Chia sẻ

Tre Làng

TP.HCM: Cung thỉnh lư hương về tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Khuya 16 rạng sáng 17-3, việc cung thỉnh lư hương về an vị dưới tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh đã hoàn tất, chuẩn bị cho lễ khánh thành 'Dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng'.


Khu vực công viên Mê Linh, quận 1 sáng 17-3 đã sẵn sàng cho lễ khánh thành - Ảnh: LÊ PHAN


Cận cảnh lư hương Đức thánh Trần Hưng Đạo sau khi được an vị - Ảnh: LÊ PHAN

Việc chỉnh trang công viên Mê Linh, bến Bạch Đằng, an vị lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo... đã khoác lên cảnh quan tươi tắn cho khu vực trung tâm của thành phố và hợp ý nguyện người dân TP.HCM.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Kim Toản - giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án buýt đường sông, đơn vị đồng hành cùng TP trong việc cải tạo Công trường Mê Linh và một phần bến Bạch Đằng) - cho biết công trình này là một phần ký ức của người dân và mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của TP.

"Chúng tôi tỉ mỉ trong từng hạng mục, từ bồn hoa, bờ hồ, hệ thống đèn chiếu sáng, đá lót nền, công tác tu bổ tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Tôi mong muốn sau khi cải tạo, trùng tu, công trình có thể tồn tại lâu dài, bền vững với thời gian", ông Toản chia sẻ.


Lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã được an vị - Ảnh chụp lúc 0h30 ngày 17-3 


Cung thỉnh lư hương để an vị tại vị trí cũ dưới tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo diễn ra khuya 16-3


Công viên bến Bạch Đằng ven bờ sông Sài Gòn tại quận 1, điểm nối với công viên Mê Linh cũng được khánh thành đưa vào sử dụng. Hai công trình này tạo điểm nhấn đặc biệt bên bờ sông Sài Gòn tại vị trí trung tâm TP.HCM. Công trình này cũng từ nguồn xã hội hóa do Công ty cổ phần Vinhomes và Công ty TNHH Thường Nhật - Waterbus tài trợ - Ảnh: TỰ TRUNG


7h sáng nay (17-3) sẽ diễn ra lễ khánh thành Dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng


Việc chỉnh trang công viên ven bờ sông Sài Gòn thu hút sự quan tâm của người dân TP.HCM. Trong đó, báo Tuổi Trẻ đã mở cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn" nhằm tìm các ý tưởng phát triển dòng sông này. Cuộc thi sẽ được trao giải vào dịp 30-4 năm nay - Ảnh: TỰ TRUNG

Nguồn: Viễn Sự - Lê Phan
Báo Tuổi Trẻ

1 nhận xét:

  1. Tượng Hưng Đạo đại Vương được dựng lên bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 4 m, được đặt trên đế 3 cạnh cao 12 m. Tượng theo nguyên mẫu thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: "Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa". Từ thời điểm năm 1967, nhiều bức ảnh tư liệu cũ cho thấy, chiếc lư hương đã được đặt dưới chân tượng vị tướng oai nghiêm. Người dân, du khách đến đây ngoài việc thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Sài Gòn còn có thể chiêm bái, thắp nhang tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn.Trước khi thực hiện chỉnh trang, tu sửa, khu vực chân tượng đài bằng đá mài đã bị nứt, sụt lún, đèn chiếu tượng đài đã
    cũ, hư hỏng nhiều nơi và không đảm bảo cảnh quan. Hệ thống chiếu sáng Công viên Mê Linh, đèn trang trí và phun nước nghệ thuật cũng hư hỏng nhiều, lối đi công viên bằng gạch đã mất màu, xuống cấp, bó vỉa cũng bong tróc, nứt gãy.Theo UBND quận 1, kinh phí khái toán cho việc chỉnh trang Công viên Mê Linh khoảng 29 tỷ đồng. Kinh phí cho việc sửa chữa, tu bổ tượng Trần Hưng Đạo ước khoảng 3,5 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, Công viên Mê Linh sẽ kết nối với cảnh quan Công viên Bến Bạch Đằng đến Cột cờ Thủ Ngữ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện dự án là trùng tu tượng Đức thánh Trần. Công tác trùng tu được nghiên cứu, tham vấn kỹ lưỡng bởi Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cùng các chuyên gia đầu ngành.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog