VietTimes – Sau khi Việt Nam yêu cầu quân đội Trung Quốc tập trận không được xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng biện bạch.
Khu vực Quân đội Trung Quốc diễn tập đã lấn qua đường trung tuyến Vịnh Bắc Bộ kéo dài, sâu sang vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (Ảnh: @Duan Dang).
Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chiều ngày 8/3, ông Triệu Lập Kiên, Người phát ngôn của bộ này đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ. Một phóng viên nêu câu hỏi: “Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không được xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thông qua cuộc diễn trận quân sự. Người phát ngôn trả lời thế nào về việc này?”.
Triệu Lập Kiên nói: “Trung Quốc tiến hành hoạt động diễn tập quân sự ngay trước cửa nhà mình, điều này là hợp lý và hợp pháp, không có gì đáng trách”.
Một ngày trước đó, trước thông báo của Cục Hải sự (An toàn Hàng hải) Trung Quốc về việc tiến hành huấn luyện quân sự ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 7/3 cho biết Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, “Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không có các hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.”
Tàu cảnh sát biển Việt Nam theo dõi hoạt động của tàu Hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: Dwnews).
Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh đã tiến hành giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này. Việt Nam luôn theo sát mọi diễn biến trên Biển Đông và thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ngày 4/3, Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo hàng hải trên trang web chính thức của cơ quan này, thông báo Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự từ tối cùng ngày đến tối 15/3 và cung cấp tọa độ của các vùng biển liên quan, nằm gần giữa Tam Á, Hải Nam của Trung Quốc và Huế của Việt Nam. Thông báo yêu cầu các phương tiện "cấm đi vào" khu vực này.
Điều đáng lưu ý là cuộc tập trận diễn ra trong 12 ngày từ ngày 4/3 đến 15/3 này được tiến hành trong khu vực biển rộng lớn hình thang được nối liền bởi 5 địa điểm có tọa độ:
17-32.00N/108-16.00E
17-32.00N/109-22.00E
17-02.00N/109-22.00E
17-02.00N/108-30.00E
17-22.00N/108-16.00E
Khi nối các điểm tọa độ lại với nhau, người ta có thể thấy khu vực diễn ra cuộc tập trận lần này nằm ở vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà hai bên Việt Nam và Trung Quốc chưa có thoả thuận phân giới, có phần vượt qua trung tuyến kéo dài, lấn sang phía Việt Nam khoảng 30 km, chỉ cách thành phố Huế khoảng 110 km (61 hải lý).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (Ảnh:VNA).
Một nguồn tin theo dõi tình hình trên Biển Đông cho biết, trước đó, đêm 1/3, Cục Hải sự (An toàn hàng hải) tỉnh Hải Nam bất ngờ thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận tại một khu vực phía tây nam Tam Á từ 22 giờ ngày 1/3 đến 11 giờ ngày 2/3 (giờ Việt Nam). Thông báo được đưa ra chỉ 1 tiếng rưỡi trước khi cuộc tập trận bắt đầu.
Sau đó, đến chiều 4/3, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam tiếp tục đưa ra thông báo như đã đăng trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc, nói Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận ở khu vực rộng lớn lấn qua đường trung tuyến giả định ngoài cửa vịnh Bắc Bộ từ 17 giờ ngày 4/3 đến 17 giờ ngày 15/3 (giờ Việt Nam). Thông báo này cũng được phát đi không lâu trước khi cuộc tập trận bắt đầu.
Thông thường, với các cuộc tập trận dài ngày và ở khu vực rộng lớn như thế, các thông báo về an toàn hàng hải sẽ được đưa ra trước vài ngày. Việc các thông báo lần này được đưa ra gần như tức thời trước các cuộc tập trận cho thấy dường như chúng nằm ngoài kế hoạch.
Ông Triệu Lập Kiên: "Trung Quốc tiến hành hoạt động diễn tập quân sự ngay trước cửa nhà mình, điều này là hợp lý và hợp pháp..." (Ảnh: Xinhua).
Rõ ràng, phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên là sự biện bạch không có sức thuyết phục. Việc quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập trong khu vực biển rộng lớn này rõ ràng là hành động không hữu nghị, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm Thỏa thuận hai bên về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, kiểm soát bất đồng, không làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển.
Sau khi Việt Nam và Trung Quốc kí kết Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/10/2000; tính đến tháng 12/2021, Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ hai bên đã tiến hành 15 vòng đàm phán về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nhưng vẫn chưa đạt kết quả.
Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, được xác định theo các quy định của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 và hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật VN và luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaNếu phản ứng của VN và cộng đồng quốc tế, trước hết là ASEAN, không hiệu quả thì tiếp theo sẽ là các vùng biển thuộc những quốc gia khác như vùng Natuna của Indonesia, vùng biển của Brunei... Trung Quốc sẽ dần dần lấn tới và áp đặt chủ quyền phi lý của họ, tiến tới kiểm soát hoàn toàn Biển Đông rồi lấn sang các biển khác. Nguy cơ thương mại biển trên thế giới sẽ bị Trung Quốc chi phối, sự phát triển và nền hòa bình của thế giới sẽ bị đe dọa.
Trả lờiXóaViệt Nam nên hợp tác cùng các quốc gia bị đe dọa khác như Malaysia, Indonesia và Philippines để thu thập bằng chứng về những hành vi phi pháp của Trung Quốc rồi cùng có nỗ lực ứng phó chung.
Trả lờiXóaViệt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực vùng ngoài Vịnh Bắc Bộ đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Trả lờiXóaĐúng vậy! Việc làm của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại với luật biển quốc tế và những văn bản pháp lý quốc tế có liên quan. Đây hoàn toàn là động thái gây hấn, là chiêu trò quen thuộc của TQ từ trước đến nay. Chúng ta cần có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này và đề nghị TQ dừng ngay các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường hòa bình ổn định trong khu vực.
XóaViệt Nam luôn tôn trọng bình đẳng độc lập chủ quyền. Yêu cầu Trung quốc chấm dứt ngay những hoạt động gây mất an ninh khu vực cũng như tác động xấu đến mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước. Đừng để dẫn đến tình cảnh nước tràn bờ đê !!!
Trả lờiXóahành vi của Bắc Kinh đã vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại Tuyên bố ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC). Động thái của Trung Quốc là không có lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Trả lờiXóa