thân, đồng đội của những cán bộ chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, tổn hại đến uy tín đội ngũ những người làm báo'.
Trả lờiXóaBản thân và gia đình đã nộp lại tiền bất chính, thế thì còn 'oan ' nỗi gì; chắc vụ này chả có kẻ dâm chủ nào sủa hề!.
Trả lờiXóaBản án thể hiện, năm 2012, bị cáo Lợi cùng hai người góp vốn thành lập Trung tâm MEC. Trong đó, ông Lợi giữ chức Chủ tịch Hội đồng khoa học, trực tiếp điều hành mọi hoạt động. Dương là giám đốc giai đoạn 2014-2021. Doanh thu của MEC là tiền tài trợ hoặc tiền công từ các hợp đồng. MEC nhiều lần ký nhiều hợp đồng trị giá trên một tỷ đồng với các tổ chức trong và ngoài nước như: Dự án nâng cao năng lực truyền thông cộng đồng ký với đại sứ quán Anh; Dự án đào tạo năng lực truyền thông chính thống và trên mạng xã hội cho các cán bộ các tổ chức xã hội ký với Đại sứ quán Mỹ...
Trả lờiXóa