Chia sẻ

Tre Làng

Bia Khánh Khê: Về Status "Không biết đã được xây lại chưa ?" của NB Nguyễn Hồng Thanh

Khoai@

Không rõ vô tình hay hữu ý, sáng nay, anh Phó tổng thư ký tạp chí Việt Mỹ 
NB Nguyễn Hồng Thanh lên một status có tựa "Không biết đã được xây lại chưa?" trên Fb cá nhân. Sau khi hươu vượn về chiến tích của F337 anh nói rằng: "Tấm ảnh này đã có từ nhiều năm trước. Không biết bây giờ ở vị trí lịch sử này một tượng đài hay chí ít một tấm bia bằng đá trang trọng chưa?".

Tôi không tin anh NB Nguyễn Hồng Thanh không biết tấm bia đã được xây lại hay chưa, bởi anh là nhà báo, từng làm Phó tổng Thư ký cho tờ báo Kinh tế & Đô thị - Một tờ báo trực thuộc Thành ủy Hà Nội, trước khi chuyển sang làm cho Tạp chí Việt Mỹ.

Tấm ảnh trên, xin nói ngay là tấm bia Khánh Khê cũ. Đó là bức ảnh chân thật, không hề được photoshop hay chỉnh sửa gì. Bức ảnh được chụp vào năm 2011, trước 1 năm khi nhà nước khánh thành nhà bia Khánh Khê vào đúng ngày tri ân các liệt sĩ - Ngày 17/7/2012. (Xem bài bia Khánh Khê trên báo Thanh Niên ở đây). 

Hình ảnh tấm bia Khánh Khê này cũng là sự kiện thời sự trong làng báo với những tên tuổi như Trương Duy Nhất, Đỗ Hùng cũng với bọn phản động lợi dụng báo chí. Vì thế, tôi không tin NB Nguyễn Hồng Thanh không biết nó đã được xây dựng lại đàng hoàng, to đẹp và khánh thành vào đúng ngày 17/2/2012.

Nói như thế để thế NB Nguyễn Hồng Thanh "giả vờ" đặt câu hỏi đó để làm gì. Nói thẳng ra là để chứng tỏ mình yêu nước và lừa bịp người đọc và lên án nhà nước. Tất nhiên tỏng đó ám chỉ Việt Nam sợ hãi, lệ thuộc vào Trung Quốc. Vuông vắn là như thế.

Thực tế, đến hẹn lại lên, cứ vào ngày 17/2 là lũ kền kền báo chí và lũ zân chủ dặt dẹo lại vào hùa với nhau, xuyên tạc, bịa đặt và thông tin sai lệch về cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc. Năm nay, lại vẫn câu chuyện tấm bia Khánh Khê được các kền kền báo chí tung lên các trang mạng xã hội.

Bia Khánh Khê tưởng niệm hơn 650 cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 337 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979.

Bức ảnh bia Khánh Khê mà đám kền báo chí cũng đám zân chủ dặt dẹo tung lên mạng với những lời bình mất dạy, nhằm vào đảng và Nhà nước Việt Nam là tấm bia bị vỡ, bong tróc mất dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược". Khi đăng tải hình ảnh tấm bia này, chúng chua thêm lời bình, rằng "Khiếp nhược", "hèn nhát", và rằng "ai đục bỏ lòng yêu nước"... và nay là "Không biết đã được xây lại chưa?".

Đây là hình tấm bia Khánh Khê cũ được Đỗ Hùng, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện và nay là NB Nguyễn Hồng Thanh sử dụng để xuyên tạc.

Còn nhớ, Trương Duy Nhất khi còn chưa đi tù đã viết trong bài "Khiếp Nhược": "Một bức ảnh ấn tượng trên báo Thanh Niên", Blog Mr.Do (Nhà báo Đỗ Hùng) chạy cái tít vỏn vẹn 2 chữ bình cho bức ảnh này cũng rất ấn tượng: "Khiếp nhược!". Nhà văn Nguyễn Quang Lập blog thì mỉa mai: "Ai đục bỏ lòng yêu nước?".

Tên nhà báo với chiến tích 'tham nhũng" Trương Duy Nhất viết tiếp: "Từ "quân Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời".

Vậy sự thật là như thế nào?

Bức ảnh tấm bia Khánh Khê mà ta thấy ở trên là bức ảnh thật, được chụp vào năm 2011, trước 1 năm khi nhà nước khánh thành nhà bia Khánh Khê vào đúng ngày tri ân các liệt sĩ - Ngày 17/7/2012. (Xem bài bia Khánh Khê trên báo Thanh Niên ở đây). Bia trong ảnh là bia cũ, dựng bằng gạch và vữa ba-ta, ở vị trí thấp. Các dòng chữ được đắp nổi bởi loại vữa hỗn hợp vôi cát mà không có xi măng. Vì thế thời gian, mưa gió, nước ngập đã làm chúng rụng rơi mà không hề có ai vô lương tâm tới mức đục bỏ.

Tháng 2/2011, bia Khánh Khê nằm trong vùng quy hoạch xây dựng công trình thủy điện Thác Xăng, và theo quy hoạch tấm bia sẽ bị chìm dưới nước. Bởi vậy, bia được dỡ bỏ và di chuyển lên vị trí cao hơn, xây dựng mới, hoành tráng hơn cho xứng với công lao của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Lạng Sơn, chỉ sau hơn 1 năm nhà bia Khánh Khê đã hoàn tất tại bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Mời xem vài hình ảnh.





Nói thêm, cũng chính tại quả đồi nơi vị trí đặt nhà bia hiện tại đã có 92 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 52 thuộc F337 hi sinh trong một trận đánh. Không chỉ trở thành địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ F337, nhà bia chiến thắng Khánh Khê cũng đã được nhân dân địa phương chăm lo hương khói, và cũng là nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc.

Một chi tiết cần được nhắc lại, chính Đỗ Hùng, khi đó còn là Phó Tổng Thư ký báo Thanh Niên đã đăng bức ảnh tấm bia Khánh Khê cũ và bình 2 chữ "Khiếp nhược".

Cũng chính bức ảnh này lần đầu tiên xuất hiện trên báo Thanh Niên, và được Đỗ Hùng, Mai Thanh Hải gào khóc "đục bỏ", và tiếp đến là đám Phạm Viết Đào, Xuân Diện rên rỉ rằng "ô nhục".

Có điều, không phải là ngẫu nhiên, khi họ cố tình đăng tấm hình này trong một quãng thời gian khá dài và giấu biệt việc nhà bia đang xây dựng, còn tấm bia sẽ chìm dưới nước để cho đám "dân chủ giả cầy" chửi rủa gào rống. Và rất lâu sau đó, chúng mới đưa tin về nhà bia Khánh Khê mới. Mời xem theo link dưới đây:


Rõ ràng, một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng, đó là một âm mưu lợi dụng báo chí để xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm làm phai nhạt lòng tin của người dân đối với chế độ. Chỉ là hình ảnh 1 tấm bia cũ, lũ kền kền báo chí và đám chống phá đất nước cũng có thể lợi dụng để chống phá chế độ, làm mất niềm tin của người dân vào đảng và nhà nước.

Thật may, những người như Trương Duy Nhất, Đỗ Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập hay Nguyễn Hồng Thanh... cũng chỉ là con sâu làm rầu nồi canh.

Khi sự thật bị xuyên tạc bởi một phóng viên, thì cái tên của anh ta sẽ mãi mãi là tấm bia miệng của sự trơ tráo và khốn nạn. Lũ khốn nạn hãy nhớ, "Ngàn năm bia đá thì mòn/Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ".

6 nhận xét:

  1. Một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng đó là một âm mưu lợi dụng báo chí để xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm làm phai nhạt lòng tin của người dân đối với chế độ, dù chỉ là một tấm bia cũ không có giá trị mấy lũ rận chủ chống phá đất nước cũng có thể lợi dụng để khiêu khích.

    Trả lờiXóa
  2. Khi bị xuyên tạc bởi lũ kền kền và phóng viên thì cái tên của anh ta sẽ mãi mãi là tấm bia miệng của sự trơ tráo và khốn nạn, chúng lợi dụng nó để làm nhân dân mất đi niềm tin vào Đảng, Nhà nước để chống phá đất nước, thật không thể chấp nhận được hành động hèn hạ như vậy. Đúng là chẳng còn gì để bới móc.

    Trả lờiXóa
  3. Cứ đến những ngày này thì bọn chúng lại nô nức, lên mạng kiếm những "lời hay ý đẹp" nhất để cùng hò, hét gào và sử dụng những ngôn từ bố láo, mất dạy nhất để lên án, chửi chế độ này. Phải nói rằng với VN lịch sử tuyệt nhiên không bao giờ quên, máu của bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho lá cờ thêm đỏ thắm. Và chúng ta biết trân tọng điều đó...là người con đất Việt xin đừng đem những cái đó ra xuyên tạc và chống phá, một lũ vô ơn

    Trả lờiXóa
  4. Không biết tên Thanh bị đui từ bao giờ vậy?.

    Trả lờiXóa
  5. Trong quá trình xây dựng công trình thủy điện Thác Xăng (khởi công năm 2008), tấm bia Khánh Khê (cũ) là một trong những công trình nằm trong những hạng mục cần phải di dời.
    Việc khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Bia tưởng niệm Khánh Khê là hành động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  6. tạp chí nâng bi Mỹ mới đúng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog