Đào Trung Thành
Công ty GTS của Ukraine phụ trách vận hành đoạn đường ống của Gazprom qua nước này cho biết lượng đặt hàng qua đây vẫn đạt mức tối đa, lên đến 109,5 triệu m3 ngày 25/2, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Ngày 27/2, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine vẫn vận hành bình thường như yêu cầu của các khách hàng.
Lượng đặt hàng qua tuyến đường này trong ngày 27/2 là 107,5 triệu m3.
Trong khi đó, công ty GTS của Ukraine phụ trách vận hành đoạn đường ống qua nước này cho biết lượng đặt hàng qua đây vẫn đạt mức tối đa, lên đến 109,5 triệu m3 ngày 25/2, cao nhất kể từ đầu năm đến nay, trong khi mức của ngày 26/2 là 108,1 triệu m3.
Lượng khí đốt trung chuyển qua Ukraine đã tăng mạnh kể từ ngày 21/2, khi đó ở mức khoảng 50 triệu m3.
Điều nay cho thấy, vai trò khí đốt của Nga vẫn rất quan trọng và không thể thay thế với Châu Âu.
Hiện nay trong cơ cấu năng lượng của Châu Ấu: Năng lượng hạt nhân chỉ đóng góp 13%, khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 25%, xăng và dầu mỏ chiếm 32%, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học chiếm 18% và nhiên liệu hóa thạch chiếm 11% còn lại.
Năm 2020, Nga cung cấp cho Châu Âu 172 tỷ m3 khí, qua các đường ống ở Ukraine, Thổ nhĩ kỳ, và các tàu chở LNG. Nguồn khí đốt của Châu Âu do Nga cung cấp chiếm 41% tổng nguồn cung nhập khẩu. Ngoài ra còn có Na Uy (24%) và Algeria (11%).
Xét về giá thì giá khí của Nga rẻ nhất, lượng dự trữ khí đốt của Nga còn lớn hơn bất kỳ nguồn cung nào khác gần đó (CNBC) và giá khí đốt mùa đông 2022 đã gấp 3 lần lên đến 1300 USD/ 1000m3! Thậm chí, Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất trong lịch sử thị trường kỳ hạn là 2190,4 USD/1.000 m3 ghi nhận ngày 21/12/2021.
Mặc dù EU đang tập trung vào việc xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo nhưng quá trình này diễn ra không đủ nhanh để giảm bớt sự phụ thuộc nhiên liệu vào nước ngoài.
Đức là nước phụ thuộc Nga nhiều nhất về khí đốt. Hơn 50% khí đốt của Đức nhập từ Nga, cao hơn mức trung bình 40% của Liên minh châu Âu, theo cơ quan thống kê Eurostat. Giá năng lượng của Đức đã tăng vọt do châu Âu thiếu khí đốt. Báo cáo của Văn phòng Thống kê Liên bang tuần trước cho biết giá điện đã tăng 69% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm 2020. "Khí đốt từ Nga là không thể thay thế trong thời gian trước mắt", Markus Krebber, CEO của RWEAG, một trong những công ty điện lực lớn nhất Đức, nói.
Hội đồng Năng lượng Mỹ-EU tại Washington cho biết Washington tăng nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường thế giới trước tình hình căng thẳng ở Ukraine.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi phát biểu tại một hội nghị về khí đốt ở Doha ngày 22/02/2022:
"Hầu hết nguồn cung LNG đều gắn với các hợp đồng dài hạn và điểm đến rất rõ ràng. Do đó, để thay thế khối lượng khổng lồ này một cách nhanh chóng là điều gần như không thể".
Và khẳng định:
"Không quốc gia đơn lẻ nào có thể thay Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu"
Chính vì thế mà dù có loại gần 300 ngân hàng, thiết chế tài chính của Nga tham gia trên SWIFT thì vẫn chừa ngân hàng Gazprom, ngân hàng của hãng năng lượng Gazprom (Nga) nhận tiền khí đốt từ châu Âu.
Trong xu hướng giảm phụ thuộc vào Nga thì Mỹ cũng đề xuất tăng các tàu chở LNG cho các quốc gia lục địa già này.
Nhưng việc đầu tư các hệ thống cơ sở hạ tầng như tái hóa khí, lưu trữ lên đến hàng tỷ USD / mmtpa LNG. Do đó, về lợi ích, khí đốt của Nga vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.
Châu Âu cũng đứng trước các lợi ích của mình. Không rõ họ có chịu hy sinh lợi ích cho một lý tưởng dân chủ, tự do cao đẹp hay không?
Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan truyền thông đặc biệt và bảo vệ thông tin nhà nước của Ukraine ngày 27/2 nói rằng các binh sỹ Nga đã cho nổ một đường ống khí đốt tại thành phố Kharkov của Ukraine.
Hiện chưa rõ đường ống này có tầm quan trọng như thế nào và vụ nổ có làm gián đoạn việc vận chuyển khí đốt liên quan hay không.
Trước đó, cùng ngày hãng tin Sputnik cho biết lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LRD) tự xưng đã xác nhận xảy ra vụ nổ tại một giếng dầu ở thành phố Rovenky ở khu vực này.
Tuyên bố của lực lượng này nêu rõ quân đội Ukraine đã tấn công tên lửa nhằm vào giếng dầu này, và khoảng 200 tấn nhiên liệu đã bị đốt cháy.
Đường ống khí đốt ở hai khu làng thuộc LRD cũng bị hỏa lực của Kiev phá hủy, khiến 170 hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu nhiên liệu.
Các chi tiết khác về tầm quan trọng của đường ống và liệu vụ nổ có ảnh hưởng đến các chuyến han khí đốt tự nhiên hay không thì cũng không được biết, chưa ai tiết lộ. Bất chấp chiến tranh đang diễn ra, Ukraine vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga cho các quốc gia ở Châu Âu, nhà máy đình chỉ nhưng dưới lòng đất vẫn hoạt động.
Trả lờiXóa