Ngày 19/3 tại nhiều thành phố của Pháp đã diễn ra các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng nghìn người nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc và các hành động bạo lực của cảnh sát.
Cảnh sát đưa ra con số cử tri đi bỏ phiếu ở Paris là 2.100, trong khi tổ chức cho biết ít nhất 8.000 người tuần hành. Ảnh: AFP
Ở thủ đô Paris, những người biểu tình đã tuần hành qua trung tâm thành phố mang theo nhiều biểu ngữ phản đối. Một số người đã phát biểu tại cuộc tuần hành, kể những câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ thiệt mạng do các hành động bạo lực của cảnh sát.
Theo các số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, số người tham gia cuộc tuần hành này là 2.100 người. Ngoài Paris, tại Pháp còn diễn ra 11 cuộc tuần hành khác với sự tham gia của tổng cộng 1.400 người, trong đó các cuộc tuần hành ở 2 thành phố Bordeaux và Toulouse hay cuộc tuần hành ở thành phố Lyon.
Những cuộc tuần hành nêu trên diễn ra hai ngày trước Ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Đây là sự kiện được tổ chức vào ngày 21/3 hàng năm để tưởng niệm ngày 69 người thiệt mạng trong vụ cảnh sát Nam Phi nổ súng bắn vào những người biểu tình hòa bình hồi năm 1960.
Văn Khoa (TTXVN)
Ở phương Tây, nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thường bị trừng phạt tiêu cực trong xã hội, phân biệt chủng tộc đã thay đổi từ một cách trắng trợn sang một biểu hiện ngụy biện hơn về định kiến chủng tộc. Các hình thức phân biệt chủng tộc "mới hơn" (ẩn hơn và dễ phát hiện hơn) - có thể được coi là được nhúng trong các quy trình và cấu trúc xã hội - khó khám phá cũng như thách thức hơn
Trả lờiXóaCó ý kiến cho rằng, trong khi ở nhiều quốc gia, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc công khai hoặc ngày càng trở nên cấm kỵ, ngay cả trong số những người thể hiện thái độ rõ ràng bình đẳng, một sự phân biệt chủng tộc ngầm hay ác cảm vẫn được duy trì trong tiềm thức.
Trả lờiXóaPhân biệt chủng tộc là một vấn đề mang tính lịch sử, một căn bệnh khó chữa biểu hiện dưới nhiều hình thức từ cấp độ quốc gia đến quốc tế. COVID-19 bùng phát với những tác động chưa từng có, càng khiến vấn đề này trở nên nhức nhối hơn, khi những người yếu thế phải nỗ lực để bảo đảm quyền sống và quyền được bảo vệ trước đại dịch
Trả lờiXóaHình ảnh những người da đen bị đối xử thô bạo xuất hiện trên truyền thông chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách đời sống xã hội các nước phương Tây. Những con số biết nói trong đại dịch COVID-19 cho thấy rõ nét nhất sự phân biệt này, khi người da màu trở thành nhóm gánh chịu nhiều hậu quả nhất của đại dịch
Trả lờiXóa