Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) lại tiếp tục có hành động can thiệp vào nội bộ Việt Nam khi công bố bản phúc trình với những cáo buộc hết sức trắng trợn rằng “chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ hơn 170 nhà hoạt động trong hai thập kỷ qua”.
Theo bản phúc trình dài 65 trang được công bố hôm 17/2, thì “Nhà nước cộng sản độc đảng của Việt Nam không dung thứ cho những bất đồng chính kiến, và thường xuyên bỏ tù những người chỉ trích”; “Nhiều người bị công an Việt Nam cấm rời khỏi nhà của họ, và thậm chí một số người thấy khóa cửa nhà mình bị dính chặt bằng keo không mở được”. Chưa dừng lại, HRW còn đưa ra lời kêu gọi chấm dứt cái gọi là “hạn chế có hệ thống" quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động”.
Có thể thấy rằng, bản phúc trình của HRW đã thể hiện cái nhìn chủ quan duy ý chí, tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo trắng trợn thực trạng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Hơn nữa, chỉ bằng cách tự suy luận, bản phúc trình này đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam khi cáo buộc phi lý rằng chính quyền đã “sách nhiễu và giam giữ” các nhà hoạt động mà mà không đưa ra bất cứ chứng cứ cụ thể nào.
Điểm chung các nhân vật mà HRW gọi là “nhà hoạt động bị sách nhiễu và giam giữ” không phải là những người hoạt động vì nhân quyền cho Việt Nam mà là lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kích động quần chúng nhân dân tụ tập, biểu tình, gây rối ANTT nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
Điển hình như, ngày 14/12/2021, TAND Thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm a, b, c - Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến ngày 5/12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước. Ngoài ra, bị cáo còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
Viện Kiểm sát xác định, các tài liệu có nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. HĐXX xác định hành vi của Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn quyết liệt thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh. Khi quyết định hình phạt, HĐXX đánh giá bị cáo khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần nên quyết định áp dụng hình phạt tù với thời hạn trên để giáo dục và phòng ngừa chung.
Rõ ràng, từ sự thiếu khách quan, thiếu thiện chí, HRW không chỉ can thiệp vào “công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ” của Việt Nam như Hiến chương LHQ khẳng định, mà còn cổ vũ, tiếp tay cho những đối tượng vi phạm pháp luật, qua đó đã tự hạ thấp giá trị của chính mình.
Nguồn: Đắc Chí
Việt Nam Mới Blog
Việt Nam Mới Blog
HRW trắng trợn cáo buộc " chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ hơn 170 nhà hoạt động trong 2 thập kỷ qua" . " nhà hoạt động" mà HRW chả nhẽ là những kẻ tuyên truyền chống phá nhà nước, xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước? Những kẻ như vậy chẳng nhẽ không nên xét xử theo pháp luật?
Trả lờiXóaBằng cái nhìn phiến diện, chủ quan, không có bằng chứng xác thực HRW đang bôi nhọ chính quyền Việt Nam, xuyên tạc, vu cáo vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đồng thời đang tiếp tay cho đám dân chủ chống phá chính quyền.
Trả lờiXóaMột lần nữa, HRW lộ rõ bản chất xảo trá khi mang danh tổ chức mang danh nhân quyền quốc tế, bất chấp thực tế Việt Nam đã và đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Tại sao những hoạt động như thế này vẫn liên tục tiếp diễn?
Trả lờiXóaĐây là một chiêu trò mang màu sắc chính trị của HRW và các tổ chức phản động không nằm ngoài mục đích bôi nhọ, hạ uy tín nhằm chống phá đất nước Việt Nam. Ở đây, cần nhắc lại rằng, những tên đó đều bị đưa ra xét xử theo luật pháp, đúng trình tự thủ tục và công khai minh bạch. Đây chỉ là chiêu bài của HRW và một số tổ chức, cá nhân chống đối sử dụng nhằm kích động, thu hút sự chú ý của dư luận và gây sự lầm tưởng số đối tượng này vì đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà bị bắt giữ, xử lý.
Trả lờiXóaChó trông nhà cho chủ và dĩ nhiên sẽ được chủ cho ăn cơm thừa canh cặn, thế nên nó cắn bừa, sủa bừa những người không phải là chủ của nó là phải; Tuy nhiên nếu chủ nó cho ăn không no, hoặc gặp lúc nó lên cơn điên dại thì có khi chủ của nó cũng bị cắn bị sủa cũng nên. Những kẻ chống đối Việt Nam hoặc là những kẻ được bọn mất gốc người Việt cho tiền rồi bảo nó cắn, nó sủa thì nó sẽ cắn, sẽ sủa y như giống cẩu vậy, mặc cho người đó có cái áo mới, cái giày đẹp, người thơm đầy nước hoa đi nữa, cái tổ chức Hát - Rờ - VS kép chính là thế đó.
Trả lờiXóaBản phúc trình của HRW đã thể hiện rõ cái nhìn chủ quan, duy ý chí, tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo trắng trợn thực trạng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, hơn nữa chỉ bằng cách tự suy luận bản phúc trình này đã bôi nhọ chính quyền của Việt Nam khi cáo buộc chính quyền đã sách nhiều và giam giữ các nhà hoạt động, nghe là thấy thiếu hiểu biết rồi.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaTừ sự thiếu thiện chí HRW không chỉ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà còn tự hạ thấp giá trị của tổ chức mình, bởi các nhà hoạt động mà HRW đề cập là lũ lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình báo loạn, phá rối an ninh.
XóaSau nhiều lần vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách phi thực tế thì tổ chức HRW này lại tiếp tục có những lời lẽ xâm phạm đến công việc nội bộ của ta, vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Rất nhiều quốc gia cũng đã từng bị tổ chức này vu cáo. Trong khi vấn đề nhân quyền chỉ có người dân của nước đó mới đánh giá chính xác được thôi chứ.
Trả lờiXóaNhư thường lệ hàng năm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRM) lại có báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC). Những lời lẽ xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của HRW không có gì mới so với mọi năm và có thể điểm ra như kiểm duyệt internet, thông qua luật an ninh mạng; kiểm soát các tổ chức dân sự; tiếp tục bắt các blogger; tình trạng bị tra tấn tại đồn công an…
Trả lờiXóaĐầu tiên, cần nhận thấy rằng Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) là một tổ chức tư nhân được thành lập năm 1978 mà mục tiêu chính là giám sát tình hình cũng như hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại Liên Xô. Do đó, có thể coi HRW là một công cụ do Chính phủ Mỹ dựng lên với mục đích là lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Liên Xô. Và khi Liên Xô sụp đổ, HRW vẫn tiếp tục tồn tại và tiếp tục trở thành công cụ cho nhà cầm quyền Mỹ tiến hành các chỉ trích với các quốc gia khác theo ý đồ của Mỹ.
Trả lờiXóaMặc dù luôn khẳng định mình là một tổ chức tư nhân không chịu ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào nhưng các bản báo cáo của HRW luôn thiên lệch, có dụng ý nhằm vó các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thực hệ tư bản, các nước theo CNXH, và các nước theo đạo Hồi. Do đó, uy tín, sự tin cậy trong các báo cáo của HRW đã không được đánh giá cao tại nhiều quốc gia. Thậm chí, trang web của HRW cũng bị cấm hoạt động tại Thái Lan do những báo cáo sai trái của mình.
Trả lờiXóaChúng ta cũng không cần quá lo lắng về bản báo cáo nhân quyền mà HRW đưa ra gần đây. Bởi tính xác thực và giá trị của bản báo cáo này đã bị các tổ chức phản động, đám rân chủ thổi phồng lên quá mức.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là hành động can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam của Tổ chức HRW. Nếu với tư cách là một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về nhân quyền và cổ vũ cho sự phát triển nhân quyền, thì thực sự HRW đang làm một chuyện đi ngược lại với chức năng của họ.
Trả lờiXóaMục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế độ xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây.
Trả lờiXóaVề mặt pháp lý, HRW chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.
Trả lờiXóaTôn trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện trong những thành quả lớn lao, nhất là trong công cuộc Đổi mới: Đó là sự hoàn thiện hệ thống pháp luật đến bảo đảm thực tế các quyền từ dân sự, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trả lờiXóaNói tóm lại, “Phúc trình” của HRW năm 2021, vừa công bố hoàn toàn không có giá trị vì nó không dựa trên cơ sở dự liệu đúng đắn, khách quan; Về quan điểm chính trị, HRW vẫn bám giữ quan điểm cổ hủ kỳ thị với chế độ XHCN, với Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phúc trình vừa công bố đã đi ngược lợi ích của nhân dân Việt Nam và lợi ích của Hoa Kỳ (nơi “đứng chân” của HRW).
Trả lờiXóaRõ ràng những gì mà HRW đưa ra trong bản Phúc trình cũng không còn xa lạ với cộng đồng mạng và đó dường như là một lập trình sẵn, một “bản năng xuyên tạc” của tổ chức này từ khi thành lập đến nay với những luận diệu vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Trả lờiXóaCách đưa các tin bài hay các bản Phúc trình toàn cầu về nhân quyền như trên đã thể hiện sự sai lệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước Hồi giáo...; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" kiểu Mỹ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính "công tâm", "độc lập" của HRW và bản chất hoạt động của HRW là như thế nào.
Trả lờiXóaĐến hẹn lại lên, các báo cáo Phúc trình toàn cầu của HRW luôn phủ nhận các thành tựu phát triển nhân quyền ở 1 số quốc gia đối lập hoặc có thể chế chính trị là chủ nghĩa xã hội như Việt Nam; và thực chất các thông tin đó chỉ là sự cóp nhặt những thông tin sai sự thật, một chiều, phiến diện và có dụng ý xấu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do các tổ chức phản động, thế lực thù địch tán phát trên mạng Internet hoặc rêu rao trên vài tờ báo lá cải ở hải ngoại.
Trả lờiXóatổ chức “Theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW) đã phát đi một thông cáo báo chí cho rằng, chính quyền Việt Nam đang “gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền” . Đây rõ ràng là một thông cáo có nội dung xuyên tạc sự thật, thể hiện rõ sự thiếu khách quan, mang nặng tính định kiến và thù địch của tổ chức núp bóng “nhân quyền” này.
Trả lờiXóaRiêng cái nhà tù Guantanamo vi phạm dân chủ nhân quyền bậc nhất thế giới mà hàng chục năm nay ko thấy đám HRW đếm xỉa gì đến nhỉ? Lại là những chiêu bài cũ rích của các thế lực thù địch với Việt nam, nhưng thôi kệ chúng nó “Đừng bao giờ tranh cãi với một thằng ngu. Vì khi đó nó sẽ kéo ta xuống ngang với trình độ của nó và đánh bại ta bằng kinh nghiệm ngu lâu năm.”
Trả lờiXóa_Mark Twain_
bỏ qua nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của luật quốc tế và không tôn trọng pháp luật Việt Nam, chúng không có quyền lên tiếng ở đây Lại vẫn là những chiêu bài can thiệp cũ rích của HRW vào công việc nội bộ nước khác! Cãi với thằng ngu để nó kéo mình xuống ngang trình vs nó thôi
Trả lờiXóa170 nhà hoạt động á, thì đúng là hoạt động đấy mà là hoạt động chống phá Nhà nước, TTXH, hoà bình của VN nên bị bắt giữ theo pháp luật của Vn thì có gì sai. Mà 170 là con số đã bị bắt, còn số đang châm chọt lẩn khuất chưa đến thời điẻm bắt giữ nữa kìa Khi quyết định hình phạt, HĐXX đánh giá bị cáo khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần nên quyết định áp dụng hình phạt tù với thời hạn trên để giáo dục và phòng ngừa chung.
Trả lờiXóa