Chia sẻ

Tre Làng

Tiếp về đất Thủ Thiêm - vì sao bất động sản không thể giảm?

Tham khảo cho vui!

Kẻ già này, từ vài năm trước đã chửi các chuyên gia kinh tế Đông Lào, khi bọn này đu trend, gào lên rằng BĐS là nỗi đau kinh tế, hút hết vốn của xã hội mà chính ra có thể chảy vào sản xuất. Bọn này còn tâm thần tới mức tuyên bố thấy xấu hổ khi nước ta chỉ có tỉ phú BĐS, mà không có tỉ phú ngành nước đường hoá học đóng chai hay công cụ ăn cắp thông tin người dùng bán quảng cáo như bên Mỹ.

Việc lý luận “bất động sản hút hết vốn sản xuất” bản chất là cực ngu của bọn chưa từng làm doanh nghiệp. Ta đều biết hoạt động sản xuất tạo ra hàng hóa và lợi nhuận, nhưng cũng nên tự hỏi xem doanh nghiệp, doanh nhân cần phải làm gì để tích trữ số lợi nhuận mình làm ra từ hoạt động sản xuất kể trên? Họ không thể giữ tiền mặt, không thể mua vàng chôn ở gầm giường, họ buộc phải đầu tư vào những tài sản đem lại dòng tiền tốt và tăng giá trị bền vững, nếu không muốn công sức lao động của mình bốc hơi dần theo thời gian.

Bất động sản và chứng khoán vẫn là 2 kênh giữ giá trị tốt nhất, và mới có dung lượng đủ lớn để hấp thụ 5-7% thặng dư GDP mỗi năm. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới cũng thế, hầu hết tài sản của tất cả người giàu nhất thế giới đều ở 2 dạng này. Trong đó, đất đai là tài sản an toàn nhất, ít biến động, có thể dùng thế chấp để chuyển thành nguồn vốn lưu động hoặc dài hạn gần như ngay lập tức. Tiền vào nhà đất vẫn sẽ chảy vào sản xuất kinh doanh qua kênh ngân hàng, với bất động sản làm đảm bảo, chứ hoàn toàn không như các chuyên gia hay ăn tục nói phét trên báo chí.

Trong Siêu Lạm Phát ở Đức thời hậu Thế Chiến 1, tiền giấy mất giá tới mức trẻ con dùng để dán diều, chính phủ thậm chí phát hành tiền có 1 mặt để tiết kiệm mực in, nhưng người dân Đức không bị ảnh hưởng quá nhiều tới mức chết đói, vì hầu hết các hộ gia đình ở Đức khi đó đều sở hữu đất đai, nhà cửa, nó bảo vệ thành quả lao động cho người dân, khiến họ không trắng tay trong bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào do giai cấp thống trị gây ra.

Bất động sản là loại tài sản chiếm tỉ trọng chính của hầu hết mọi quốc gia. Ở Mỹ, chỉ riêng lĩnh vực bất động sản thương mại (tức nhà mua để đầu tư, cho thuê chứ không ở), đã có tổng giá trị là 17.000 tỉ USD, tạo ra 9,2 triệu việc làm mỗi năm, trong đó các hoạt động liên quan tới nhà đất đóng góp khoảng 21% GDP. Việc giữ thị trường bất động sản ổn định, theo hướng tăng đều đặn về chất lượng và giá trị trên mỗi m2 nhà ở trung bình sau từng năm, là trách nhiệm của mọi chính phủ, để vừa đảm bảo giá trị sức lao động cho người dân, vừa tránh tình trạng bong bóng do dư thừa về số lượng nhà ở so với đầu dân số.

Quay lại vấn đề đấu giá đất Thủ Thiêm, thì trước khi cãi nhau xem 2,4 tỉ/m2 là đắt hay rẻ, phải trả lời các câu hỏi: Lô đất đó sẽ được dùng để xây cái gì? Nó sẽ tạo ra bao nhiêu m2 sàn, suất đầu tư mỗi m2 và mỗi m2 sẽ được bán với giá bao nhiêu? Trong một dự án xây dựng, thì đất cũng chỉ là một chi phí giống bao chi phí khác như sàn gỗ, phào chỉ Louis XIV, lò nướng Miele, bồn cầu Kohler mạ vàng 24k hay đảo bếp mặt đá Neolith, mà thôi. Thậm chí chi phí này sẽ dễ chịu hơn nhiều vì nó là định phí, càng xây cao, ra nhiều m2 sàn, thì chia bình quân nó sẽ càng thấp xuống.

Các bất động sản hàng hiệu cho giới siêu giàu không có giá trần, thực tế cùng một toà nhà với chất lượng xây dựng và trang thiết bị, nội thất như nhau, nhưng chỉ cần 2 thương hiệu khác nhau quản lý, giá có thể chênh nhau vài lần. Thủ Thiêm được quy hoạch để xây dựng loại bất động sản này, giá trị căn hộ cao tầng có thể lên tới hàng tỉ đồng/m2, thì vài tỉ mỗi mét vuông tiền đất để chớp cơ hội đón sóng thị trường, chả có gì đáng phải ồn ào cả.

Hạ Kiệt xây Quỳnh Thất, Thương Trụ dựng Lộc Đài, từ xưa đến nay, một khi đã đủ giàu sang, thì chỗ ở sang chảnh, luôn là cái đầu tiên được quan tâm vậy. Bất động sản hàng hiệu, xa xỉ, là những thứ tất yếu của một xã hội đang phát triển và giàu có hơn. Tư duy đấu tố, áp trần phú quý, ngăn cấm sự vận động khách quan, sẽ không chỉ làm những người giàu như kẻ già này thấy nguội lòng, mà còn gián tiếp đẩy họ mang tiền ra nước ngoài hưởng thụ, càng khiến cả phú hộ lẫn bần nông Đông Lào không được các đắc kỳ sở, mà thôi.

Quả là:

Ai có tiền, kệ cho mua đắt,
Đừng gato, ngứa mắt lẫn nhau.
Người giàu chẳng dám khoe giàu,
Mua nhà ngoại quốc mới đau cả lon.

Nguồn: 
Chung Nguyen

3 nhận xét:

  1. đất đailuôn là môi trường đầu tư hijeu quả và an tòa. giá bất động sản cao chính là 1 trong biểu hiện của sự phát triển của đất nước. sao bọn ngu cứ phải số súy theo cái bọn phương tây làm giàu theo kiểu đi bán tư liệu cá nhân, nước đường đóng chai thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. vấn đề đáng chú ý liên quan vụ việc đất thủ thiêm đó là nhiều “cò” mồi, môi giới đất ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước cũng bắt đầu lấy thông tin đất Thủ Thiêm cao chót vót để làm mặt bằng so sánh rồi tăng giá BĐS lên theo. Trong đó, giá BĐS ở các tỉnh như Bình Thuận, Đắk Lắk và Bình Phước đều hết lượt tăng lên. Đặc biệt, khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu nếu như năm 2020 người bán rao giá 1,2 – 2 tỷ đồng/ha thì giờ đã được “thổi” lên mức 12 tỷ đồng.

    Trả lờiXóa
  3. "Đất vàng" trong thời gian qua đang tạo nên những cơn sốt và đặc biệt qua các phiên đấu giá công khai các khu đất vàng tại các tỉnh thành trong cả nước đã để lại các ấn tượng sâu đậm chưa từng có trong thị trường bất động sản.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog