Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố Ukraine phải "buông vũ khí" trước khi muốn đàm phán với nước này.
Phát biểu ngày 25-2, ông Lavrov nhấn mạnh Nga sẽ chỉ ngồi xuống đàm phán nếu quân đội Ukraine hạ vũ khí.
Ông Lavrov cũng cho biết Nga muốn người dân Ukraine độc lập và tự định đoạt vận mệnh của mình nhưng cảnh báo Điện Kremlin không muốn "những người theo chủ nghĩa phát xít" cai trị nước láng giềng của Nga.
Theo Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergei Naryshkin, con đường duy nhất cho Ukraine là trung lập sau khi một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý Kiev đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán với Moscow, bao gồm cả việc áp dụng tình trạng trung lập đối với NATO.
Cố vấn tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, trước đó tiết lộ với Reuters rằng Ukraine muốn hòa bình và sẵn sàng đối thoại với Nga, kể cả về tình trạng trung lập đối với NATO.
Điện Kremlin ngày 24-2 nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cần Ukraine giữ tình trạng trung lập và không triển khai vũ khí tấn công.
Cùng ngày 25-2, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thừa nhận nước ông không thể ngăn các tàu chiến Nga tiếp cận biển Đen thông qua eo biển ở Thổ Nhĩ Kỳ theo yêu cầu của Ukraine. Điều này là do một điều khoản trong công ước quốc tế cho phép các tàu trở về căn cứ của mình.
Ukraine đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chặn các tàu chiến Nga đi qua eo biển Dardanelles và Bosphorus dẫn đến biển Đen sau khi Moscow phát động một cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine từ đất liền, trên không và trên biển.
Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát các eo biển và có thể hạn chế tàu chiến qua lại trong thời chiến hoặc nếu bị đe dọa.
Phát biểu tại Kazakhstan, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét yêu cầu của Ukraine nhưng Nga có quyền đưa các tàu trở về căn cứ của mình, trong trường hợp này là biển Đen.
"Nếu các nước liên quan đến cuộc chiến đưa ra yêu cầu trả tàu của họ về căn cứ thì điều đó cần phải được cho phép" - nhật báo Hurriyet dẫn lời ông Cavusoglu.
Nguồn: Phạm Nghĩa
Báo Người lao động
Báo Người lao động
Nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh, Nga thực sự không có ý định "xây dựng lực lượng và chính phủ của riêng họ ở Ukraine, đây là cơ hội để đàm phán, hãy vạch ra chương trình nghị sự và các quyết định dựa trên đó”, lưu ý đó là cơ hội duy nhất để ngăn chặn leo thang và tránh một cuộc chiến đẫm máu. Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Belarus nêu rõ: “Liên quan đến việc đóng cửa tất cả các trạm kiểm soát của Ukraine ở biên giới với Belarus, Bộ Ngoại giao Belarus một lần nữa kêu gọi công dân Belarus liên lạc và giữ liên lạc với Đại sứ quán Belarus tại Ukraine và Tổng cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Belarus. Công việc đang được tiến hành với phía Ukraine để tìm cách sơ tán công dân Belarus".
Trả lờiXóaNgười dân đều mong Tổng thống Ukraine sẽ đàm phán với Tổng thống Putin, một cuộc đàm phán lại giữa hai nước láng giềng rồi cùng kết hợp, cùng hoà bình với nhau và trong khó khăn thì hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy sẽ tốt hơn. Chiến tranh là đau thương, mất mát, không ai mong muốn nó xảy ra cả.
Trả lờiXóaNga đã ra lệnh tạm ngừng các chiến dịch quân sự để mở đường cho các cuộc cuộc đàm phán đã lên kế hoạch trước đó với Ukraine và sẵn sàng cử một phái đoàn đến Belarus để đàm phán. Nhưng trên thực tế, phía Ukraine đã từ chối đàm phán, nên cuộc tiến công của các lực lượng chủ lực Nga đã nối lại vào ngày hôm nay theo đúng kế hoạch.
Trả lờiXóamột thằng hề tổng thống ngu muội! cứ phải để đầu rơi, máu chảy mới tỉnh ra cơ =)))) Mong anh hề tổng thống hiểu được tình hình hiện tại để sớm kết thúc mọi chuyện. Cứ rắn với Nga thì chỉ có ngu dại thôi nếu anh giả mù câm điếc để sống trong đau khổ bị bỏ rơi thì còn chưa biết chuyện gì xảy ra
Trả lờiXóaAizzz! Ai không nói chuyện được với Lavzov thì sẽ phải gặp Shoigu. Và khi đã gặp Shoigu, thì chắc sẽ phải tàn tạ rồi, mới có thể gặp lại Lavzov!! Các ông không còn gì để thương lượng đầu hàng là con đường duy nhất đến lúc này nếu Ukraina không dứt khoát là thì sẽ mất hoàn toàn cơ hội cuối
Trả lờiXóaPhát biểu tại Kazakhstan, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét yêu cầu của Ukraine nhưng Nga có quyền đưa các tàu trở về căn cứ của mình, trong trường hợp này là biển Đen. Cơ hội giải quyết nằm ở chính quyền của Uk thôi
Trả lờiXóa