Cuteo@
Hôm vừa rồi, Bộ Công an tổ chức cái hội thảo về xây dựng dự luật nhằm thống nhất các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, và được cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ và có ý kiến nói rằng, nhẽ ra phải làm từ lâu.
Nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là nhiệm vụ chung của cả xã hội, của cả hệ thống chính trị mà nòng cốt là lực lượng công an,vì thế tại một địa bàn cụ thể thì ngoài lực lượng công an chính quy cấp xã thực hiện chức năng bảo đảm an ninh trật tự theo quy định của pháp luật, thì còn có sự tham gia của người dân. Khảo sát tại các địa bàn cơ sở cấp xã phường cho thấy, người dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự được nhóm lại thành 3 nhóm cơ bản, đó là (1) Công an xã bán chuyên trách; (2) Bảo vệ dân phố; và (3) Dân phòng. Mỗi lực lượng này lại chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau (Theo pháp lệnh công an xã 2008; Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố...), nhưng lại chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của ngành công an.
Như vậy, nếu xét về số lượng là khá đông đảo, và từ số lượng suy ra kinh phí để tổ chức, duy trì 3 lực lượng nói trên hoạt động là khá lớn và chắc chắn là gánh nặng cho ngân sách. Chả thế, khi có sự vụ liên quan tới an ninh trật tự xảy ra sẽ có cả công an chính quy cấp xã, có cả công an xã bán chuyên trách, dân phòng và thậm chí cả bảo vệ dân phố. Nhưng đôi khi lại không có lực lượng nào xuất hiện để giải quyết công việc.
Thực tế này cho thấy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cấp cơ sở vừa thừa lại vừa thiếu, trình độ chuyên môn yếu, đồng phục thì mỗi lực lượng mỗi kiểu và chịu sự tổ chức, quản lý của nhiều tổ chức khác nhau... Điều này có thể dẫn đến chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, nhưng cũng có có thể dẫn tới bở xót địa bàn, đối tượng. Hiển nhiên là những khiếm khuyết ấy sẽ làm giảm hiệu quả công tác. Những bất cập đó có thể được liệt kê cụ thể như sau:
- Có nhiều lực lượng cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nhưng lại không thống nhất, mối lực lượng lại có trang phục, đồng phục, công cụ hỗ trợ, phù hiệu khác nhau;
- Quân số đông mà không tinh, do không được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp bởi cơ quan công an;
- Tốn kém kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Tổng biên chế ở cấp cơ sở bị phình to rất phản cảm và không cần thiết;
- Cần nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và quản lý các lực lượng này và từ đó nhiều phát sinh, xung đột, bất cập trong thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ;
- Chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và ngược lại cũng có thể bỏ xót vụ việc, đối tượng... bởi có sự ỷ lại, dựa dẫm hoặc thoái thác trách nhiệm.
Từ những điểm bất cập nói trên, câu hỏi đặt ra là vì sao trên cùng một địa bàn lại phải duy trì cùng lúc nhiều lực lượng đông đảo mà không tinh nhuệ, dẫn đế việc lãng phí nhận lực và tiền bạc từ ngân sách nhà nước và rằng, tại sao không hợp nhất thành một đầu mối, vừa tinh gọn, vừa đỡ tốn kém, vừa đẹp đẽ trong mắt người dân?
Đó chính là ý tưởng tiến bộ và cách mạng và câu trả lời là sẽ phải thống nhất thành một lực lượng, thu về một đầu mối quản lý. Nếu làm được điều này bằng cách xây dựng Luật về các lực lượng tham gia bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở hoặc Luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thì sẽ thấy rõ những kết quả tích cực là:
- Chỉ có một lực lượng thống nhất toàn quốc tham gia bảo vệ an ninh trật tự do một đầu mối quản lý, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công an;
- Bộ máy sẽ gọn gàng hơn, tinh giản được gần một nửa biên chế hiện có;
- Loại bỏ được rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các lực lượng này, từ đó giải quyết được tình trạng văn bản quy phạm pháp luật có batas cập, xung đột.
- Giảm chi ngân sách vì quân số giảm đi gần một nửa;
- Quân số tuy ít nhưng tinh nhuệ, trách nhiệm vì được quản lý, đào tạo bồi dưỡng bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, làm tăng hiệu quả, hiệu lực bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở;
- Giảm thiểu sự bức xúc của người dân khi có vụ việc liên quan tới an ninh trật tự;
- Và lực lượng thống nhất, được đào tạo tốt, được trui rèn qua thực tiễn sẽ là nguồn nhân lực dồi dào, bổ sung cho lực lượng công an chính quy, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, còn là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung cho lực lượng cán bộ cấp xã, phường.
Như vậy, từ việc phân tích, thiệt hơn như trên thì có thể thấy việc xây dựng, ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là vô cùng cần thiết và nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của đảng, không làm phình to tổ chức bộ máy, không làm tăng biên chế, không phát sinh gánh nặng cho ngân sách nhà nước và chắc chắn công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cấp xã phường sẽ được cải thiện đáng kể.
Mấy bác ĐBQH, mấy anh nhà báo cứ mở mồm ra là sợ "Phình to biên chế", sợ "Tốn kém kinh phí"... thì yên tâm nhé. Luật được thông qua thì mỗi tháng ngân sách tiết kiệm được 150 tỷ đấy, làm được khối việc.
bảo vệ ANTT ở cơ sở chính là chủ động giải quyết, xử lý những vấn đề xảy ra ngay từ lúc mới phát sinh, còn là mầm mống để góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Để bảo vệ ANTT ở cơ sở, ngoài lực lượng Công an chính quy làm nòng cốt, cần phải có sự tham gia rộng rãi của lực lượng toàn dân. Việc hình thành, phát triển lực lượng này ở cơ sở là tất yếu ở mọi gian đoạn của cách mạng Việt Nam.Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo đảm ANTT, cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng làm nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Trả lờiXóaQuả thật việc ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là vô cùng cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xã hội ngày này cũng như quan điểm của Đảng, các vấn đề cuộc sống được đảm bảo đáng kể và không ảnh hưởng gì đến ngân sách nhà nước.
Trả lờiXóaLực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở có quá trình hình thành và phát triển trải dài qua các thời kỳ cách mạng, là tai mắt, là cánh tay nối dài của Công an nhân dân tại địa bàn cơ sở, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự ở cơ sở; làm nòng cốt trong phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn cơ sở, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận đánh giá cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát huy vai trò của các lực lượng, tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở một số nơi còn mang tính chất hình thức, chưa hiệu quả, chưa phát huy được ý thức trách nhiệm và năng lực của nhân dân. Việc xác định chức năng nhiệm vụ của một số tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự chưa được cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn địa bàn, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Trả lờiXóaluật thống nhất các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở rất thiết thực và hợp lý ban hành luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là vô cùng cần thiết và hoàn toàn phù hợp
Trả lờiXóathực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã phát huy tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo đảm ANTT địa bàn dân cư, sát dân, hiểu, nắm được tâm, tư nguyện vọng nhân dân, góp phần tham gia tổ chức, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Do ở tại cơ sở nên họ là lực lượng tiếp cận đầu tiên. Hay như trong đại COVID – 19, các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã và đang thực hiện có hiệu quả, là lực lượng tuyến đầu cùng với lực lượng nòng cốt Y tế, Công an, Quân đội… trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT, hỗ trợ đắc lực người dân phòng, chống dịch bệnh.
Trả lờiXóaRõ ràng, với mục tiêu, ý nghĩa như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Việc thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm chỉnh lý, bổ sung những vấn đề mới; thảo luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự luật là vấn đề bình thường khi xây dựng các dự án văn bản quy phạm pháp luật.