Chia sẻ

Tre Làng

Truy tố nguyên trụ trì chùa Phước Quang - Vĩnh Long vì lừa đảo chiếm đoạt gần 68 tỉ đồng

Phạm Văn Cung, nguyên trụ trì chùa Phước Quang, đã cùng 2 đối tượng khác lừa đảo 4 người, chiếm đoạt khoảng 67,7 tỉ đồng.

Ngày 2-3, theo nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động, VKSND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Phạm Văn Cung (40 tuổi; nguyên trụ trì chùa Phước Quang) và Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi; ngụ TP Vĩnh Long) cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, Phạm Văn Cung là tu sĩ từ năm 2005, có pháp danh Thích Phước Ngọc, tu tại chùa Phước Quang (tọa lạc tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).

Bị can Phạm Văn Cung. Ảnh: Công an Vĩnh Long

Đến tháng 9-2008, Phạm Văn Cung được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang. Cũng trong năm 2008, Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương (nuôi dạy trẻ mồ côi) được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. Đến tháng 11-2012, trung tâm đi vào hoạt động, Cung được giao làm giám đốc.

Trong thời gian tu tại chùa Phước Quang, Phạm Văn Cung đã quen biết Lê Nguyên Khoa (ngụ TP Cần Thơ) vì Khoa đến dự các dịp lễ chùa. Cung và Khoa thường xuyên liên lạc nhau, do đó khi Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương đi vào hoạt động, Cung đã bổ nhiệm Khoa làm thư ký giúp việc cho mình.

Trong quá trình làm trụ trì chùa Phước Quang và Giám đốc Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương, Cung tổ chức nhiều chương trình, sự kiện để tạo uy tín cho bản thân. Cung giới thiệu với các bị hại là quen với nhiều lãnh đạo cấp cao ở Trung ương; làm các video clip về hoạt động từ thiện của nhà chùa Phước Quang và Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương mà Cung là nhân vật chính thực hiện để đưa lên mạng xã hội. Thông qua đó, Cung quảng bá hình ảnh, tạo lòng tin cho nhiều người.

Lợi dụng danh nghĩa nhà chùa và Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương, Cung đã tìm cách liên hệ gặp nhiều người có điều kiện kinh tế. Qua đó, Cung giới thiệu về công việc từ thiện của mình và tự nêu lên hoàn cảnh, điều kiện khó khăn, vất vả trong việc nuôi dạy các cháu mồ côi nhằm làm cho họ cảm thông và trợ giúp. Cung còn chủ động dựng lên các sự kiện không có thật để được cho mượn tiền.

Cung cùng Khoa dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi lừa đảo. Ngoài ra, 2 đối tượng này còn lôi kéo Nguyễn Tuấn Sĩ để thực hiện hành vi phạm tội.

Tổng cộng, Cung đã vay tiền của 4 người hơn 77,7 tỉ đồng để chi xài cá nhân, dẫn đến không có khả năng thanh toán. Sau khi bị tố giác, Cung đã trả lại cho các bị hại gần 10 tỉ đồng. Như vậy, số tiền mà Cung còn chiếm đoạt là hơn 67,7 tỉ đồng.

Hiện nay, Lê Nguyên Khoa đang bị truy nã. Khi nào bắt được Khoa, lực lượng chức năng sẽ tiến hành điều tra, xử lý.

Vào tháng 9-2020, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thông báo gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố về việc cho hoàn tục đối với Thích Phước Ngọc.

Theo thông báo, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhận một số đơn tố giác ông Phạm Văn Cung đã ép buộc, lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn (kèm theo sao kê chuyển tiền từ ngân hàng tới tài khoản Phạm Văn Cung).

Sau quá trình xác minh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành cho trụ trì Thích Phước Ngọc hoàn tục và trở về gia thất. Đồng thời, thu hồi chứng điệp thọ giới, chứng nhận tăng ni và xóa danh bộ tăng ni đối với Thích Phước Ngọc.

C.Linh

11 nhận xét:

  1. Thầy chùa, đạo hạnh...chán không buồn nói. Cáo trạng cáo buộc từ năm 2015, do cần tiền tiêu xài và thanh toán các khoản nợ cá nhân, Phạm Văn Cung đã lợi dụng vào uy tín của nhà chùa và Trung tâm Suối nguồn tình thương, lợi dụng danh nghĩa sư trụ trì chùa Phước Quang… để tạo quy tín cho bản thân, cấu kết với Lê Nguyên Khoa dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo của nhiều người.Ngoài ra, Cung và Khoa còn lôi kéo bị can Nguyễn Tuấn Sĩ (ngụ Vĩnh Long) giúp sức cùng tham gia thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 600 triệu đồng trong việc cầm và chuộc ô tô để chiếm đoạt tiền của một người phụ nữ. “Vụ án này được các bị can thực hiện trong thời gian dài từ năm 2015 đến 2020 và trên nhiều địa bàn, trong đó có nhiều lần các bị can thực hiện tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”,

    Trả lờiXóa
  2. Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

    Trả lờiXóa
  4. Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH.

    Trả lờiXóa
  6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý.

    Trả lờiXóa
  7. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  9. Tại Việt Nam, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tôn giáo đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, có không ít người đã lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi trái đời, ngược đạo để trục lợi.

    Trả lờiXóa
  10. Pháp luật sẽ xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng nhằm trục lợi, đem về lợi ích vật chất không chính đáng cho cá nhân. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trả lờiXóa
  11. Bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi sai trái, đi ngược lại giáo lý Phật giáo của một số tăng ni, Phật tử các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức liên quan cần nhanh chóng triển khai chương trình hành động rộng khắp cảnh tỉnh xã hội, giúp người dân sáng suốt lựa chọn lối sống tích cực, hướng thiện, tự khẳng định giá trị đích thực của bản thân, giữ gìn hình ảnh lương thiện và một số giá trị đạo đức tốt đẹp mà Phật giáo hướng tới.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog