(VTC News) -
Chuyên gia giải thích hiện tượng âm tính giả, dương tính giả khi thực hiện test nhanh COVID-19.
Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), F0 tăng nhanh những ngày gần đây khiến người dân rơi vào trạng thái lo lắng quá và quá lạm dụng kit test xét nghiệm, đặc biệt là test nhanh.
Đặc điểm của test nhanh chính là độ nhạy nhưng đôi khi độ nhạy "không tốt lắm" dẫn đến tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả. Thực tế, nhiều người có biểu hiện bệnh rất rõ ràng như ho, sốt, đau người… nhưng khi sử dụng test nhanh kết quả âm tính, còn PCR là dương tính.
“Những trường hợp âm tính giả như vậy không hề thấp”, BS Phúc nói.
Nhiều người có biểu hiện bệnh rất rõ ràng nhưng khi sử dụng test nhanh kết quả âm tính, còn PCR là dương tính. (Ảnh minh họa)
Trường hợp dương tính giả xảy ra do một số nguyên nhân gây nhiễu như khi ai đó uống rượu, ăn hoa quả lên men…
BS Phúc chia sẻ, những người mắc COVID thường có tâm lý lo sợ không biết bệnh đã giảm chưa, nên họ làm test nhiều lần trong ngày. Họ nghĩ rằng, nếu vạch đậm lên có nghĩa là bệnh đang nặng, ngược lại, vạch mờ là bệnh nhẹ hơn.
“Đây là tư duy hoàn toàn sai vì việc lấy mẫu xét nghiệm có thể đúng hoặc sai kỹ thuật. Nếu lấy sai kỹ thuật có thể nhận kết quả âm tính giả. Vì vậy chỉ khi nào làm PCR người ta tính lượng virus thông qua chỉ số CT của PCR mới chính xác”, BS Phúc nói.
BS Trần Văn Phúc chia sẻ, với tốc độ lây nhiễm bệnh hiện nay có thể nhận định biến thể chủ đạo là Omicron. Với biến thể này, trên 95% các triệu chứng lâm sàng gần như không có và nếu có sẽ rất nhẹ. Như vậy, về cơ bản, bệnh nhân COVID-19 thường bệnh rất nhẹ, rất ít khi có những trường hợp nặng. Do đó, chúng ta không cần thiết phải lạm dụng quá về các vấn đề xét nghiệm.
Theo BS Phúc, người dân không nên làm test nhanh mang tính chất thường xuyên. Việc xét nghiệm hàng ngày để xem xem vạch mờ hay đậm, hay lôi cả nhà ra test là sự lãng phí không cần thiết.
Thời điểm lấy mẫu và cơ địa/tình trạng người bệnh lúc lấy mẫu rất quan trọng. trong giai đoạn cửa sổ sẽ cho kết quả âm tính giả vì cơ thể người làm xét nghiệm đã nhiễm virus nhưng cơ thể lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp cho kết quả dương tính giả. Nghĩa là thực tế người bệnh không bị nhiễm nhưng kết quả trả về lại là dương tính.
Trả lờiXóaTrong làn sóng dịch COVID-19, xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm RT-PCR đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người, nhiều địa phương đã triển khai hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà, nhiều trường hợp người dân tự đến các đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm để tự thực hiện xét nghiệm… Có nhiều nguyên nhân có thể khiến kết quả xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương" điều này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất là tâm lý hoang mang ở người bệnh.
Trả lờiXóa