Đàm phán Nga- Ukraine đã bắt đầu vào chiều ngày 28/2 tại Gomel, Belarus, gần biên giới Ukraine.
Đại diện phía Nga có Phụ tá Tổng thống Vladimir Medinsky, Thứ trưởng Ngoại giao Andrei Rudenko, Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin, người đứng đầu Ủy ban Quốc tế của Duma Quốc gia Leonid Slutsky và Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov.
Đoàn Ukraine có Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov, người đứng đầu đảng Người phụng sự nhân dân của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky- ông David Arakhamia, Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochitsky, cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak, Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine Rustem Umerov và Phó phái đoàn Ukraine tại Nhóm Liên lạc Ba bên Andriy Kostin.
Cuộc đàm phán diễn ra tại trạm kiểm soát Aleksandrovka-Vilcha, Gomel, Belarus, gần biên giới với Ukraine. Ảnh: RIA Novosti/ Alexander Kryazhev.
Theo truyền thông Nga, cuộc đàm phán lẽ ra phải diễn ra vào ngày 27/2, tuy nhiên đã bị dời lại do phía Ukraine bất đồng vấn đề địa điểm. Tổng thống Ukraine Zelensky nói, Kiev không hài lòng với Belarus và các cuộc đàm phán nên diễn ra ở nước thứ ba. Tuy nhiên, sau cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, cuộc gặp được chốt lại vẫn diễn ra ở Gomel, cụ thể tại trạm kiểm soát Aleksandrovka-Vilcha, gần biên giới với Ukraine.
Interfax dẫn nguồn từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, phái đoàn Kyiv đã đến khu vực biên giới Ukraine-Belarus vào ngày 28/2 trên một chiếc trực thăng của Ba Lan.
"Vấn đề trọng yếu của cuộc đàm phán là ngừng bắn ngay lập tức và (lực lượng Nga) rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.", nguồn tin từ phía Ukraine nói.
Phái đoàn Ukraine đến địa điểm đàm phán ở Gomel, Belarus trên một chiếc trực thăng của Ba Lan. Ảnh: TASS.
Về tình hình chiến sự ở Ukraine, chiều ngày 28/2, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, dân quân Cộng hòa Luhansk tự xưng với sự hỗ trợ hỏa lực của lực lượng vũ trang Nga đã tấn công và thiết lập quyền kiểm soát đối với các khu vực Hvorostyanka, Sukhanovka, Artem.
Trong khi đó dân quân của Cộng hòa Donetsk tự xưng, tiếp tục tiến sâu vào phòng tuyến đối phương thêm 19 km nữa, kiểm soát Aidar và phong tỏa hoàn toàn thành phố Volnovakha.
Lực lượng vũ trang Nga đã nắm quyền kiểm soát thành phố cảng bên bờ biển Azov Berdyansk và thành phố Energodar, tả ngạn sông Dnepr, kiểm soát khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya tại đây, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và nằm trong top 10 lớn nhất thế giới, tiếp tục công tác bảo trì cơ sở vật chất và kiểm soát môi trường phóng xạ như thường lệ.
Sau những lấn cấn về địa điểm đàm phán, cuối cùng sự kiện này vẫn diễn ra tại Gomel, Belarus, gần biên giới với Ukraine. Ảnh: RIANovosti/ Alexander Kryazhev.
Trong 24 giờ qua, Không quân Nga đã phá hủy 8 hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M1 và hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300, 3 trạm kỹ thuật vô tuyến với radar cảnh giới P-14, 4 máy bay chiến đấu trên mặt đất và bắn rơi một máy bay khác.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenkov cho biết, ngày 28/2 không quân Nga đã giành quyền kiểm soát không phận Ukraine.
Tổng cộng, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, Lực lượng vũ trang Nga đã phá hủy 1.114 mục tiêu hạ tầng quân sự của Ukraine, vô hiệu hóa 314 xe tăng và xe bọc thép các loại, 57 hệ thống tên lửa phóng loạt, 121 bệ pháo dã chiến và súng cối, 274 đơn vị thiết bị xe quân sự đặc biệt.
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine sử dụng cư dân như một "lá chắn sống" cho lực lượng dân tộc cực đoan khi đặt các đơn vị pháo binh và thiết bị chiến đấu trong khu dân cư ở thủ đô Kyiv.
Tin liên quan, trong một thông điệp video vào sáng 28/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu Liên minh châu Âu kết nạp khẩn nước này theo một thủ tục đặc biệt.
Trong khi cùng ngày, Belarus đã công bố kết quả trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp, sẽ có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày công bố, bao gồm việc từ bỏ quy chế phi hạt nhân hóa. Động thái sẽ cho phép Nga đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Belarus.
Văn Phong (RIA, Sputnik, BQP Nga, Interfax)
Tình hình giữa Nga và Ukraine diễn ra vẫn đang hết sức phức tạp, nhưng dù chiến sự có xảy ra thế nào thì những mất mát với người dân là quá lớn và họ thật sự rất vất vả, với những người yêu chuộng hòa bình thì việc xảy ra chiến tranh trong thế giới ngày nay là điều vô cùng đáng tiếc và đáng lên án.
Trả lờiXóaNhiều nước đồng minh phương Tây, Châu Âu của Ukraine đã có ý kiến rằng thật sự lo lắng khi quân đội Nga có thể gây ra một số lượng lớn thương vong cho người dân, sau khi không chiếm được Kyiv, quân đội Nga đang vấp phải sự chống trả quyết liệt ở Ukraine và gặp nhiều khó khan.
Trả lờiXóa