LâmTrực@
Tội phạm không xảy ra trên trời mà xảy ra ngay tại địa bàn phường, xã, thôn bản, tức là địa bàn cấp cơ sở. Vì thế phòng ngừa tội phạm, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm dù do cấp nào thụ lý đi chăng nữa thì cũng phải được tiến hành trên địa bàn cấp cơ sở.
Hiện tại, ở địa bàn cấp cơ sở có công an xã chính quy đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Nhưng hiện tại do lực lượng này quá mỏng nên vẫn phải cần đến sự giúp đỡ của người dân đặc biệt là lực lượng công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, và dân phòng. Tuy nhiên, cùng một địa bàn mà lại có 3 lực lượng, chịu sự quản lý của 2 tổ chức, nhưng lại cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự sẽ dẫn đến bất cập. Và đó là lý do giải thích vì sao cần phải có Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.
Dù mới là dự thảo, nhưng đã đón nhận nhiều ý kiến, đại đa số là ủng hộ, nhưng vẫn còn vài ý kiến chưa đồng thuận. Những ý kiến chưa đồng thuận chỉ với vài lý do, như sợ biên chế phình to, gây tốn kém ngân sách. Cá biệt có ý kiến thiếu xây dựng, bỏ qua vai trò quan trọng của công an xã chính quy hiện nay, và còn có cả ý kiến đạm chất bảo thủ, sợ thay đổi, với lý do là "từ trước đến nay có cần luật này đâu mà công an vẫn làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự...".
Câu hỏi đặt ra là liệu những lo ngại này có phải vì thực sự vì quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước không, hay có âm mưu ý đồ nào khác nhằm ngăn cản sự phát triển của hệ thống pháp luật nước nhà, hạ uy tín ngành công an?
Như trên đã nói, hiện nay một xã, trừ công an xã chính quy có chức năng NHIỆM VỤ CHÍNH là bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn, thì 3 lực lượng còn lại chỉ THAM GIA bảo vệ an ninh trật tự mà thôi. đó là Công an xã bán chuyên trách; Bảo vệ dân phố và Dân phòng. Ba lực lượng này đều chỉ tham gia bảo vệ an ninh trật tự, đều chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của ngành công an, nhưng lai chịu sự quản lý của 2 tổ chức khác nhau.
Thực trạng đó dẫn đến việc, có nhiều lực lượng cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nhưng lại không thống nhất, mỗi anh một màu áo...; Quân số đông mà không tinh, do không được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp bởi cơ quan công an; Tốn kém kinh phí từ ngân sách nhà nước; Tổng biên chế ở cấp cơ sở bị phình to rất phản cảm và không cần thiết; Cần nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh; và cuối cùng Chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và ngược lại cũng có thể bỏ xót vụ việc, đối tượng. Những bất cập nói trên đòi hỏi phải được giải quyết và Luật các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là chìa khóa.
Ai đã từng đọc dự thảo có thể thấy, nếu được thông qua thì tất cả những bất cập nói trên đều đã được giải quyết. Theo đó, chỉ có một lực lượng thống nhất toàn quốc tham gia bảo vệ an ninh trật tự do một đầu mối quản lý, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công an; Bộ máy sẽ gọn gàng hơn, tinh giản được gần một nửa biên chế hiện có; Loại bỏ được rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các lực lượng này; Giảm chi ngân sách vì quân số giảm đi gần một nửa; Quân số tuy ít nhưng tinh nhuệ vì được quản lý, đào tạo bồi dưỡng bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, làm tăng hiệu quả, hiệu lực bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; Giảm thiểu sự bức xúc của người dân khi có vụ việc liên quan tới an ninh trật tự; và lực lượng thống nhất, được đào tạo tốt, được trui rèn qua thực tiễn sẽ là nguồn nhân lực dồi dào, bổ sung cho lực lượng công an chính quy, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, còn là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung cho lực lượng cán bộ xã, phường.
Cần nói rõ thêm việc hợp nhất 3 lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở không phải là xây dựng thêm một lực lượng mới để phục vụ riêng cho ngành công an, mà vẫn là lực lượng cũ được tinh lọc, quản lý thống nhất với tên gọi mới, giúp tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, giảm chi ngân sách và phục vụ cho sự phát triển của cả xã hội.
Như vậy, việc xây dựng, ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là vô cùng cần thiết, phù hợp với quan điểm của đảng, không làm phình to tổ chức bộ máy, không làm tăng biên chế, không phát sinh gánh nặng cho ngân sách nhà nước và trên hết, người dân chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét