Cuteo@
Trên trang Fanpage của RFA mới đây có đăng tải bài viết "Hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm kháng cáo" (xem ảnh bên). Theo đó, RFA lươn lẹo cho rằng, "Hai nhà hoạt động đưa nhiều tin tức về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm là bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương, quyết định kháng cáo bản án mà tòa sơ thẩm áp đặt lên họ".
Theo đó, Phương ngoan cố cho rằng “mình không có tội”, "không chống phá Nhà nước" và rằng "chỉ vi phạm hành chính".... còn Nguyễn Thị Tâm thì muốn giảm nhẹ tội... Trong khi đó, không mời mà đến, bằng xảo thuật ngôn từ, RFA đã biến 2 tên tôi phạm thành "nhà hoạt động ôn hòa". Vẫn giọng điệu cũ rích, RFA cho rằng "Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa", "chính quyền đang trả thù người yêu nước", "Trù dập dân oan", "Bỏ tù người dân đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược"...
Việc Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm kháng cáo là bình thường vì đó là quyền của các bị cáo đã được pháp luật quy định. Nhưng sẽ rất ít người tin vào một bản án phúc thẩm nhẹ hơn so với bản án Toà án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên hôm 15/12/2021.
Một cách trực quan sinh động nhất, bạn đọc chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm của google để gõ cụm từ "Trịnh Bá Phương" hay "Nguyễn Thị Tâm" là rõ hết. Các kết quả tìm kiếm đều phản ánh 2 nhân vật này là những đối tượng cộm cán chống phá nhà nước dưới vỏ bọc là "Dân oan".
Cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, vào các ngày 9, 10, 11/1/2020, lực lượng quân đội thực hiện xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn và công an TP Hà Nội thực hiện công tác bảo vệ ANTT tại xã Đồng Tâm. Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm đã thực hiện việc phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết xuyên tạc, bịa đặt tình hình diễn ra tại Đồng Tâm để kích động nhân dân chống chính quyền, thóa mạ, xúc phạm uy tín danh dự của người khác, gây hoang mang trong nhân dân, nhằm mục đích chống Nhà nước. Riêng Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ 1 tài liệu có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Nguyễn Thị Tâm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bị cáo Trịnh Bá Phương không khai nhận hành vi phạm tội, không thành khẩn, chống đối. Ngoài hình phạt chính, căn cứ quy định tại các Điều 43 và Điều 122 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế các bị cáo một thời gian sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Trên cơ sở đó, Tòa đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương 10 năm tù và Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù về cùng tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước". Ngoài hình phạt tù, Tòa còn tuyên phạt quản chế bị cáo Phương 5 năm, quản chế bị cáo Tâm 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Bình tâm xem xét lại toàn bộ những hành vi của Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm từ các nguồn báo chí và thậm chí từ nguồn của chính các đối tượng này thì chắc chắn họ không phải là những "nhà hoạt động xã hội" và không hề oan uổng như cách mà họ cũng như đài báo phản động đã và đang kêu gào.
Động cơ kháng cáo của Nguyễn Thị Tâm chỉ đơn giản là mau chóng được tự do để về nhà, nhưng Trịnh Bá Phương lại có mưu đồ khác. Trước những tài liệu, chứng cứ cực kỳ chắc chắn, Trịnh Bá Phương biết kháng cáo cũng không thể giảm án, do đó hắn chọn kháng án như cách thể hiện thái độ chống nhà nước đến cùng, qua đó đánh bóng tên tuổi và kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài với hy vọng "được bế đi Mỹ hay một nước nào đó". Tuy nhiên, có vẻ như hi vọng của Trịnh Bá Phương là quá mong manh, bởi những đối tượng hành nghề “dân chủ” xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thời gian gần đây lần lượt nhập kho nhưng chưa thấy aai được “bế” đi tị nạn như trước nữa. Chỉ thấy đài báo phản động liên tục réo tên như một thói quen nhằm xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những kẻ hết giá trị lợi dụng.
Động thái trên của Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm không quá ngạc nhiên, đó cũng là quyền của các bị cáo. Nhưng chắc chắn rằng, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm không hề oan uổng như cách mà họ cũng như đài báo phản động đã và đang kêu rống lên trước và sau phiên xét xử sơ thẩm.
Trả lờiXóaĐối với Trịnh Bá Phương, việc kháng cáo bên cạnh nhằm “cố đấm ăn xôi”, đó cũng là cách để Phương thể hiện sự chống đối quyết liệt của mình, từ đó vừa đánh bóng tên tuổi, vừa kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đó cũng là để Trịnh Bá Phương tiếp nối theo “truyền thống” của gia đình mình.
Trả lờiXóaCó thể thấy những đối tượng hành nghề “dân chủ” xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thời gian gần đây như Trịnh Bá Phương, Phạm Đoan Trang,... lần lượt nhập kho nhưng chưa thấy vị nào được “bế” đi tị nạn như trước nữa. Chỉ thấy đài báo phản động liên tục réo tên như một thói quen nhằm xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những kẻ hết giá trị lợi dụng.
Trả lờiXóahành vi phạm tội của Trịnh Bá PHương và Nguyễn Thị Tâm là rõ ràng, thể hiện đầy đủ trong bản cáo trạng, vậy thì hai đối tượng này kháng cáo để làm gì? Chẳng lẽ chúng còn muốn bám víu vào các thế lực bên ngoài khi mà chúng chưa nhận ra mình đã hết giá trị sử dụng.
Trả lờiXóaTrong quá trình điều tra và tại toà sơ thẩm, Nguyễn Thị Tâm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải còn Trịnh Bá Phương luôn có thái độ không thành khẩn, chống đối. Có lẽ Nguyễn Thị Tâm trước vòng lao lý đã run sợ và đã bắt đầu ngoảnh mặt lại nhìn bờ, kháng cáo với mong muốn có thêm sự khoan hồng của pháp luật. Còn Trịnh Bá Phương như muốn khẳng định sự “cố đấm ăn xôi” của mình.
Trả lờiXóaThành khẩn khai báo còn được hưởng khoan hồng chứ ngồi đấy mà kháng cáo. Cái đám RFA thì chuyên gia dùng những lời lẽ để bẻ lái sự việc, biến những kẻ phản động mạnh mẽ thành những người hoạt động ôn hòa, đúng là nực cười thay.
Trả lờiXóaHành vi của Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm đã quá rõ ràng và họ cũng đã thừa nhận trước cơ quan điều tra. Việc đám RFA này đứng ra bênh vực, mượn gió bẻ măng chắc cũng không còn xa lạ gì nữa. Nhưng có làm gì đi nữa thì cũng thế thôi. Vi phạm thì nhận án.
Trả lờiXóa