Khoai@
Câu chuyện Bắc Kinh quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam sẽ vẫn là chủ đề ưa thích của những kẻ chống phá đất nước, đặc biệt là của đám trí thức vọng ngoại, chuyên sóc lọ cho Tây. Mới đây, nhân việc trang mạng phản động Chân Trời Mới đăng lại bài viết của hãng tin AP nói về "3 đảo" bị Bắc Kinh quân sự hóa là Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam", blogger Nguyễn Hữu Hợp đăng 2 bức ảnh và chua thêm dòng "Việt Nam làm gì khi 3 đảo đá của mình bị Trung Quốc..." với ẩn ý tiêu cực, rằng Việt Nam chỉ biết "Giao thiệp", trong khi đó thì Mỹ mạnh mẽ mà không hề sợ hãi Trung Quốc và lẽ ra Việt Nam phải tin và theo hẳn Mỹ để giữ đảo.
Phải nói với blogger Nguyễn Hữu Hợp rằng, thực tế không chỉ khi Trung Quốc quân sự hóa các bão đá đã được bồi đắp thành các đảo nhân tạo thì Việt Nam mới quyết liệt bảo vệ chủ quyền mà chúng ta đã triển khai công việc này thường xuyên, liên tục từ khi lập nước, tiếp đến là khi đất nước được thống nhất, non sông thu về một mối đến tận bây giờ.
Về chuyện Trung Quốc quân sự hóa các 3 đảo đá nói trên, bên cạnh biện pháp ngoại giao ở nhiều cấp độ thì, Việt Nam vẫn triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền trên thực địa, trong đó có những hoạt động mà không phải ai cũng biết. Cho đến lúc này, bằng đường lối quân sự của mình, có thể khẳng định, chúng ta hòa toàn có đủ điều kiện, khả năng đánh đuổi quân xâm lược bằng chính nội lực của mình. Đương nhiên có sự ủng hộ dù chỉ bằng lời nói của bạn bè quốc tế thì càng hay.
Lịch sử chiến tranh đã chứng minh một thực tế là sẽ không có quốc gia nào tự nhiên nhảy vào để đánh đuổi quân xâm lược giúp các quốc gia khác, kể cả Mỹ. Nếu Mỹ có hành động nào đó thì trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của chính họ chứ không phải vì lợi ích của Việt Nam. Lịch sử cận đại liên quan trực tiếp đến vai trò của Mỹ ở Biển Đông đã chứng minh rõ điều này và xung đột quân sự ở Ukraine hiện nay cũng cho thấy Mỹ "giúp UKraine" là vì lợi ích của nước Mỹ mà không có chuyện "Vì nhân dân Ukraine".
Nói về giữ biển đảo, cần nhắc lại rằng vào năm 1974, chính Mỹ chứ không phải ai khác đã bắt tay với Trung Quốc để ngó lơ cho Trung Quốc chiếm nốt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi đó Hoàng Sa đang do chế độ bù nhìn Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ chuyến thăm Trung Quốc của TY Mỹ Richard Nixon. Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. TT Nguyễn Văn Thiệu cũng đã nhận định "Mỹ sẽ ngó lơ hoặc tiếp tay cho Trung Quốc làm việc này". Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông và cùng lúc đó Trung Quốc đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 từ tay chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đúng 9 năm sau, Nhà Trắng ra thông cáo bạch hóa bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19/1/1974: "Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...". Vậy là Mỹ phủi sạch trách nhiệm, cãi trắng. Nhưng hồ sơ, tài liệu còn lưu khắp thế giới.
Để rõ hơn vụ Mỹ đi đêm với Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH, mời các anh chị đọc bài bằng cách bấm vào đường link sau: HOÀNG SA TRONG NHỮNG ĐỔI CHÁC CỦA KISSINGER
Đó là câu chuyện thứ nhất về chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đã dựa vào Mỹ, tin tưởng vào Mỹ nhưng cuối cùng để mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam Cộng Hòa mới bị Mỹ chơi trò 2 mặt đó. Nhìn sang nước láng giềng Philippines là đối tác chiến lược của Mỹ cũng bị Mỹ đối xử không hơn gì chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cùng là một Philippines, nhưng vào 2 thời điểm khác nhau, Mỹ có 2 cách hành xử khác nhau.
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa.
Về chuyện xây dựng bia chủ quyền này, Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ghi rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: Ngày 19/5/1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20/5/1963, ở đảo An Bang; ngày 22/5/1963, ở đảo Thị Tứ và đảo Loại Ta; ngày 24/5/1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây. Việc ghi nhận này đã xác nhận 6 đảo này thuộc diện quản lý của chế độ Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
Mặc dù cắm bia chủ quyền từ năm 1963, nhưng đến năm 1970 thì Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa.
Năm 1970, Domingo Tucay là một trung úy trẻ của quân đội Philippines tham gia cuộc hành quân chiếm các đảo đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng và "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ" - Tucay nói.
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Trung úy Domingo Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết. Như vậy, câu hỏi về việc ai đã để các đảo ở quần đảo Trường Sa mất vào tay Philippines đã có lời giải đáp rất rõ ràng.
Tìm lại tài liệu còn lưu trữ, theo báo chí Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ biết rất rõ kế hoạch và hoạt động của Philippines, nhưng đã không thông báo cho Nguyễn Văn Thiệu mà ngó lơ, thậm chí cũng cấp vũ khí hải chiến cho Philippines tiến hành cướp các đảo đó.
Mời anh chị đọc các bài báo của Philippines nói về việc quân đội Philipines được sự hỗ trợ của Mỹ đã bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa từ tay chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa:
Đây là câu chuyện thứ hai về chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đã dựa vào Mỹ, tin tưởng vào Mỹ nhưng cuối cùng để mất hẳn 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào tay Philippines.
Vẫn là với Philippines, hôm 2/3/2016, Trung Quốc công khai quây chiếm đảo san hô Hải Sâm (tên quốc tế là Jackson, còn Philippines gọi là Quirino) nằm gần tỉnh đảo Palawan của Philippines, là nơi đánh bắt cá truyền thống của ngư dân trong khu vực, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang do Phi chiếm giữ. Tại đây, Trung Quốc đã “điều 5 tàu vỏ trắng và vỏ xám (tàu hải quân) án ngữ 5 bãi đá”, xua đuổi ngư dân Philippines trong khi phản ứng của phía Philippines là cho máy bay thăm dò, theo dõi xem hải quân Trung Quốc “có ý định hiện diện lâu dài ở bãi Hải Sâm hay không”. Phía chính giới Philippines thì “cho biết các tàu Trung Quốc đã được ở trong bãi Hải Sâm trong hơn một tháng nay”. Và cho đến nay, bãi Hải Sâm đã nằm trọng trong tay Trung Quốc, nhưng Mỹ không hề có động thái nào ngoài việc tuyên bố chung chung, rằng “Mỹ cảnh cáo Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông”.
Mới đây nhất, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải lên tiếng 'thách' Mỹ đưa hết Hạm đội 7 đến Biển Đông, ông nói: "Nếu Mỹ thực sự muốn xua đuổi Trung Quốc, điều mà tôi không thể làm được, tôi sẽ nhờ họ giúp đỡ. Tôi muốn toàn bộ Hạm đội 7 của các lực lượng vũ trang Liên bang Mỹ có mặt tại đó (Biển Đông)" và "Chúng tôi sẽ không bao giờ thắng được Trung Quốc. Mỹ luôn đứng sau thúc đẩy chúng tôi… Các anh nghĩ người Philippines là giun dế? Vậy thì tôi muốn nói các anh đem máy bay, đem tàu đến Biển Đông, nổ phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ đứng sau các anh. Nào, hãy chiến đấu nào" - ông Duterte thách thức.
Trong một phát biểu, tổng thống Philippines cũng đưa ra lời mời tương tự về việc lập "đội Mỹ - Philippines" để "chiến" trên Biển Đông.
Philippines và Mỹ duy trì hiệp ước phòng thủ chung trong nhiều thập kỷ, theo đó buộc mỗi quốc gia phải hỗ trợ cho quốc gia khác trong trường hợp bị một quốc gia khác tấn công. Hồi tháng 3/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhắc lại cam kết "bất cứ vụ tấn công vũ trang nào nhắm vào các lực lượng Philippines, máy bay và tàu công trên Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung".
Tuy nhiên Manila đang tỏ ý hoài nghi về hiệp ước. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thậm chí từng cáo buộc Mỹ đang đẩy Philippines vào một cuộc chiến bất đắc dĩ.
Nêu các ví dụ trên để thấy người Việt Nam tỉnh táo, đàng hoàng thì không bao giờ ỉ lại, nhờ cậy vào các thế lực bên ngoài bảo vệ lợi ích của mình. Và chỉ những kẻ với tâm lý nhược tiểu mới trông chờ việc Mỹ nhảy vào giúp chúng ta bảo vệ lãnh thổ mà thôi.
Mỹ giao HS cho TQ, không phải là "ngó lơ để cho TQ chiếm HS từ tay VNCH". Ở miền nam có 1 ngụy quyền, không có VNCH nào cả. Những bài viết lật sử như thế này sẽ tạo ra tiền lệ mà bất kỳ ai cũng có thể tiến chiếm 1 vùng miền nào đó của nước ta rồi dựng lên 1 bọn bù nhìn rồi gọi đó là 1 "quốc gia độc lập".
Trả lờiXóaBài viết này có lẽ không muốn tuyên truyền lật sử nhưng đã viết dựa trên 1 tiền đề lật sử là: Bọn ngụy là vai chính ở miền Nam, còn Mỹ chỉ là "bên thứ 3".
Bài học về tự lực tự cường vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Chủ quyền của mình mình phải tự chủ động bảo vệ, không thể dựa dẫm vào bất kì quốc gia nào và cũng không thể "giao trứng cho ác". Thực tiễn đã minh chứng những nước lớn như Mẽo hay TQ luôn lăm le việc mở rộng lãnh thổ, và luôn chạy theo lợi ích. Do vậy, không có lí do gì để chúng ta có thể tin tưởng giao lãnh thổ của mình vào tay kẻ khác được.
Trả lờiXóaTrong tình mưới nhiều khó khăn ohuwcs tạp trong ngoại giao, ngày nay chúng ta vẫn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực và cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.
Trả lờiXóaBảo vệ lãnh thổ biên giới, chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo là một nhiệm vụ tiên quyết, trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, được nhắc trong các nghị quyết. Mục tiêu đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, tranh thủ được tốt nhất điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Trả lờiXóaÝ chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ai Quốc và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. Trong lịch sử và đến hiện nay, Việt Nam ta vẫn luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường trong giữu gìn bờ cõi cũng như phát triển đất nước.
Trả lờiXóaMỹ giao HS cho TQ, không phải là "ngó lơ để cho TQ chiếm HS từ tay VNCH". Ở miền nam có 1 ngụy quyền, không có VNCH nào cả. Những bài viết lật sử như thế này sẽ tạo ra tiền lệ mà bất kỳ ai cũng có thể tiến chiếm 1 vùng miền nào đó của nước ta rồi dựng lên 1 bọn bù nhìn rồi gọi đó là 1 "quốc gia độc lập"
Trả lờiXóabài học về tự lực tự cường bao giờ cũng vẹn nguyên giá trị, lãnh thổ của mình mình phải tự bảo vệ Nếu ko có đám ba que bán nước cho Mỹ thì chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển Mỹ nó có ủng hộ éo đâu mà mơ...lần nào nó cho tàu vào cũng hô "thách thức,không công nhận các nước tuyên bố chủ quyền trên các đảo " trong đó có cả VN đấy ạ. Đừng mơ hão mà vỡ mọng!
Trả lờiXóabài học về tự lực tự cường bao giờ cũng vẹn nguyên giá trị, lãnh thổ của mình mình phải tự bảo vệ Mỹ nó có ủng hộ éo đâu mà mơ...lần nào nó cho tàu vào cũng hô "thách thức,không công nhận các nước tuyên bố chủ quyền trên các đảo " trong đó có cả VN đấy ạ. Đừng mơ hão mà vỡ mọng!
Trả lờiXóaMỹ nó có ủng hộ éo đâu mà mơ...lần nào nó cho tàu vào cũng hô "thách thức,không công nhận các nước tuyên bố chủ quyền trên các đảo " trong đó có cả VN đấy ạ. Đừng mơ hão mà vỡ mọng! lỗi thuộc về ai thì ai tìm hiểu lịch sử đều đã rõ, một đất nước thực sự vững mạnh khi đầu tiên là phải tự mình thật kiên cường trước đã
Trả lờiXóa