Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Bá Vinh có đăng trên facebook cá nhân của mình: "Dịch tin nước ngoài thì sau đó cũng cần biên tập lại chứ. Phải là "khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un" chứ. Lãnh đạo của đất nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời của Việt Nam cơ mà. Báo ta cứ viết thế sẽ làm khó cho tôi, ảnh hưởng đến tình hữu nghị hai nước. Báo Triều Tiên khi đăng về Việt Nam và các Lãnh đạo Việt Nam đều rất trân trọng." kèm theo đó là hình ảnh về tin bài của báo VTC với tiêu đề: “Khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng Kim Jong - un”. Mặc dù tiêu đề trên đã được trang tin VTC chỉnh sửa lại thành: Khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng ông Kim Jong-un”.
Việc báo VTC là một đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có sai sót khiến một vị Đại sứ của nước ta phải lên tiếng là điều không nên, một báo uy tín cho nên mọi bài viết, nhất là về chính trị phải cân nhắc từng câu từ, dùng trong hoàn cảnh nào phải nâng lên đặt xuống từng li từng tý, vì nó liên quan đến uy tín của Đảng, Nhà nước, quan hệ ngoại giao của đất nước. Việc sử dụng bài viết được dịch từ nước ngoài rồi đăng tải lên mà không được dịch một cách chính xác nhất có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đối ngoại, cũng như trở thành cái cớ để các tổ chức và cá nhân chống phá lợi dụng. Việc đăng bài về lãnh đạo một quốc gia có mối quan hệ thân tình, hữu nghị với Việt Nam mà đăng tải theo kiểu như đối tượng thì thật là không thể chấp nhận được.
Sử dụng công cụ tìm kiếm google, ta có thể thấy rất nhiều tin bài của phóng viên, báo chí trong nước đều sử dụng xưng hô một cách cộc lốc khi viết về lãnh đạo, đất nước Triều Tiên. Về việc này các trang tin cần có sự chấn chỉnh kịp thời. Một thực tế đáng buồn hiện nay mà nhiều tờ báo về mưu cầu giật tít, câu view mà sẳn sàng đặt tít cho nhiều tin tức sai lệch về bản chất. Một số phóng viên có sử dụng tin bài trên các báo chí có tư tưởng chống Việt Nam rồi dịch ra tiếng Việt rồi đăng lại, từ đó tiếp tay cho mưu đồ tuyền truyền tư tưởng chống phá chế độ, hay có nhiều trường hợp phóng viên lại sử dụng cách xưng hô không phù hợp khi với các đối tượng chống phá khi bị bắt giữ, xét xử thì toàn gọi bằng ông, bằng bà như: bà Phạm Đoan Trang, ông Trương Châu Hữu Danh Còn đối với các lãnh đạo của các quốc gia thì lại xưng hô trong một bài viết chỉ bằng tên riêng.
Đại từ nhân xưng trong các bài báo có ý nghĩa quan trọng, qua đó làm tường minh ý kiến của tác giả, tạo mối liên kết cộng đồng, thể hiện tính khách quan trong lập luận. Do đó không phải chê trách anh em phóng viên nước nhà những chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc sử dụng các từ ngữ nhân xưng trong tác phẩm của mình một cách phù hợp. Đừng biến những điều nhỏ nhặt này trở thành cái cớ để các tổ chức, đối tượng chống phá lợi dụng, hay tác phẩm của mình trở thành chất xúc tác cổ vũ cho cái xấu trong xã hội diễn ra.
Nguồn: Huy Văn
Việt Nam Mới
Việt Nam Mới
Làm nhà báo đương nhiên là phải xem xét rõ câu từ, từ ngữ của một bài viết chứ không phải đi dịch mấy bài báo ở chỗ linh tinh rồi đăng lên cho có bài, tính bài bởi danh dự của một người làm nhà báo là rất quan trọng. Thậm chí còn để các thế lực thù địch lấy đó làm cớ để bóc mẽ, chống phá thì tốt nhất nên rút khỏi nghề nhà báo đi.
Trả lờiXóaViệc sử dụng từ ngữ xưng hô trong các bài báo rất quan trọng, cho thấy quan điểm không chỉ của tác giả mà còn đại diện cho cả một cộng đồng xã hội, thể hiện sự khách quan trong lập luận và tư duy. Vậy nên là nhà báo hay phóng viên cũng cần rất cẩn trọng chú ý trong việc sử dụng từ ngữ trước khi đăng bài bởi chỉ cần một chất xúc tác nhỏ lũ chống phá cũng có thể lấy làm lí do để chê bai, khiêu khích.
Trả lờiXóaTrên thực tế, báo chí là công việc đặc thù, có tính chuyên biệt, đặc biệt trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là người làm báo tiếp nhận sự thật như thế nào, phản ánh sự thật ra sao. Đây là điều không dễ giải quyết nếu người làm báo tác nghiệp theo cung cách nhìn gì biết đó, thấy gì ghi nấy, chỉ cần đơn thuần mô tả lại sự việc. Việc nhầm lẫn thế này phải được kiểm điểm rõ ràng. Mọi thông tin đưa ra cần được biên tập kỹ càng, không thể để như thế này được
Trả lờiXóaHiện nay, mạng xã hội cùng với một số mặt trái của kinh tế thị trường đang là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động của báo chí. Áp lực cạnh tranh thông tin gay gắt trong một thế giới mà mọi thứ đều diễn biến với tốc độ chóng mặt chỉ qua những cú nhấp chuột, báo chí đang đứng trước những lằn ranh chênh vênh đầy thách thức. Để giành giật độc giả, không ít tờ báo đã coi nhẹ sự thật và đạo đức nghề nghiệp, chạy theo cách làm báo câu view, câu like kiểu như thế này. cần phải lên án thật mạnh mới được
Trả lờiXóaNgười làm báo cần có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc và trách nhiệm trong tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt thông tin. Đồng thời có khả năng phân biệt được giới hạn giữa quyền được khai thác thông tin và nghĩa vụ tôn trọng, bảo mật đời tư của cá nhân, cũng như nghĩa vụ chấp hành pháp luật. Đưa thông tin trung thực, có trách nhiệm đến với bạn đọc, tôn trọng pháp luật là điều xã hội và người đọc luôn yêu cầu ở mỗi người làm báo. Chỉ có như vậy, người làm báo mới có thể thật sự dùng ngòi bút của mình góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và lành mạnh.
Trả lờiXóaCác thông tin sai sự thật, bóp méo sự thật, đi ngược lại đường hướng phát triển của đất nước, không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam cần được phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết, buộc tháo gỡ, đính chính. Giống như mọi lĩnh vực hoạt động khác của xã hội, hoạt động báo chí luôn phải đáp ứng yêu cầu thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự thật, tôn trọng cộng đồng
Trả lờiXóa